Quyền hiểu một cách giản dị nhất là việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản. Trong giới hạn quyền, con người được tự do hành động. Một người có quyền được hiểu là có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện hành vi trong mức độ được quy định với quyền đó. Quyền được quy định trong các quy tắc xử sự khuôn mẫu được ban hành trong pháp luật, tập quán, giáo lý… Đặc biệt, trong xã hội có nhà nước, pháp luật là quy tắc xử sự cơ bản của xã hội, các quyền được quy định một cách rõ ràng và có cơ chế thực hiện, bảo đảm thực hiện.
Trong mỗi giai đoa ̣n phát triển của xã hô ̣i loài người , tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội , truyền thống dân tô ̣c… mà nh ận thức về quyền bình đẳng nam nữ có những quan điểm khác nhau.
Quan điểm về quyền bình đẳng giới hình thức, theo đó, phụ nữ hay nam giới đều là những chủ thể bình đẳng trong các quan hệ pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ pháp lí ngang nhau. Mặc dù quan điểm này chứa đựng tư
24
tưởng tiến bộ nhưng chưa tính đến yếu tố ha ̣n chế của phu ̣ nữ như sức khỏe , bổn phâ ̣n làm me ̣, làm vợ…Vì vậy, nó vẫn dẫn đến sự bất bình đẳng nam nữ , nhất là sự bóc lột về kinh tế đối với phụ nữ . Sự yếu thế và chịu gánh nặng về sinh con, chăm con, người phu ̣ nữ phải chi ̣u thiê ̣t thòi rất lớn so với đàn ông trên mo ̣i lĩnh vực . Có thể thấy, quan điểm về quyền bình đẳng giới hình thức còn phiến diện một chiều . Theo P.Ăng-ghen, pháp luật tư sản chưa có những chế định để giải quyết cái mâu thuẫn: “…khiến cho người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình, lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không có một thu nhập nào cả; nếu họ muốn tham gia vào lao động xã hội và kiếm sống một cách độc lập , thì họ lại không có điều kiện để làm tròn nhiệm vụ gia đình và điều đó mang lại cho người đàn ông một đi ̣a vi ̣ thống tri ̣ mà không cần có một đặc quyền pháp luật nào cả.”
Quan điểm phụ nữ yếu hơn đàn ông về thể chất nên để thực hiện quyền bình đẳng giới, cần “miễn” cho phụ nữ tham gia vào một số lĩnh vực được coi là không thích hợp với đặc trưng của phụ nữ. Về bản chất, quan điểm này là sự hạn chế trá hình các quyền và cơ hội phát triển của phụ nữ. Trên thực tế, nó thừa nhận sự bất bình đẳng với phụ nữ là “hợp lí”, xuất phát từ đặc thù giới tính của họ.
Quan điểm về quyền bình đẳng giới thực chất, thừa nhận sự yếu thế của người phụ nữ nhưng lại không coi đó là cơ sở để đặt phụ nữ vào địa vị phụ thuộc nam giới mà ngược lại, là để đưa phụ nữ thoát khỏi tình trạng phụ thuộc. Do đó, bên cạnh việc quy định những quyền và nghĩa vụ chung, bình đẳng cho cả nam và nữ, pháp luật còn xác định những đặc quyền chỉ áp dụng cho phụ nữ nhằm bù đắp cho phụ nữ những thiệt thòi , đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với đàn ông trong các quan hệ xã hội , bảo đảm cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội và hưởng thụ các quyền ở các lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng một cách bình đẳng như nam giới. Như vâ ̣y, quyền bình đẳng giới không có nghĩa
25
là thay đổi vai trò giới một cách máy móc theo kiểu những gì phụ nữ phải làm thì đổi cho nam giới và ngược lại , hoặc đi đến chủ nghĩa bình quân giữa nam và nữ để chia nhau những cơ hội , lợi ích…Bình đẳng giới đòi hỏi sự công bằng, sự nhâ ̣n biết và đánh giá đúng những mă ̣t ma ̣nh , mă ̣t yếu của mỗi giới để từ đó có các quy định pháp luật và biện pháp bảo đảm thực hiện cho phù hợp.
