6. Kết cấu của luận văn:
2.2.1. Hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp
Mùa xuân năm 1991, trên báo Văn nghệ Vũng Tàu - Côn Đảo, số 23-4-1991, Xuân Sách viết: “Lý Văn Sâm viết những truyện đường rừng gửi gắm những gì anh quan sát và ấp ủ, những nhân vật mang dáng dấp anh hùng thảo khấu nhưng hành động lại mang tính
35
cách của người Nam bộ trọng nghĩa khí, phảng phất tính huyền thoại dân dã nhưng cũng đậm nét hiện thực đời sống”. Rõ ràng, ấn tượng đầu tiên rõ nét nhất về những nhân vật trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm là nét tính cách anh hùng nghía hiệp.
2.2.1.1. Tính cách nghĩa hiệp ở những con người này trước hết thể hiên ở khát vong muôn giúp đời xây dựng một xã hôi tự do công bằng, ở đó con người sống một cuộc đời thanh sạch, giàu nghĩa tình
Ngay từ tác phẩm đầu tay là Kòn Trô, Lý Văn Sâm đã dựng nên hình ảnh nhân vật Kòn Trô, tuy mang danh là tướng cướp nhưng thực sự là một con người giàu tính nghĩa hiệp, khao khát tự do và công bằng. Anh ta muốn xây dựng một xã hội thanh bình “Bọn chúng tôi trồng khoai, cấy lúa , gieo bắp , gây riêng một thế giới phóng khoáng, xa hẳn gió bụi chốn thị thành” (41,216). Trong quan niệm của Kòn Trô có những điểm rất lạ so với các nhân vật truyện đường rừng của các tác giả khác. Các nhân vật của Thế Lữ tìm đến thế giới rừng núi để phiêu lưu, để tìm những kho báu bí mật hay làm những chuyện kinh thiên động địa thể hiện tài năng thể lực hoặc trí tuệ của mình. Và họ đối xử với nhau tàn nhẫn, theo kiểu mạnh được yếu thua. Các nhân vật của Lan Khai thì hoặc chém giết ăn thua đủ trong những chuyện trả thù báo oán (các tiểu thuyết lịch sử đường rừng), hoặc đến với rừng núi để theo đuổi tình yêu với một bóng hồng, một bông hoa rừng nào đó (Tiếng gọi nơi rừng thẳm, Suối Đàn ). Đối với họ, rừng núi chỉ là nơi để săn bắn giải trí (nhân vật Hoài Anh trong Tiếng gọi nơi rừng thẳm). Khi bị bắt buộc phải ở lại một thời gian lâu trong một khung cảnh đời sống khá yên ổn của những bộ tộc miền núi, họ thấy rất đau khổ vì mất tự do và bị bó buộc, tìm cách trốn thoát (truyện Hồng Thầu ). Còn nhân vật của Lý Văn Sâm thì ngược lại, tìm đến với rừng núi để tìm tự do, mà trước hết để làm được điều đó, họ phải góp phần xây dựng một xã hội thanh bình giữa rừng núi bằng chính sức lao động của mình và mọi người. Nhân vật Kòn Trô “gây riêng một xã hội phóng khoáng, xa hẳn gió bụi chôn thị thành”. Và cái cách thức để chàng tạo một cõi riêng ấy cũng chỉ là: “trồng khoai, cây lúa, gieo bắp”, là “sống một cuộc đời lương thiện như những kẻ nông dân” chứ không phải cướp bóc, chém giết, dù dưới tay chàng là hơn một trăm người “toàn là những người Châu Mạ (Tcau ma) gan dạ và đanh thép” . Kòn Trô không phải là trường hợp cá biệt. Trong
Rồng bay trên núi Gia Nhang, có hình ảnh Châu Phiên, người thủ lĩnh trẻ tuổi của các bộ tộc vùng núi với những hành động nghĩa hiệp, nhưng trước hết là những hành động góp phần xây dựng một xã hội thanh bình, công bằng trong vùng dân tộc mà nhà văn hết lời ca
36
ngợi “Châu Phiên không phải là một tên lục lâm cường đạo. Châu Phiên không phải là một người tầm thường mà bất cứ một kẻ thường nhân nào cũng có thể gần được. Châu Phiên là một ngôi sao sáng giữa một vùng sơn lâm, quanh năm khói ám. Châu Phiên là một vị thần cứu tinh của một bọn đồng chủng bịnh hoạn. Châu Phiên là ông hoàng trẻ tuổi đã cầm ngọn đèn dẫn đạo cho đám đồng chủng nhiều mê tín. Châu Phiên đã đánh tan sự khinh bỉ của bọn người ở thành đối với thổ dân miền trên mà họ quen gọi là người Mọi: những người rừng hôi hám, đầu bù như ổquạ, mắt