10. Bố cục luận văn
2.4. Một số cách sử dụng Rubric và Checklist sau kiểm tra đánhgiá trong dạy học
học làm văn
Hầu hết các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều yêu cầu HS lưu giữ lại các phiếu Rubric và Checklist trong các hoạt động KTĐG, thiết kế thành các bộ hồ sơ học tập theo chủ đề yêu cầu, ví dụ như: Hồ sơ năng lực viết, hồ sơ năng lực trình bày, thuyết trình, hồ sơ đánh giá sản phẩm,…Các dạng bảng này chính là những minh chứng cho năng lực thực tiễn của HS trong quá trình học tập ở một lớp, chủ đề nào đó. Nó là nguồn phản hồi từ nhiều chủ thể đánh giá khác nhau từ GV, HS, bạn bè là cơ sở để GV, nhà trường tổng, đánh giá, phân loại năng lực viết của HS một cách chính xác, đầy đủ.
Trong tình hình thực tiễn của việc KTĐG ở nhà trường nước ta hiện nay, GV cần tuân thủ đúng theo qui chế đánh giá, xếp loại HS cấp THPT. Với những kết quả được ghi lại trong các phiếu Rubric và Checklist, GV có thể sử dụng nó như là một trong những cơ sở để điều chỉnh quá trình dạy học; dùng để động viên, khích lệ kịp thời đối với HS hoặc có thể cộng thêm điểm vào những cột điểm miệng trong môn Ngữ văn. Tuy nhiên, việc làm này phải khéo léo, đảm bảo tính sư phạm, khoa học, công bằng và công khai.
Với những bảng Rubric thiết kế cho hoạt động chấm trả bài viết định kì, GV có thể lưu giữ lại để làm minh chứng thông báo với HS, cha mẹ HS, các nhà quản lí về hoạt động KTĐG của mình đối với năng lực học tập LV của HS.
Tóm tắt chương 2:
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày một số định hướng và cách thức vận dụng Rubric và Checklist vào KTĐG trong dạy học LV ở trường phổ thông bao gồm: xây dựng bộ Rubric, Checklist dùng trong KTĐG quá trình và bộ Rubric dùng trong KTĐG tổng kết.
Để thiết kế được những bộ phiếu này, GV, HS cần phải nắm vững chuẩn KTKN phân môn LV qui định trong chương trình, phải biết cụ thể hóa các chuẩn thành tiêu chí, cũng như nắm bắt điều kiện thực tiễn KTĐG LV ở nhà trường phổ thông.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Việc thực nghiệm trong đề tài này là hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của việc sử dụng Rubric và Checklist vào KTĐG LV ở nhà trường phổ thông; hướng đến trả lời cho câu hỏi: Liệu hai công cụ trên có đáp ứng được việc đổi mới KTĐG trong dạy học LV ở ba phương diện đã đề cập trong mục đích và giả thuyết nghiên cứu hay không ?
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm sư phạm
Nội dung nghiệm sư phạm phải nằm trong chương trình, chuẩn dạy học phân môn LV đã được qui định. Điều này giúp GV hạn chế tính chủ quan, thiếu khoa học trong hoạt động KTĐG. Tiếp đến, hoạt động thực nghiệm phải đảm bảo diễn ra công khai, minh bạch, trung thực và phải thu thập, đánh giá được hiệu quả của những vấn đề cần nghiên cứu.
3.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm
Bước 1: Xác định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia thực nghiệm
- Thời gian: Tháng 8/2013, (đầu HK 1 năm học 2013-2014).
- Địa điểm: tại trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, tỉnh Ninh Thuận.
- Đối tượng HS thực nghiệm: HS học Ngữ văn lớp 11, 12 theo chương trình chuẩn.
Bước 2: Gặp gỡ bàn kế hoạch, truyền thông thực nghiệm việc sử dụng Rubric và Checklist trong dạy học làm văn
Tháng 8/2013, chúng tôi gặp gỡ lãnh đạo nhà trường, tổ bộ môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quí Đôn để truyền thông về hai công cụ đánh giá Rubric và Checklist trong dạy học LV, đồng thời chọn GV, lớp để dạy thực nghiệm và đối chứng.
