Kết quả thực nghiệm bài số 1“Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”

Một phần của tài liệu vận dụng rubric và checklist vào kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông (Trang 98 - 105)

10. Bố cục luận văn

3.3.1.Kết quả thực nghiệm bài số 1“Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”

Đối với bài thực nghiệm số 1, để đánh giá hiệu quả áp dụng công cụ Rubric và Checklist vào KTĐG LV, chúng tôi tiến hành bằng phương pháp: tự đánh giá của GV dạy và GV dự giờ thực nghiệm, kết hợp với tự đánh giá của HS qua phiếu khảo sát (Xem phụ lục số 7.1,7.2, 7.3, 7.4). Dưới đây là các kết quả thu thập được:

Kết quả số 1: Đánh giá về thiết kế giáo án thực nghiệm, quá trình dạy và kết quả chung về giờ dạy thực nghiệm số 1

Bảng 3.5. Tổng hợp đánh giá, nhận xét của giáo viên, học sinh về bài dạy thực nghiệm số 1

Nội dung GV (9) HS (34)

SL % SL %

* Đánh giá về thiết kế giáo án bài thực nghiệm số 1

- Xếp loại Tốt 8 88,9 - Xếp loại Khá 1 11,1 - Xếp loại TB 0 0 - Xếp loại Yếu 0 0

1. Đánh giá về HS trong giờ học thực nghiệm số 1:

- Tham gia hoạt động thực hành và kiểm tra đánh

giá nhiệt tình. 9 100 34 100 - Thích thú, hứng khởi với việc được tham gia xây

dựng các tiêu chí đánh giá trong giờ học. 9 100 34 100 - Biết cách sử dụng Rubric và Checklist để KTĐG

qua sự hướng dẫn của GV. 9 100 34 100

2. Đánh giá về GV trong giờ dạy học thực nghiệm số 1:

- Có sự tôn trọng ý kiến của HS khi các em xây phát

biểu. 9 100 34 100 - Có những hướng dẫn cần thiết cho việc tạo

Rubric, Checklist lần đầu tiên đối với HS. 9 100 34 100 - Có quan sát, đánh giá, quản lí các nhóm HS khi

thảo luận. 9 100 34 100 - Có điều chỉnh định hướng lại cho HS trong quá

trình đánh giá nhóm khác. 9 100 34 100

3. Đánh giá về lợi ích mang lại của việc vận dụng Rubric và Checklist trong bài thực nghiệm số 1

- Giúp việc kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS trở nên khoa học, công khai, khách quan, công bằng.

Nội dung GV (9) HS (34)

SL % SL %

- Giúp GV có công cụ để theo dõi sự tiến bộ của HS

trong quá trình luyện tập khả năng tạo lập văn bản. 9 100 34 100 - Giúp GV có những minh chứng để trình bày cho

các nhà quản lí giáo dục, cha mẹ HS, HS về năng lực tạo lập văn bản của HS.

9 100 34 100

- HS tích cực, chủ động hơn trong học tập; được tạo điều kiện phát triển năng lực tạo lập văn bản, năng lực tự đánh giá, kĩ năng tư duy bậc cao,...

9 100 34 100

- HS cũng được rèn luyện và phát triển một số kĩ năng xã hội như: tương tác nhóm, lắng nghe phản hồi tích cực, nâng cao năng lực giao tiếp,…

9 100 34 100

4. Có nên tiếp tục sử dụng những công cụ đánh giá Rubric và Checklist trong quá trình KTĐG phân môn làm văn ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 100 34 100

5. Qua bài học, HS bước đầu có biết cách thực hiện

phỏng vấn và trả lời phỏng vấn không? 9 100 34 100

6. Kết quả giờ dạy xếp loại Tốt 8 88,9

7. Kết quả giờ dạy xếp loại Khá 1 11,1

8. Kết quả giờ dạy xếp loại TB 0 0 9. Kết quả giờ dạy xếp loại Yếu 0 0

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp 3.5, chúng tôi nhận thấy:

Về thiết kế giáo án bài thực nghiệm số 1: có 8/9 (88,8%) GV trong tổ Ngữ văn của trường THPT chuyên Lê Quí Đôn xếp loại Tốt, 1/9 (11,1%) GV xếp loại khá. Điều này cho thấy thiết kế giáo án bài thực nghiệm “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn” rất có tính khả thi trong thực tế.

