Nghê thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 95 - 118)

6. Kết cấu của luận văn:

3.5. Nghê thuật sử dụng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải cảm xúc và suy nghĩ của mình đến cho người đọc. Lớp ngôn ngữ đó càng đa dạng và thích hợp, càng tạo được độ sâu của tác phẩm. Các tác phẩm của Lý Văn Sâm ngay từ đầu đã có một cách sử dụng ngôn ngữ mang nét riêng của nhà văn. Nhà văn Xuân Sách nhận xét:

"Điều đáng nói là ngay ở những tác phẩm đầu tay Lý Văn Sâm đã có một giọng văn riêng. Thừa kế cái chất dân dã giản dị trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh... Lý Văn Sâm đã bước đầu có sự tinh tế trong cách biểu đạt, có sự trau chuốt trong văn phong” (40,382). Còn nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá thì đánh giá

“Ông (Lý Văn Sâm) có giọng kể bình dị, duyên dáng, xúc động” (35,929). Ngôn ngữ của Lý Văn Sâm sử dụng hệ thống từ ngữ, văn phong riêng của phương ngữ Nam Bộ nhưng cũng khá trau chuốt và tinh tế. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trước Lý Văn Sâm, các nhà văn miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh đã bước đầu xây dựng một ngôn ngữ Nam Bộ riêng trong các tác phẩm văn học của mình mà nét đặc trưng là sử dụng ngôn từ dân dã, giản dị. Lý Văn Sâm đã tiếp thu truyền thống đó.

96

Khi miêu tả chân dung một nhân vật nào đó, ông sử dụng một lớp ngôn từ bình dân thông thường, kèm theo những từ địa phương rất dân dã. Đây là chân dung ông cả Định Quán (cha nàng Tchô Phay):

“Ông Cả Định Quán ra tận đường cái đón chúng tôi. Tuổi ông trạc năm mươi ngoài . Tuy tuổi đã già, nhưng người ông còn quắc thước. Mắt sáng. Mũi thẳng. Mái tóc hoa râm trùm xuống tận ót Miệng ông nhai trầu bô bô. Cách phục sức của ông có vẻ đặc biệt. Mình ông mặc một cái áo nỉ đen đã bạc màu. Ông không bận quần mà đóng cần vọt (khố). Chân đi đất. Thịt ở bắp chân ông nổi lên những cục gân tròn như hột đào.”(42,361)

Trong ngôn ngữ đối đáp của các nhân vật cũng thế. Các lớp từ, cách nói năng của nhân vật cũng tự nhiên như người ta vẫn nói với nhau trong cuộc sống thường nhật, sự gia công của nhà văn rất ít. Ví dụ như đoạn ông Bống (một dạng thầy phù thủy làng dân tộc Châu Mạ) nói chuyện với Răng Sa Mát:

“Răng Sa Mát, mầy có biết không? Cái đêm cha mầy về là cái đêm mẹ mầy chứa thằng Bướm trong nhà. Đôi tình nhân ấy nhất định dứt bỏ cha mầy để cùng nhau ân ái đến trọn đời. Cho nên... cha mầy mới mất tích trong rừng hoang rậm. Chắc hẳn có những đêm, cha mầy nhớ làng, nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con. Cho nên chúng ta vẫn còn nghe tiếng hú của người. Nghĩ mà tội nghiệp” (41,267).

Ngôn từ ở đây rất dân dã, giản dị, như tiếng nói của đời thường.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, không phải ai cũng có thể sử dụng từ ngữ đời thường, dân dã mà vẫn viết hay được như Lý Văn Sâm. Ông có một cảm quan riêng, một sự chọn lọc riêng về từ ngữ, về cách miêu tả, cách ăn nói. Những từ ngữ ông dùng rất đúng chỗ và có sức biểu cảm riêng. Như trong đoạn văn miêu tả một lễ “ăn nhang” của người dân tộc thiểu số ở sóc Thanh Sơn, Lý Văn Sâm đã dùng những ngôn từ rất chất phác, đời thường nhưng vẫn diễn tả đúng sự việc một cách sinh động:

Lúc ấy vào cuối tháng ba ....

Sóc Thanh Sơn đang vào hội. Ẩy là lễ ăn Nhang. Năm nào cũng vậy, sau khi gặt hái xong, người Mọi mở một cuộc ăn chơi lớn.

Giữa một cái sân rộng có dựng một cây phướn (hơi giống như cây nêu) to và cao. Một con trâu mập mạp cột vào cây phướn ấy do một sợi dây xe rất chắc. Con trâu có thể chạy vòng quanh cây phướn ấy mà không thể nào trốn thoát được.