Bước 3: Kiểm tra kết quả đầu vào của học sinh trước khi thực nghiệm
Nhằm chẩn đoán kết quả học tập đầu vào cũng như để đảm bảo năng lực, thái độ học tập của các lớp là tương đương nhau, loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm, chúng tôi tiến hành xem xét học lực và loại hạnh kiểm của HS lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả chất lượng đầu vào của các lớp như sau:
- Về hạnh kiểm: Lớp 12 Toán 1, Lớp 12 Toán 2, 11 Hóa, 11 Lý đều đạt 100% loại tốt.
Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 11 Lí (TN 1) 34 6 27 1 0 0 11 Hóa (ĐC 1) 34 7 27 0 0 0 12 Toán 1 (TN 2) 31 1 28 2 0 0 12 Toán 2 (ĐC 2) 31 1 29 1 0 0
Như vậy, cả 2 lớp thực nghiệm, 2 lớp đối chứng đều có đầu vào tương đối ngang nhau về chất lượng hạnh kiểm và học lực môn Ngữ văn.
Bước 4: Soạn giáo án thực nghiệm
Bài: LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (2 tiết)
Trường: THPT chuyên Lê Quí Đôn (Ninh Thuận) - Tiết PPCT: 71,72
Lớp: 11 Lí - GV dạy thực nghiệm: Vũ Bá Hùng - Ngày dạy: 31/8/2013
Phần 1: Một số định hướng cơ bản về bài dạy
Đây là bài học mang tính chất thực hành, qua đó nhiều năng lực (tạo lập văn bản, năng lực xã hội,…) của HS sẽ được thể hiện. Là bài thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn dành cho HS cấp THPT nên GV không yêu cầu HS thực hiện một cách chuyên nghiệp mà chủ yếu xem xét HS làm được cái gì và làm như thế nào, có đạt được yêu cầu ở các tiêu chí dạy học đã được xác định không ? Mọi thiết kế cho các hoạt động dạy học, KTĐG phải phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi HS, điều kiện dạy học và mục tiêu bài học. Trong bài học này, GV cần tiến hành hoạt động KTĐG trong suốt quá trình dạy học để thu thập những thông tin cần thiết nhằm phát triển năng lực HS. Để tăng cường tính tích cực của HS trong quá trình KTĐG bằng Rubric và Checklist, GV cần phối hợp với một số PPDH tích cực khác.
Phần 2: Một số căn cứ để tiến hành tổ chức hoạt động dạy học 1. Mục tiêu: Học xong bài học này, HS sẽ đạt được:
Kiến thức
Củng cố hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Luyện tập về cách chuẩn bị và thực hiện cuộc phỏng vấn từ vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn; Bước đầu biết thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn một chủ đề gần gũi với HS.
- Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá ngang hàng trong lớp học
- Tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng xã hội: hợp tác nhóm, lắng nghe tích cực, trình bày một vấn đề,…
Thái độ
- Có ý thức tích cực trong hoạt động thực hành về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong giờ luyện tập tại lớp học cũng như chuẩn bị ở nhà.
2. Đối tượng dạy học:
HS lớp 11, lớp khá giỏi, học chương trình chuẩn, số lượng 34 HS.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học theo nhóm, Đối thoại, Phát vấn, thuyết trình, kĩ thuật tia chớp.
4. Phương tiện, công cụ dạy học
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ, các bảng Rubric, Checklist. - HS: Phiếu Rubric, Checklist.
Phần 3: Thiết kế các hoạt động dạy học 1. Giai đoạn trước khi lên lớp
STT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 - Khảo sát hiện trạng năng lực của HS và một số cơ sở vật chất, thiết bị để phục vụ cho việc dạy học.
- Thiết kế một số hoạt động yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà về chuẩn bị tạo dựng một cuộc phỏng vấn phục vụ cho tiết học thực hành trên lớp (trước 7 ngày).
+ Phân nhóm HS: 5-6 HS/nhóm 5 nhóm.
+ Nội dung: Chuẩn bị xây dựng cuộc phỏng vấn trên lớp, chủ đề: “Tự học”,
- HS chuẩn bị công việc của nhóm ở nhà theo yêu cầu của GV ở bên.
STT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
thời gian phỏng vấn: 10 phút.
+ Tình huống: Nhóm tự chọn, miễn là gắn với chủ đề “Tự học”.