Về HS trong giờ học thực nghiệm số 1: 100% GV dạy, GV dự giờ, HS tham gia học thực nghiệm đều đánh giá: HS tham gia hoạt động thực hành và kiểm tra đánh giá nhiệt tình, thích thú, hứng khởi với việc được tham gia xây dựng các tiêu chí đánh giá trong giờ học, biết cách sử dụng Rubric và Checklist để KTĐG qua sự hướng dẫn của GV. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định đa số HS tham gia học thực nghiệm biết cách tự đánh giá và đánh giá

ngang hàng trong giờ thực hành tạo lập văn bản ở nhà trường THPT bằng công cụ Rubric, Checklist

Về GV trong giờ dạy học thực nghiệm số 1: 100% GV dạy, GV dự giờ, HS tham gia học thực nghiệm đều đánh giá: GV dạy thực nghiệm có những hướng dẫn cần thiết cho việc tạo Rubric, Checklist lần đầu tiên đối với HS; có quan sát, đánh giá, quản lí các nhóm HS khi thảo luận; có điều chỉnh định hướng lại cho HS trong quá trình đánh giá nhóm khác. Kết quả này cho thấy, GV dạy thực nghiệm đã tiếp cận nhanh và đúng với việc KTĐG trong dạy học LV bằng Rubric, Checklist. Điều đó còn giúp chúng tôi đi đến một nhận định đó là: Việc vận dụng Rubric và Checklist vào đánh giá quá trình trong dạy học LV ở trường phổ thông là điều có khả năng thực hiện đối với GV phổ thông hiện nay.

Về lợi ích mang lại của việc vận dụng Rubric và Checklist trong bài thực nghiệm số

1: 100% GV dạy, GV dự giờ và HS tham gia thực nghiệm đều khẳng định rằng: Rubric và Checklist đã giúp việc KTĐG năng lực tạo lập văn bản của HS trở nên khoa học, công khai, khách quan, công bằng; Giúp GV có công cụ để theo dõi sự tiến bộ của HS trong quá trình luyện tập khả năng tạo lập văn bản; giúp GV có những minh chứng để trình bày cho các nhà quản lí giáo dục, cha mẹ HS, HS về năng lực tạo lập văn bản của HS; HS tích cực, chủ động hơn trong học tập, được tạo điều kiện phát triển năng lực tạo lập văn bản, năng lực tự đánh giá, kĩ năng tư duy bậc cao; HS cũng được rèn luyện và phát triển một số kĩ năng xã hội như: tương tác nhóm, lắng nghe phản hồi tích cực, nâng cao năng lực giao tiếp,…

Về việc “Có nên tiếp tục sử dụng những công cụ đánh giá Rubric và Checklist trong

quá trình KTĐG phân môn làm văn ?”: 100% GV, HS được tham gia khảo sát đã đề nghị nên dùng hai công cụ này. Tuy chỉ khảo sát được trong phạm vi nhỏ, số lượng ít nhưng chúng tôi có thể khẳng định rằng nếu được phổ biến, tập huấn rộng rãi về việc sử dụng hai công cụ này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc KTĐG của GV và HS trong dạy học LV ở trường THPT hiện nay.

Về kết quả áp dụng Rubric và Checklist vào bài dạy thực nghiệm số 1, qua khảo sát cho thấy: 100 % GV và HS đánh giá rằng các em đều biết cách thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Kết quả giờ dạy xếp loại Tốt: 8/9 (88,9%), 1/9(11,1%) xếp loại khá. Điều đó đã khẳng định mục tiêu giờ dạy học cơ bản đã được đảm bảo.