97

Người trong sóc đứng vây quanh cây phướn thành một vòng tròn. Sau khi nghe ống Bống đọc những tràng kệ dài lễ "Srẻ pu", bắt đầu người ta đánh chiêng, đánh trống và xua cho trâu chạy. Khi trâu chạy tới chỗ nào thì người đứng chỗ ấy cầm lao phổng vào mình trâu, hoặc chém vào chân, vào đầu trâu bằng những cái chà gạt mài thật sắc. Người ta đâm, người ta chém rất hăng vào mình con vật khốn nạn. Nó rống lên đau đớn, mình mẩy đầy những vết thương đẫm máu.

Người ta cười lên sằng sặc, hò hét tưng bừng cho đến khi con trâu quỵ hẳn xuống đất. Bây giờ người ta xông lại dùng dao xẻ thịt trâu liệng vào

lửa nướng sơ sài rồi ăn, vừa nút rượu cần, vừa ôm nhau vật ngã lăn xuống đất. Cứ thế, người ta say ngày này qua ngày nọ.” (41,344)

Ông còn sử dụng thành công các lớp từ ngữ này với một giọng văn mộc mạc mà duyên dáng trong nhiều tác phẩm khác. Nhà nghiên cứu Huỳnh văn Tới nhận xét về tập Nàng Tchô Phay của tôi (tức Vợ tôi- người dân tộc thiểu số): “vẫn lung linh chất lãng mạn, thi vị của truyện đường rừng, truyện dã sử khi xưa, Nàng Tchô Phay của tôi thêm đậm tính hiện thực và sắc nét tâm lý nhân vật đời thường, lại còn khéo léo khơi gợi chí hướng cách mạng và bộc bạch tấm lòng nghệ sĩ vị nhân sình. Lối văn mộc mạc, ngắn gọn, bình dị, ẩn

ngôn, đa ý, hóm hĩnh, mang phong cách Nam bộ... dễ dàng chinh phục mọi người” (40,417)

Là người sống ở miền Đông Nam Bộ, nơi có nhiều người dân có tính cách ngang tàng “mã thượng giang hồ”, có kiểu nói năng hay sử dụng lớp từ Hán Việt (chúng ta có thể gặp điều này trong tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc, Hoàng Văn Bổn, Nguyên Hùng ), Lý Văn Sâm cũng rất chú trọng sử dụng lớp từ Hán Việt trong tác phẩm của mình. Có khi những từ Hán Việt ấy được đặt giữa một đoạn văn miêu tả cảm xúc nhân vật, kết hợp với những hình ảnh đã ăn sâu vào tâm thức người Việt tạo nên sự trang trọng đến xúc động của một tâm trạng nhớ quê hương : “Chiều hai mươi bảy tháng chạp năm ấy, tình quê nổi dậy trong lòng Nhạc mạnh hơn cả lúc nào. Chàng thấy thèm hơi hương khói từ đường và mơ một cảnh đoàn viên ấm áp trong tiếng pháo nổ, gió xuân bay” (Mười lăm năm hận sử)(42,32)

Có những đoạn văn lớp từ Hán Việt được sử dụng với mật độ khá đậm đặc: “Họ là người đã từ nơi “tử địa” đi tìm “sinh lộ”. Kinh đô đã thất thủ rồi. Những thị trấn muôn trùng người, những thành quách lâu đài, tiêu biểu cho một nền kiến trúc văn minh đã lọt vào tay quân đội Phù Tang sau một đêm bạo hành” (Sươnggió biên thùy) (41,336).

98

Có lúc nhân vật Cả Tiễn, người anh hùng bất đắc chí trong truyện Mũi Tổ , bộc lộ tâm sự bằng một ngôn ngữ đầy những từ Hán Việt trang trọng:

“... Ba năm nay, ta trốn tránh loài người, sống giữa hoang vu như loài muông thú. Ta rất sợ ánh đèn cám dỗ. Ta ghê tởm sự man trá của đồng bào. Ta chỉ muốn được tự do nên ta đã sống ngoài thế tục . Hành lý của kẻ bộ hành phiêu lãng mãi đến chiều nay không còn gì! Khí giới của một kẻ chiến bại khống ngoài món tri kỷ này” (41,300).

Tuy nhiên, ở những đoạn khác, khi không phải bày tỏ tâm trạng, Cả Tiễn lại nói bằng một ngôn ngữ đời thường: “Thường, những khi nhắm bắn “con mồi” trước mắt, người ta cố hết sức tránh mãi tên đừng lọt vào tròng mắt con mồi ấy . Nếu ta bắn trúng con mắt thú, tức là phạm tới “mũi Tổ” rồi vậy. Không bao lâu mắt ta tự dưng mù hẳn. Thế là suốt đời mang

tật.” (41,302)