Hiê ̣n nay, trong hê ̣ thống pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , khái niệm về bình đẳng giới – mô ̣t quyền cơ bản của con người đã được chính thức quy đi ̣nh trong Luâ ̣t bình đẳng giới năm 2006: “Bình đẳng giới là viê ̣c nam , nữ có vi ̣ trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiê ̣n và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển cộng đồng , của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”(Khoản 3. Điều 5). Như vâ ̣y chúng ta có thể khẳng đi ̣nh chắc chắn rằng phu ̣ nữ và nam giới có quyền bình đẳng với nhau trong mọi mối quan hê ̣ và trên các lĩnh vực như chính tri ̣ , y tế, giáo dục, văn hóa – tư tưởng, dân sự, hôn nhân và gia đình . Tuy nhiên, xuất phát từ đă ̣c điểm sinh học và các quan hệ xã hội mang tính truyền thống của phụ nữ là th iê ̣t thòi hơn so với nam giới nên để đa ̣t được quyền bình đẳng giới thực sự cần phải có chính sách ưu đãi , tạo điều kiện , khuyến khích trong từng trường hợp , hoàn cảnh cụ thể.
Từ quyền bình đẳng giới hình thức đến quyền bình đẳng giới thực chất là quá trình phát triển trong nhận thức nhân loại về vấn đề này . Việt Nam đã và đang tiếp cận, triển khai thực hiện quyền bình đẳng giới thực chất trên mọi phương diện từ quy đi ̣nh pháp luâ ̣t đến thực tiễn . Điều này dẫn đến nhu cầu tất yếu là cần thay đổi suy nghĩ theo hướng phải đảm bảo nhìn nhận đúng vai trò của mỗi giới, tránh sự nhận thức thiên lệch dẫn đến sự đối xử, tác động không công bằng đối với mỗi giới. Quyền bình đẳng giới không chỉ là việc
26
yêu cầu mà đó là lợi ích cần phải được hưởng của mỗi chúng ta, cho dù chúng ta ở những giới khác nhau.
1.2.2. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình đình
Khái niệm “lĩnh vực” được hiểu là phạm vi rộng lớn của hoạt động, của nghiên cứu. Lĩnh vực là nhóm các hoạt động mang tính bao quát rộng lớn, mức độ khái quát lớn hơn các ngành rất nhiều. Tùy thuộc vào tiêu chí phân chia sẽ có những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, để phân chia thế giới tự nhiên và xã hội con người có lĩnh vực tự nhiên, lĩnh vực xã hội. Để phân chia nhóm các hoạt động kinh tế có lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực phân phối… Để phân chia các hoạt động theo lĩnh vực pháp luật quản lý nhà nước có lĩnh vực hành chính, lĩnh vực dân sự, lĩnh vực hình sự, lĩnh vực thương mại…
Khái niệm “dân sự” được hiểu là các nhóm quan hệ về tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản của con người. Dân sự gắn với tài sản và danh dự, nhân phẩm, uy tín, hình ảnh… của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách nhiệm của những người tham gia quan hệ đó. Nam giới và nữ giới đều có quyền và nghĩa vụ tham gia các quan hệ dân sự. Đặc trưng của các quan hệ dân sự là bình đẳng và tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, do đó, phải đảm bảo bình đẳng giới khi tham gia các quan hệ dân sự.
Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực dân sự, đó là việc nam giới và nữ giới được pháp luật bảo đảm sự bình đẳng về mặt pháp lý trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản, dựa trên trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện và trách nhiệm của những chủ thể tham gia quan hệ đó.
