Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức

Một phần của tài liệu vận dụng các định hướng của robert marzano vào dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 ban cơ bản thpt (Trang 30 - 32)

Quá trình học tập khơng chỉ dừng lại ở việc nắm được những nội dung kiến thức và các kỹ năng mà cịn phải hướng tới nhiều mục tiêu phát triển cá nhân. Trong một thế giới luơn phát triển và biến đổi thì những kiến thức và kỹ năng mà học sinh thu nhận được sẽ mau chĩng trở nên lạc hậu. Do vậy, nếu người học chỉ nhớ máy mĩc kiến thức thì chưa đủ, họ phải biết mở rộng kiến thức và hình thành, rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Nĩi cách khác, người học phải cĩ năng lực tư duy sáng tạo để cĩ thể tự học suốt đời, tự đổi mới để thích nghi với thực tế cuộc sống.

Cĩ 2 cách giúp học sinh mở rộng và tinh lọc kiến thức:

Cách 1: Khi học sinh chưa quen với hoạt động này thì giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động mở rộng và tinh lọc kiến thức để từ đĩ cĩ những kiến thức quy trình cần thiết cho hoạt động tư duy độc lập:

• So sánh:

Hoạt động so sánh gồm bốn bước cơ bản: - Nhận biết vấn đề cần so sánh;

- Phân biệt các thuộc tính hoặc đặc điểm của vấn đề cần so sánh;

- Phát biểu những điểm giống và khác nhau giữa những vấn đề cần so sánh một cách chính xác.

• Phân loại:

- Nhận biết các mục cần phân loại; - Phân chia thơng tin thành các nhĩm;

- Hình thành nguyên tắc phân loại, sau đĩ phân loại các mục dựa trên nguyên tắc này.

• Qui nạp:

Nêu các giả thuyết, chứng minh, kiểm chứng các giả thuyết bằng những chứng cứ cụ thể, thuyết phục.

• Suy luận:

Từ vấn đề A, giáo viên cĩ thể hướng dẫn học sinh suy ra vấn đề B.

• Phân tích lỗi:

Cĩ hai lỗi cơ bản mà con người thường mắc phải là:

- Các lỗi về mặt logic: thể hiện sự mâu thuẫn giữa các lập luận, chứng cứ thiết thuyết phục; khơng đi vào những vấn đề chủ yếu, sa vào các vấn đề vụn vặt, khơng bản chất;

- Các lỗi trong khi thực hiện hoặc trình bày vấn đề: khơng quan tâm, bác bỏ bất cứ ý kiến nào khác mình; khơng thừa nhận thực tế; dùng vũ lực hoặc sức mạnh để áp đặt ý kiến hoặc cách giải quyết của mình; sử dụng những chứng cớ khơng cĩ giá trị thực tế hoặc giá trị pháp lí để chứng minh vấn đề…

• Xây dựng sự ủng hộ:

Để tìm sự ủng hộ của người khác cho vấn đề của mình, người ta cĩ thể dùng hình thức lơi cuốn như: làm cho người nghe thích thú với vấn đề của mình, làm cho người nghe tin vào lập luận của mình, lơi cuốn bằng những điệu bộ cử chỉ, những lời lẽ sinh động; hoặc lơi cuốn người nghe bằng những lập luận logic.

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa những vấn đề khác nhau hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố trong một vấn đề.

• Phân tích quan điểm:

Khi gặp một quan điểm khác với quan điểm của mình, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các bước:

- Thử nhìn nhận vấn đề dưới một quan điểm khác. - Xác định những lí lẽ nằm sau quan điểm đĩ.

Cách 2: Được sử dụng khi học sinh cĩ thể tự lực thực hiện các hoạt động trên. Khi đĩ, giáo viên yêu cầu học sinh suy luận để trả lời các câu hỏi yêu cầu học sinh phải suy luận, qui nạp, phân tích lỗi, chứng minh phân tích quan điểm… Khi học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên cũng cĩ nghĩa là học sinh đã mở rộng và tinh lọc được kiến thức cần thiết.

Một phần của tài liệu vận dụng các định hướng của robert marzano vào dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 ban cơ bản thpt (Trang 30 - 32)