+ Phương pháp làm việc: theo nhóm ở nhà, phân vai, viết nội dung phỏng vấn,…. tự đánh giá công việc của nhóm ở nhà theo yêu cầu của GV (Xem phụ lục 4.1)
2 - Thiết kế dự thảo một số bảng Rubric và Checklist dùng cho việc KTĐG quá trình trong bài dạy “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trên lớp”.
- GV đưa ra bảng Rubric và Checklist trước cho HS góp ý theo nhóm ở nhà; Thảo luận thống nhất các tiêu chí trong các bảng Checklist (Xem phụ lục số 4.2, 4.6)
- GV hướng dẫn HS phương pháp xây dựng các bảng Rubric và Checklist:
+ Đọc lại bài cũ, xem lại mục tiêu cần đạt của bài học ở SGK, nội dung đã tiếp thu ở bài học trước, xem xét các cuộc phỏng vấn thực tế trên truyền hình, Internet,…Liệt kê các yêu cầu của việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
+ Dựa vào các yêu cầu phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, khung tiêu chí GV cung cấp sẵn, hãy tiếp tục thiết kế tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động thực hành trên
- HS góp ý xây dựng các Rubric, Checklist đánh giá cuộc phỏng vấn tại lớp do GV cung cấp sẵn (khung Rubric gồm các cột, dòng như phụ lục số 4.2)
STT Hoạt động của GV Hoạt động của HS
lớp về cuộc phỏng vấn chủ đề “Tự học”
vào các bảng Rubric GV cung cấp.
+ Làm việc theo nhóm, trao đổi, đối thoại để thống nhất các tiêu chí.
+ Lần lượt đặt các câu hỏi:
. Đâu là những biểu hiện cho một cuộc phỏng vấn đạt chất lượng tốt, khá, trung bình, chưa đạt ? (Liệt kê bằng từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng)
. Phân chia điểm số cho từng mức độ của tiêu chí,…
- HS mang kết quả thảo luận đến lớp, đại diện nhóm trình bày, đối thoại, thống nhất với GV và cả lớp.
- HS lắng nghe để biết qui trình thiết kế Rubric, Checklist, từ đó có thể góp ý cho bảng dự thảo Rubric và Checklist mà GV yêu cầu thảo luận ở nhà.
2. Giai đoạn trên lớp
Ổn định lớp (1 phút)
Bài mới (89 phút)
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động lớp, chia sẻ mục tiêu dạy học (4 phút) - GV khởi động lớp để tập trung sự chú ý của HS bằng kĩ thuật tia chớp, với câu hỏi: “Hoạt động phỏng vấn thường diễn ra ở đâu trong cuộc sống ? VD. Liệt kê nhanh, ngắn gọn ra giấy trong vòng 1 phút, càng nhiều càng tốt các các câu trả lời của mình” GV gọi vài HS trình bày nhanh, gọn nhận xét vào
- HS cùng khởi động theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt bài mới. - GV chia sẻ trước lớp về mục tiêu bài học, phương pháp làm việc. - HS lắng nghe, chuẩn bị tâm thế học tập. * Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn/ Thống nhất tiêu chí đánh giá (30’ phút)
- GV đưa ra yêu cầu: Nhớ lại bài học về
“Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, em hãy nêu những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Sau khi HS trả lời, GV sắp xếp lại theo trình tự hợp lí, treo bảng phụ để HS cả lớp theo dõi và dựa vào đó luyện tập trong các hoạt động tiếp theo. (5 phút)
- Trả lời yêu cầu của GV theo hình thức
cá nhân.
I. Củng cố kiến thức về những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - GV cung cấp dự thảo Rubric và Checklist, yêu cầu HS các nhóm thống nhất trước lớp. - GV theo dõi trao đổi thảo luận của HS, cùng thống nhất lại các tiêu chí đánh giá.
- Các nhóm trao đổi, đối thoại để thống nhất các tiêu chí được dự thảo, chuẩn bị sẵn ở nhà.
