10. Bố cục luận văn
1.6.7. Hiện trạng kiểm tra đánhgiá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông hiện nay
hiện nay
Để có thêm những kết luận mang tính xác thực, định lượng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình KTĐG trong dạy học LV tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Nội dung xoay quanh một số vấn đề như: nhận thức của GV và HS THPT về mục đích, lĩnh vực, chủ thể, công cụ KTĐG trong dạy học LV; tình hình KTĐG quá trình (trong một bài dạy tạo lập văn bản), tổng kết (bài viết 1 tiết trở lên),... Nội dung khảo sát, xem phụ lục số 3.1, 3.2. Đối tượng khảo sát gồm GV dạy Ngữ văn THPT, HS lớp 10,11,12 hệ THPT. Số lượng: 270 (135 GV, 135 HS).
Kết quả khảo sát chung
Nội dung GV (135) HS (135)
SL % SL %
1. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá của phân môn Làm văn trong nhà trường phổ thông là nhằm:
Đánh giá, ghi điểm số, xếp loại chất lượng học tập môn Ngữ văn của HS.
47 34,8 91 67,4
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS.
40 29,6 34 25,5 Đánh giá, phản hồi thường xuyên về năng lực tạo lập
văn bản và một số năng lực khác trong suốt quá trình dạy học làm văn.
16 11,9 7 5,2
Cả 3 mục đích trên. 32 23,7 3 2,2
2. Trong quá trình tiến hành một bài dạy học làm văn, GV là người:
Là người duy nhất kiểm tra, nhận xét, đánh giá năng lực của HS.
0 0 96 71,7
Thỉnh thoảng yêu cầu HS tự đánh giá năng lực của mình và đánh giá năng lực của các bạn cùng nhóm, khác nhóm trong lớp bên cạnh đánh giá của GV.
113 83,7 34 25,2
Thường xuyên kết hợp song song đánh giá của GV, tự đánh giá của HS và HS đánh giá ngang hàng lẫn nhau.
Nội dung GV (135) HS (135)
SL % SL %
3. Theo em, trong những giờ luyện tập, thực hành tạo lập văn bản; kiểm tra đánh giá, trả bài viết định kì phân môn làm văn, ai là người cần có quyền được tham gia hoạt động nhận xét, đánh giá và mức độ quan trọng ra sao ?
Giáo viên - Rất quan trọng 103 76,3 Giáo viên - Không quan trọng 0 0 Học sinh - Quan trọng 30 22,2 Học sinh - Không quan trọng 2 1,5
4. Em có thích được GV hướng dẫn cách tự đánh giá bài viết định kì của mình và đánh giá, đối chiếu với bài viết của các bạn cùng lớp không ?
Có 135 100
Không 0 0
5. Lĩnh vực nào của HS cần được quan tâm đánh giá trong khi dạy học làm văn ở nhà trường phổ thông ?
Sự hiểu biết về một số kiểu văn bản được qui định dạy học trong nhà trường phổ thông.
10 7,4 34 25,2 Kĩ năng tạo lập kiểu văn bản nói, viết 20 14,8 70 51,9 Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm, tinh thần,
thái độ học tập
7 5,2 11 8,1
Tất cả các lĩnh vực trên 98 72,6 20 14,8
6. Để KTĐG năng lực tạo lập văn bản của HS, GV thường dùng công cụ:
Đáp án, hướng dẫn chấm điểm truyền thống do thầy (cô) soạn hoặc được ban hành từ Sở, Bộ GDĐT.
135 100
Bảng tiêu chí đánh giá, Bảng hướng dẫn chấm (bảng Rubric theo hướng dẫn của Bộ tại công văn
8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010,về Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra).
0 0
Bảng danh mục kiểm tra (bảng Checklist). 0 0 Cả ba công cụ trên. 0 0
Nội dung GV (135) HS (135)
SL % SL %
khi yêu cầu HS tiến hành một hoạt động tạo lập văn bản không ?
Có 17 12,6
Có nhưng ít khi 118 87,4 122 90,4 Chưa bao giờ 0 0 13 9,6
8. Để tiến hành đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS, GV thường xuyên dùng phương pháp đánh giá Loại viết 105 77,8 94 69,6 Quan sát 19 14,1 32 23,7 Phỏng vấn 0 0 0 0 Cả ba loại trên 0 0 0 0 Phương pháp khác 11 8,1 9 6,7
Kết quả khảo sát khác: Trong giờ trả bài viết định kì, GV của các em tiến hành các
hoạt động này như thế nào ?