Trường hợp này cho thấy nhà văn sử dụng lớp từ ngữ Hán Việt là để diễn tả đúng cách ăn nói của nhân vật, còn ông vẫn có ý thức bám sát các lớp ngôn ngữ đời thường. Ông sử dụng các lớp từ đúng nơi, đúng chỗ, diễn tả được đúng sự việc. Mặt khác, cách sử dụng ngôn từ theo kiểu kết hợp giữa tính ước lệ, trang trọng của lớp từ Hán Việt và lớp ngôn ngữ từ phổ thông, dân dã của Lý Văn Sâm lại tỏ ra rất sát hợp với nội dung diễn tả của các truyện đường rừng (những sự việc giàu kịch tính, đẩy con người vào tình huống khác thường, có những tâm trạng khác thường):

“Trải bao mùa lá rụng, không ai qua cõi rừng hoang vắng này để nghe tiếng rên dài của người xấu số mà Phùng bảo là tượng trưng tiếng kêu của cả một dân tộc.”(Tiếng rên

trong rừng lạnh) (41,424)

hoặc :

“Người chiến sĩ thứ nhất đã ngã gục trong Đất Nước mình là Lực. Trong bọn người về cố quận, chưa thấy ai trở lại nghiêng mình bên mồ người chí sĩ đã mang tuổi xanh từ hải ngoại trở về và đã để rụng tuổi xanh trên nửa đường sương gió”(Đìu hiu lau lách) (41,430) Đó là lý do khiến Bùi Quang Huy viết: “Bạn đọc đừng thắc mắc vì sao một nhà văn hiện đại như Lý Văn Sâm lại luôn sử dụng cả một hệ thống ngôn từ giàu tính ước lệ, nhiều

khi là cổ điển. Cùng với ngôn từ, những cảm xúc lãng mạn đã đem đến giọng điệu khi mềm

99

Đây là những đặc điểm chủ yếu, nhưng không phải là bất biến trong các tác phẩm truyện đường rừng của Lý Văn Sâm. Là một người đọc khá nhiều tiểu thuyết phương Tây và tiểu thuyết các nhà văn Việt Nam đương thời (ông nhắc đến rất nhiều tác giả Anh, Pháp, Nga mà ông đã đọc trong bài tự bạch đăng trên báo Thế giới năm 1949), đồng thời tự nhận là chịu ảnh hưởng của nhà văn Thanh Tịnh, người thầy học ở Huế, Lý Văn Sâm có những cách sử dụng ngôn ngữ riêng. Trong mỗi loại tác phẩm, nhà văn lại có một loại ngôn ngữ phù hợp. Trong các tác phẩm viết về người trí thức đô thị, giọng văn của Lý Văn Sâm khá trau chuốt. Trong các tác phẩm truyện đường rừng, giọng văn của ông có cái ngang tàng, thống thiết. Trong Vợ tôi - người dân tộc thiểu số giọng văn của ông rất nhẹ nhàng, cảm động, lớp từ sử dụng khá bình dị... Đúng như lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Đức Thọ:

“Ngay từ khi bước vào văn đàn Lý Văn Sâm đã có một giọng văn riêng cách biểu đạt tinh

tế bằng thứ ngôn ngữ trau chuốt Mọi cách đặt vấn đề trong tác phẩm đều được ông trình

bày khéo léo, kín đáo mà ý vị. Đó là thứ vãn chương dùng cái tài cái tâm cái tình để đạt được hiệu quả nghệ thuật.” (84,548)

Có thể nói, truyện đường rừng của Lý Văn Sâm có nhiều điểm đặc sắc về nghệ thuật. Đó là nghệ thuật xây dựng cốt truyện giàu tính xung đột, kết cấu đa tầng có chiều sâu. Đó còn là nghệ thuật chọn được những tình huống truyện độc đáo, nắm bắt những khoảnh khắc rất có ý nghĩa của cuộc sống. Mặt khác, truyện của ông còn xây dựng được những kết cuộc số phận nhân vật rất ấn tượng, sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh rất Nam Bộ, đồng thời có dấu ấn phong cách riêng. Những mặt thành công về nghệ thuật này góp phần lý giải tại sao tác phẩm của Lý Văn Sâm rất được công chúng đương thời yêu thích.

100

KẾT LUẬN

Cùng với Lan Khai, Lý Văn Sâm là nhà văn viết nhiều truyện đường rừng thuộc hàng đầu của cả nước. Có thể nói, truyện đường rừng của Lý Văn Sâm là những tác phẩm đặc sắc, đã làm nên tên tuổi của nhà văn trên văn đàn thời đó cũng như khẳng định vị trí của ông trong văn học Việt Nam.

