ý kiến đóng góp thiết thực từ phía nhân dân, làm dân chủ hóa việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các hình thức phát huy dân chủ trong hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình nói riêng vẫn còn nhiều bất cập như cơ chế tiếp thu ý kiến còn mang tính chủ quan, việc tiếp cận đóng góp ý kiến của nhân dân đối với các dự án luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự hạn chế về tin học và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin là trở ngại lớn nhất… Chính vì vậy, trong thời gian tới, đối với dự án luật, trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình cần triển khai lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến ngay tại xã, phường, thị trấn. Tiến tới, chúng ta cần phải tin học hóa, việc đóng góp ý kiến dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật cần bố trí các máy tính có kết nối và tạo điểm truy cập ngay tại cấp xã để nhân dân thuận tiện trong việc đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình quy định của pháp luật bình đẳng giới trong các lĩnh vực này hiện nay là một công việc hết sức cần thiết và không thể thiếu. Một hệ thống pháp luật muốn phát huy tốt hiệu lực thì không thể không coi trọng công tác rà soát và hệ thống các văn bản hiện có.