Kết quả số 2: Đánh giá đối chiếu giờ dạy thực nghiệm số 1 so với lớp đối chứng. Số lượng GV tham gia đánh giá :(9/9).

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả so sánh đối chiếu giữa giờ dạy đối chứng và giờ dạy thực nghiệm số 1 “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”

Một số chuẩn và tiêu chí so sánh Giờ dạy đối chứng Giờ dạy thực nghiệm SL % SL %

1. Phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học:

- Có áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, tích

cực để phát huy vai trò trung tâm của HS. 9 100 9 100 - Sử dụng phương pháp truyền thống. 9 100 0 0 - Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tiện ích, giúp

phát huy tính tích cực HS, tăng hiệu quả giờ dạy. 0 0 9 100 - Có chuẩn bị một số công cụ dạy học khác để hỗ trợ giờ

dạy học. 0 0 9 100

2. Công cụ, hình thức, phương pháp kiểm tra đánh

giá:

- Có tính chất khoa học, khách quan (xuất phát từ chuẩn

KTKN, tiêu chí hóa để KTĐG). 0 0 9 100 - Công bằng, nhất quán (Các nhóm HS, HS được đánh

giá trên một chuẩn và bảng tiêu chí nhất định; có chú ý đặc điểm riêng của từng đối tượng).

0 0 9 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công khai (HS được biết đến các tiêu chí đánh giá của GV, của các nhóm và được tham gia để tự đánh giá và đánh giá ngang hàng).

0 0 9 100

- Có tiến hành đánh giá đồng loạt các lĩnh vực như: Kiến thức, kĩ năng liên quan đến bài học (giao tiếp, hợp tác, phân tích, so sánh, tự đánh giá, đánh giá ngang hàng,….); thái độ học tập nhóm ở nhà và trên lớp cũng như một số kĩ năng khác (nhận xét, quan sát, cách đánh giá người khác,…)

0 0 9 100

Một số chuẩn và tiêu chí so sánh Giờ dạy đối chứng Giờ dạy thực nghiệm SL % SL %

giá ngang hàng để giúp HS phát triển một số năng lực. - GV chủ yếu là người thực hiện đánh giá, phán xét học

sinh. 0 0 0 0

- HS được thực hiện hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngang hàng có hướng dẫn của GV về cách lập tiêu chí đánh giá, cách đánh giá, nhận xét.

9 100

- GV có công cụ để theo dõi, đánh giá hoạt động thực

hành của HS trong quá trình dạy học. 9 100 - GV đánh giá qua quan sát thông thường không có công

cụ hỗ trợlưu lại kết quả hoạt động của HS. 9 100

- Công cụ, phương pháp, hình thức đánh giá phong phú. 0 0 9 100 - Công cụ, phương pháp, hình thức đánh giá đơn điệu. 9 100

3. Hoạt động của GV và HS

- GV tôn trọng ý kiến và chấp nhận sự khác biệt, sáng tạo của HS, trong hoạt động đánh giá; đồng thời GV biết định hướng để HS phát triển các năng lực một cách đúng đắn trong khi kiểm tra, đánh giá.

9 100 9 100

- HS tích cực tham gia hoạt động thực hành. 7 77,7 9 100 - HS biết tự đánh giá và đánh giá ngang hàng một cách

tự tin, chủ động dựa trên những tiêu chí có sẵn. 0 0 9 100

4. Đánh giá chung

- Giờ dạy học hấp dẫn, thú vị, nhiều điểm mới lạ (nhất là về công cụ, hình thức phương pháp, kĩ thuật, KTĐG), hiệu quả giờ dạy học biểu hiện rõ ràng.