Ông là nhà văn Nam Bộ duy nhất trước năm 1945 đã viết truyện đường rừng, ngay từ những sáng tác đầu tay đã đem đến cho bạn đọc cả nước những bức tranh lạ đầu tiên về cảnh vật và con người miền rừng núi phiá Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, trong khi các nhà văn khác hầu như đã ngừng viết truyện đường rừng, riêng ông đang hoạt động trong lòng địch, lại dùng truyện đường rừng như một phương tiện để gửi đến bạn đọc những mơ ước về tự do, công bằng xã hội và lời kêu gọi tranh đấu. Vì thế, truyện đường rừng của ông mang những nét khác biệt so với các nhà văn đương thời.

Kể từ đầu thế kỷ XX trở về trước, đề tài miền núi là một đề tài còn ít được khai thác trong văn học Việt Nam. Đến thời kỳ 1930-1945 mới xuất hiện các tác phẩm hướng về đề tài này. Nhưng nhiều nhà văn thời kỳ 1930 -1945 viết truyện đường rừng như một loại tiểu thuyết giải trí. Truyện đường rừng theo kiểu này là những câu chuyện trinh thám gay cấn nhưng xa rơi sự thực, những câu chuyện truyền kỳ mang màu sắc hoang đường hư huyễn kể về thế giới của những thần Hổ, ma trành nơi rừng núi. Những câu chuyện ấy có thể hấp dẫn người đọc nhất thời nhưng khó có thể đem lại cho họ những nhận thức đúng đắn, sự hiểu biết thấu đáo về cuộc sống của người dân miền núi. Chỉ trong truyện ngắn và tiểu thuyết truyện đường rừng của Lan Khai, người mà Lý Văn Sâm coi là tiêu biểu nhất trong các nhà văn viết truyện đường rừng, hình ảnh cuộc sống và con người miền núi mới hiện lên khá chân thực. Và Lý Văn Sâm là nhà văn đầu tiên ở phiá Nam tiếp bước Lan Khai làm được điều này. Những truyện đường rừng của ông không chỉ là những tác phẩm đem tới cho người ta những giây phút lãng quên thực tại để đến với rừng xanh núi đỏ, chứng kiến những câu chuyện lạ, làm quen với những phong tục lạ, những người lạ. Ông đã miêu tả được những hình ảnh khá chân thực của một vùng núi rừng hùng vĩ và tươi đẹp ở phiá nam Tổ Quốc. Đồng thời, ẩn sau những câu chuyện núi rừng vừa hiện thực vừa lãng mạn, với những nhân vật giàu tinh thần nghía hiệp “tráng sĩ miền Đông”, giàu lòng yêu thương nhưng thường có số phận mang đậm chất bi kịch, truyện đường rừng của Lý Văn Sâm còn có ý nghĩa xã hội. Nó thể hiện những khát vọng của nhà văn về tự do, công bằng trong một xã

101

hội đầy áp bức bất công. Nó hướng người ta về những lý tưởng cao đẹp, là lời kêu gọi tranh đấu chống kẻ bạo tàn.

Một đóng góp khác của tác phẩm Lý Văn Sâm là những câu chuyện đường rừng lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp. Lần đầu tiên trong thể loại truyện đường rừng ở nước ta, hình ảnh các nhân vật lại là những con người đang trực tiếp cầm vũ khí chống quân thù như Cả Tiễn, Trực, Phong.... Dù bối cảnh sáng tác và in trong vùng tạm chiếm không cho phép nhà văn nói nhiều về lý tưởng của họ, nhưng những hành động anh hùng nghĩa hiệp của họ, sự hy sinh cao cả của họ có ý nghĩa động viên rất lớn cho tinh thần chiến đấu của những người đang tham gia kháng chiến, kêu gói nhân dân hướng về cuộc tranh đấu chống quân xâm lược. Đây là một giá trị đặc biệt chỉ riêng truyện đường rừng của Lý Văn Sâm mới có.

Truyện đường rừng của Lý Văn Sâm còn góp phần giúp cho người đọc đương thời hiểu hơn về đời sống và tâm hồn của người dân thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Đông Nam Bộ. Trước đây, do cách trở về không gian địa lý và cả không gian văn hóa, giữa người dân thuộc cộng đồng người Kinh và cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn có sự cách bức, không hiểu nhau. Tâm lý đó vẫn còn rơi rớt trong tác phẩm cua một số nhà văn viết truyện đường rừng đương thời khi miếu tả những người dân miền núi như những con người

“mọi rợ”, sống theo bản năng hung dữ và tăm tối, có những phong tục kỳ lạ. Với Lý Văn Sâm, nhờ quá trình sống gần gũi, hiểu cặn kẽ về cuộc sống miền núi, ông đã có những trang viết thật đẹp về những con người dân tộc thiểu số thông minh, dũng cảm (Châu Phiên), giàu tình yêu thương người thân, giàu đức hy sinh cao thượng (Tchô Phay, Răng Sa Mát). Sau này, sẽ có những nhà văn khác viết về đề tài miền núi xây dựng được nhiều hình tượng

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 95 - 118)