27
Tương tự, lĩnh vực hôn nhân và gia đình có phạm vi rộng lớn, bao hàm các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trên cơ sở hôn nhân và huyết thống, nuôi dưỡng về mặt pháp lý, ví dụ như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền thừa kế của con cái đối với di sản của cha mẹ. Hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực phổ biến diễn ra bất bình đẳng giới, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Trong lĩnh vực này, nam giới thường được xem trọng và nữ giới bị khinh rẻ, bị đối xử tệ bạc, đặc biệt là vấn đề thừa kế, tham gia quyết định các vấn đề của gia đình. Vì vậy, bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một yêu cầu của xã hội hiện đại, tiến bộ và dân chủ. Trong lĩnh vực này, cần bảo đảm quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng, trẻ em nam và trẻ em nữ, con gái và con trai.
Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ và chồng, cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc. Đặc biệt, việc nội trợ là hết sức vất vả, tiêu hao nhiều thời gian và sức lực, do đó không chỉ người phụ nữ làm mà đòi hỏi phải có sự tham gia, chia sẻ của chồng và của các thành viên khác.
Như vậy, có thể hiểu bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là quyền được pháp luật bảo hộ và đảm bảo đối xử công bằng giữa vợ với chồng, con gái và con trai trong các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong gia đình.
Lịch sử loài người đã trải qua giai đoạn mà địa vị của người phụ nữ được tôn vinh, người phụ nữ có nhiều quyền hành và địa vị “vinh dự” hơn người đàn ông. Giai đoạn ấy, theo Ph. Ăngghen là giai đoạn của chế độ “mẫu quyền”. Ở chế độ này, người đàn bà có vai trò và địa vị quan trọng trong gia
28
đình. Đứa con sinh ra được xác định theo dòng họ mẹ, người mẹ được quyết định vấn đề thừa kế tài sản, vì thế quyền lực trong gia đình thuộc về người phụ nữ.
Chế độ mẫu hệ tồn tại trong thời kỳ đầu, khi loài người sống chủ yếu bằng hái lượm, tổ chức xã hội chưa chặt chẽ - trong bối cảnh đó vai trò của người phụ nữ chiếm ưu thế trong cộng đồng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công cụ sản xuất và trình độ quản lý xã hội, loài người chuyển sang canh tác, chăn nuôi – những công việc đòi hỏi sức khoẻ và vì thế làm tăng vai trò của đàn ông. Của cải làm ra nhiều hơn dẫn tới hiện tượng chiếm hữu, đầu tiên là về vật chất, sau đó đến trẻ em. Chế độ mẫu quyền vì thế dần dần bị thay đổi và thay vào đó là chế độ phụ quyền. Dưới chế độ này, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội thấp hơn nam giới một cách rõ rệt, sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở khắp mọi nơi, là trở ngại lớn cho việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới vào đời sống chính trị- xã hội và gia đình. Như vậy, sự bất bình đẳng giữa đàn ông và đàn bà đã xảy ra ngay từ đầu, diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và kéo dài trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người cho đến hiện nay.
Ở Việt Nam, trong các gia đình, do ảnh hưởng của Nho giáo phong kiến lâu đời, tư tưởng bất bình đẳng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của tất cả mọi người. Chữ “tam tòng tứ đức” của nền luân lý phong kiến được giai cấp thống trị coi như “khuôn vàng thước ngọc” để đo phẩm chất của người phụ nữ. Tư tưởng này là xiềng xích trói chặt người phụ nữ vào người đàn ông. Bởi vậy, người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến Việt Nam, xét ở bình diện chung, không được hưởng sự bình đẳng với nam giới. Pháp luật phong kiến đã buộc người phụ nữ phải lệ thuộc vào người chồng, người phụ nữ có chồng gần như ở vào vị thế của người chưa thành niên, không có năng lực hành vi dân sự, cho nên làm việc gì cũng phải “xin phép chồng”. Sự phân biệt đối xử
29
về mặt pháp luật đã đẩy người phụ nữ trong xã hội phong kiến trở thành nạn nhân của những phong tục cổ hủ, lạc hậu. Đây là nguyên nhân gây nên nhiều nỗi bất hạnh cho người phụ nữ. Chính vì lẽ đó, cần phải đấu tranh để bảo đảm bình đẳng giới trong các quan hệ hôn nhân, gia đình.