- HS hoạt động theo nhóm chuẩn bị tâm thế trình bày và
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần
đạt
- GV chỉnh sửa, bổ sung thêm vào phiếu Rubric, Checklist dự thảo thành phiếu hoàn chỉnh Sử dụng chính thức. - Cung cấp các bảng Rubric và Checklist hoàn chỉnh cho HS để tiến hành đánh giá. (25 phút) đánh giá lẫn nhau hoạt động thực hành tại lớp theo yêu cầu của GV. * Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luỵên tập; tự đánh giá và đánh giá ngang hàng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (45 phút) - GV yêu cầu HS nộp phiếu tự đánh giá công việc nhóm ở nhà (phụ lục 4.1) gọi nhóm tự đánh giá tốt để trình bày trước lớp hoặc chọn 1 nhóm tích cực xung phong trình bày; thời gian: 10 phút/nhóm.
- GV yêu cầu các thành viên còn lại trong nhóm được trình bày tự đánh giá cuộc phỏng vấn của nhóm tại lớp (phụ lục 4.2)
- GV yêu cầu các nhóm còn lại theo dõi, ghi
- Nhóm HS được mời, trình bày trước lớp theo sự chuẩn bị ở nhà. - Thành viên còn lại trong nhóm được trình bày tự đánh giá nhóm mình và đánh giá ngang hàng theo yêu cầu GV. - Các nhóm còn lại đánh giá ngang hàng cuộc phỏng vấn của nhóm được trình bày (20 phút) II. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn:
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt chép, để đánh giá phần tạo dựng cuộc phỏng vấn của nhóm trình bày trước lớp vào phụ lục 4.3) Thực hiện đánh giá ngang hàng nhóm xây dựng cuộc phỏng vấn trước lớp. - GV lắng nghe ghi chép, đánh giá vào bảng Rubric (Phụ lục 4.4) để phản hồi kịp thời với HS để hình thành kĩ năng; đồng thời làm vai trò trọng tài, đinh hướng; nhận xét, động viên, cộng điểm HS sau khi luyện tập (15 phút).
- GV thu tất cả phiếu Rubric, Checklist của HS để lưu vào hồ sơ học tập môn Ngữ văn của lớp đang dạy.
- HS lắng nghe, sửa chữa theo định hướng của GV. * Hoạt động 4: Tổng kết, củng cố bài học (5 phút)
- GV đưa ra vài nội dung tổng kết, định hướng lại các đơn vị KTKN của bài học. - HS lắng nghe, đối thoại cùng GV. - Trong xã hội phát triển, hoạt phỏng vấn ngày càng phổ biến.
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt - Để nắm bắt nhu cầu thị trường, tuyển dụng nhân viên, tuyển sinh du học… người ta thường thực hiện hình thức phỏng vấn. - Phỏng vấn đã trở thành hoạt động phổ biến trong cuộc sống nên học sinh cần phải có những hiểu biết nhất định về phương pháp phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. * Hoạt động 5: Dặn dò (5 phút) * GV đưa ra một vài dặn dò cho HS:
- Thông qua bài luyện tập này, các em hãy tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm để có thể áp dụng vào
Hoạt động/
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Nội dung cần
đạt
cuộc sống hiện tại và trong tương lai nếu được tham gia phỏng vấn hoặc trả lời phỏng vấn.
- Tiết sau HS sẽ được trả bài kiểm tra học kì 1.
(Giáo án đối chứng bài “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”,phụ lục số 5.1)
Bài : VIẾT BÀI VIẾT SỐ 1 (LỚP 12 - Chương trình chuẩn)
Trường: THPT Chuyên Lê Quí Đôn - Tiết PPCT: 6 - Lớp: 12Toán 1
Giáo viên dạy:Đặng Quang Sơn - Ngày dạy: 24/8/2013
Phần 1: Một số định hướng cơ bản về bài dạy
Đây là bài kiểm tra 1 tiết (45 phút), là hình thức đánh giá tổng kết trong dạy học LV ở trường phổ thông. Thực hiện đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, GV cần sử dụng công cụ đánh giá là Rubric để công khai các tiêu chí đánh giá bài viết trước khi HS tiến hành nhiệm vụ, cũng như soạn hướng dẫn chấm, chấm bài cho HS. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường, lớp học, GV có thể linh hoạt trong thiết kế, sử dụng Rubric vào KTĐG tổng kết năng lực tạo lập văn bản HS.
Phần 2: Những căn cứ để tiến hành các hoạt động và phương pháp dạy học bài này: 1. Mục tiêu: Qua bài học này, HS sẽ đạt được