0 0 9 100

- Giờ học đơn điệu, quen thuộc, ít có yếu tố mới nhất là

trong hoạt động KTĐG. 9 100 0 0

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.6 cho thấy, giờ dạy học thực nghiệm có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học và KTĐG trong giờ đối chứng. Giờ dạy thực nghiệm có nhiều điểm mới lạ nhất là về công cụ, hình thức phương pháp, kĩ thuật, KTĐG, hiệu quả giờ dạy học biểu hiện rõ ràng (Xem thêm minh chứng trong CD đính kèm luận văn, theo địa chỉ folder số 2/video số 1 và folder số 3/video 2,3,4,5).

Kết quả số 3: Những ý kiến khác về giờ dạy thực nghiệm số 1

Với GV, chúng tôi phỏng vấn bằng phiếu khảo sát (xem phụ lục số 7.1) bằng hai câu hỏi, dưới đây là kết quả tổng hợp:

Câu hỏi 1. Đối với giờ dạy thực nghiệm này, thầy (cô) thấy có thể học hỏi ở điểm nào ?

- Biết thêm công cụ đánh giá bằng Rubric và Checklist. - Về cách sử dụng Rubric và Checklist.

- Có tiêu chí đánh giá rõ ràng ngay từ đầu cho cả GV và HS.

- HS đánh giá được hoạt động thực hành của mình của bạn qua Rubric, Checklist. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Rubric và Checklist kiểm tra năng lực tự đánh giá của HS tốt cũng như tạo điều kiện phát triển khả năng tự trình bày của HS.

- Học hỏi được phương pháp HS tự đánh giá và đánh giá ngang hàng. - Biết cách để giúp HS phát triển năng lực tự đánh giá.

- Cách tổ chức lớp học tích cực của GV, phương pháp dạy học hiện đại kết hợp nhiều kênh thông tin khác nhau nhau kiểm tra đánh giá LV.

Câu hỏi 2. Theo thầy (cô), cách thức kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn như giáo án và tiết dạy thực nghiệm này có nên được vận dụng thêm trong thực tiễn, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng ra trong phạm vi các trường THPT trong tỉnh Ninh Thuận không ? Vì sao ?

- Có, vì phát huy được tính tích cực của HS. - Có, có thể vận dụng trong nhiều bài học. - Nên và vận dụng ở tiết thực hành LV.

- Nên vận dụng vì giúp HS phát triển được năng lực tự đánh giá.

- Có, vì HS biết được những tiêu chí cụ thể về kiến thức kĩ năng để HS nỗ lực, chủ động, phát triển năng lực cá nhân.

- Cần, bước đầu thử nghiệm thêm một vài trường trọng điểm và áp dụng trong một số tiết nhất định, phối hợp vận dụng với các phương pháp, công cụ đánh giá khác cho phong phú.

- Có thể tiến hành nhưng phải tập huấn sâu cho GV về lí thuyết đánh giá nói chung và đánh giá bằng Rubric, Checklist, sau đó tiến hành dạy thí điểm thêm ở một số trường. Áp dụng đánh giá bằng hai công cụ này cho HS cho HS khá giỏi trước, sau đó đến HS trung bình bởi HS trung bình sẽ vất vả nếu đó là lần đầu tiên các em được yêu cầu đánh giá theo hai công cụ này. Nếu HS được hướng dẫn kĩ lưỡng, về sau sẽ phát huy tối đa nhiều năng lực từ việc sử dụng Rubric và Checklist trong KTĐG dạy học LV.

- Có, tuy nhiên ban đầu GV phải mất nhiều thời gian để thiết kế phiếu Rubric và Checklist. Nếu có công cụ này thì KTĐG sẽ tốt hơn đánh giá truyền thống, cả GV và HS đều hoạt động tích cực.

Với HS, chúng tôi đã phỏng vấn ngẫu nhiên thêm hai HS và có ghi hình làm minh chứng (Xem tại CD đính kèm theo luận văn, tại địa chỉ: folder số 3/video số 6,7).

Một phần của tài liệu vận dụng rubric và checklist vào kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông (Trang 98 - 105)