Hoạt động Mức độ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ thực hiện SL % SL % SL %
Đánh giá, nhận xét bài viết cho HS
100 74,1
Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết 116 85,9 Yêu cầu HS đánh giá bài viết của
bạn cùng lớp
135 100
Yêu cầu HS sửa bài viết và có theo dõi việc thực hiện của HS
135 100
Lấy giờ trả bài viết để dạy bài tiết trước chưa xong
20 14,8
Hoạt động Mức độ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ thực hiện SL % SL % SL % Động viên, khích lệ HS 20 14,8 Chỉ đọc điểm, vô điểm vào sổ 14 10,4
Nhận xét:
Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình KTĐG trong dạy học LV tại một số trường THPT ở Ninh Thuận cho thấy:
Phần lớn HS quan tâm nhiều đến điểm số của bài kiểm tra (67,4%). GV chưa chú ý đến hoạt động phản hồi nhiều kĩ năng khác bên cạnh kĩ năng LV cho HS. Đa số họ cũng chỉ quan tâm đánh giá đến kĩ năng viết và chất lượng bài viết định kì để xếp loại HS (64,4 %). Thực tiễn nhận thức của GV, HS về KTĐG trong LV hiện nay nhìn chung vẫn: “chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy học và mục đích của KTĐG chủ yếu là để phục vụ quản lí xếp loại HS, xét lên lớp, quản lí như xếp loại HS, xét lên lớp,…Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho HS và GV về quá trình dạy học của KTĐG hầu như luôn bị bỏ qua…” [1].
Không ít GV vẫn có xu hướng giữ lại tất cả quyền sở hữu trong quá trình KTĐG kết quả LV. Khâu KTĐG trong phân môn LV hiện nay vẫn là sự độc quyền của GV. HS cho rằng GV chiếm 71,7% trong vai trò là người đánh giá các em.Trong khi đó, GV cũng cho rằng thỉnh thoảng họ mới để cho HS tham gia với vai trò là người đánh giá bên cạnh GV
(83,7%). Việc tự KTĐG và đánh giá lẫn nhau (đánh giá ngang hàng) ở HS nhằm hình thành
năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản cho HS chưa được chú ý đúng mức. Như vậy, “quyền sở hữu của quá trình đánh giá và học tập” [50] của HS trong dạy học LV chưa được thực thi đúng mức.
Nhiều công cụ đánh giá của GV chưa thật sự bám sát chuẩn. GV chưa biết cụ thể hóa các chuẩn phân môn LV thành từng tiêu chí cụ thể để đánh giá, chưa chú ý đến việc công bố các tiêu chí KTĐG cho HS trước khi tiến hành một khóa học, một nhiệm vụ (qua khảo sát
chiếm 87,4%). Đa số phương pháp, công cụ KTĐG trong dạy học LV được thực hiện một
cách hình thức, đơn điệu. GV kiểm tra thường xuyên, định kì bằng đề tự luận hơn là kết hợp đa dạng các phương pháp KTĐG. Theo kết quả khảo sát, GV cho biết: có tới 77,8 %
phương pháp đánh giá bằng loại viết được họ sử dụng trong KTĐG LV, đánh giá bằng quan sát (14,1%) và các loại đánh giá khác (8,1%), đánh giá bằng Rubric, Checklist chưa từng được sử dụng. Chưa kể, trong quá trình một bài dạy LV, khi có hoạt động luyện tập, thực hành, GV đánh giá chủ yếu bằng quan sát thông thường, bằng lời, bằng trí nhớ. GV chưa chú ý thiết kế công cụ để giúp chính mình, HS xác định tiêu chí cũng như hỗ trợ việc ghi chép, lưu lại việc hoàn thành các tiêu chí KTĐG của hoạt động thực hành luyện tập đó.
Hầu hết GV và HS có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của thái độ, hành vi, năng lực hợp tác và các năng lực thực khác của HS trong LV. GV cho rằng mức độ quan trọng cần kiểm tra chỉ chiếm 5,2%, còn HS là 8,1%.
Trong hình thức đánh giá chủ đạo của phân môn LV, đánh giá tổng kết (viết bài viết 1 tiết trở lên), HS đã cho rằng: việc GV yêu cầu HS đánh giá ngang hàng bài làm của bạn không được tiến hành thường xuyên. GV lấy giờ trả bài viết để dạy bài tiết trước chưa xong là
14,8%; la mắng, trừng phạt HS 7,4%; đọc điểm, vô điểm: 10,4%,…Mặc dù đây là những
đánh giá từ một phía HS nhưng chúng tôi cho rằng đó là những con số tương đối thực về tình hình KTĐG trong dạy học LV hiện nay ở trường phổ thông. Vậy nên, đẩy mạnh đổi mới hoạt động KTĐG trong dạy học LV là điều cần phải tiếp tục được tiến hành mà việc vận dụng Rubric, Checklist theo chúng tôi là một trong nhiều cách có thể giải quyết được hiện trạng trên.
Tóm tắt chương 1:
Trong chương 1, chúng tôi lần lượt trình bày kết quả nghiên cứu một số cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: một số khái niệm có liên quan đến đánh giá trong dạy học, đặc biệt là khái niệm đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, công cụ đánh giá Rubric, Checklist, KTĐG trong dạy học LV; thu thập một số thông tin về hoạt động KTĐG LV tại một số trường THPT ở Ninh Thuận. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã tìm hiểu, trong chương 2, chúng tôi sẽ đi đến nghiên cứu, vận dụng Rubric và Checklist vào KTĐG trong dạy học LV ở trường phổ thông.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG RUBRIC VÀ CHECKLIST VÀO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG