Đảm bảo phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 43 - 44)

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc hội nhập trong đảm bảo quyền con người và pháp luật quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Các quốc gia ngày càng tăng cường tham gia xây dựng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người. Các điều ước này hiện đã trở thành tiêu chuẩn chung cho sự hợp tác quốc tế, là yêu cầu cho việc sự hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia.

Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, nhờ đó ngày càng tăng cường, nâng cao vị thế của đất nước trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và thế giới. Pháp luật là một lĩnh vực quan trọng mà Việt Nam hướng đến để hội nhập, trong đó Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế, cả song phương và đa phương về các vấn đề quyền con người, bao gồm nhiều điều ước trực tiếp đề cập đến việc bảo vệ quyền bình đẳng giới, tiêu biểu là Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979.

Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi tham gia các điều ước quốc tế là pháp luật quốc gia phải sửa đổi để phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia, hoặc chí ít, các quy định của điều ước quốc tế sẽ loại trừ các quy định của pháp luật quốc gia có nội dung trái với nó. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi pháp luật quốc gia nói chung, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh

37

vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)