toét và mình mẩy ghẻ chốc quanh năm” (41,316). Châu Phiên có những khát vọng về cuộc sống phóng khoáng, tự do “Gã con trai ấy sanh đẻ giữa một vùng thiên nhiên phóng khoáng nên rất yêu những khung cảnh rừng núi tự do . Khỉ trở về nơi chôn nhau rún, Châu Phiên liền mộ dân lập ấp , cày ruộng, trồng ngô sống mỗi cuộc đời riêng biệt” (41,322). Châu Phiên còn có những hành động cụ thể để xây dựng một cuộc sống ổn định cho người dân sóc Mỹ Trà “Châu Phiên mở trường dạy học, dạy dân mua, bán và bỏ lần hết những cổ tục phiền phức. Trong quãng thời gian ấy, Châu Phiên đã làm một quyển sách dạy người Kinh nói thổ âm và dạy thể dân chữ Việt Nam và tiếng Pháp”.(41,322) (Ở một khía cạnh nào đó, đây chính là những ước mơ cua Lý VănSâm. Đặc biệt, trong cuộc đời thực của Lý Văn Sâm còn có một chi tiết rất giống với những gì ông mô tả trong cuốn truyện này. Cụ Năm Nổi, Già làng người Châu Ro ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh cửu kể: Vào năm 1956, sau khi vượt thoát khỏi ngục Tân Hiệp, trong thời gian ẩn nấp tại ấp Lý Lịch của đồng bào Châu Ro, giữa hoàn cảnh trốn tránh sự truy lùng gay gắt của Mỹ ngụy, Lý Văn Sâm đã dạy chữ quốc ngữ cho vợ chồng ông ).
Trong truyện ngắn Sương gió biên thùy, Lý Văn Sâm viết vào năm 1948, ta lại một lần nữa bắt gặp hình ảnh những ước mơ này trong khung cảnh làng Thanh Sơn, “mọí làng Mọi nằm giữa những khu rừng rậm nhất của hai quận Đồng Nai và Sông Bé” (Trong thực tế, hiện nay vẫn có một vùng đồng bào dân tộc Châu Ro tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Trong truyện, nhân vật Phong nói với Rosée, cô gái Pháp được anh ta cứu khỏi tay quân Nhật: “ Khi người ta không bằng lòng sống cuộc đời nô lệ, tức khắc người ta phải tìm phương giải thoát. Gần bốn năm nay, tôi sống xa hẳn người đời. Tôi lập một cõi giang sơn riêng và mặc sức vẫy vùng như chim trời cá nước. Tôi không nhìn nhận một pháp luật nào cả khi mà nước nhà tôi còn trong tay kẻ khác” (41,341). Trong cái xã hội tự do đó, tất cả đều bình đẳng “Ở đây không có sự hơn kém địa vị, không có giai cấp làm cho người này cách biệt hẳn người kìa. Chỉ có những người sống ngang nhau, sẵn sàng
37
chia sẻ cơm áo cho nhau và sẵn sàng chết vì nhau nếu cần”. (41,341). Tất nhiên ở đây có những tư tưởng của người cách mạng Lý Văn Sâm lúc này đã tham gia hoạt động kháng chiến bí mật trong nội thành, có một thực tế cuộc sống như thế đã hình thành trong các vùng kháng chiến chiến khu Đ ở Lý Lịch, Bù Chấp, sóc Bom Bo... Nhưng rõ ràng, đây là sự tiếp nối hữu cơ những mơ ước về một xã hội thanh bình, tự do và công bằng mà Lý Văn Sâm đã xây dựng trong tâm tưởng từ trước Cách mạng Tháng Tám. Đây là những chi tiết không thể gặp trong bất cứ truyện đường rừng nào của các tác giả khác. Như vậy, với Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, cuộc sống rừng núi hoặc là chốn bí hiểm, man rợ, hoặc là nơi không thể cải hoa được. Còn với Lý Văn Sâm, đó là nơi mà các nhân vật cua ông có thể xây dựng nên một thế giới thanh bình, tự do và công bằng, dù chỉ là trong một phạm vi nhỏ, một sóc, một làng nào đó. Đó là điểm rất khác của truyện đường rừng Ly Văn Sâm.
2.2.1.2. Những con người tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng xả thân vì việc
nghĩa gắn liền với tình yêu Tố Quốc
Các nhân vật trong truyện đường rừng cua Lý Văn Sâm đều tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa không đợi đền đáp. Trong giai đoạn trước 1945, đó là hình ảnh Kòn Trô cứu Thể Phụng, chàng thủ lĩnh Châu Phiên không ngại khó, khổ để giúp những người dân miền núi, từ việc cứu họ thoát khỏi bệnh ngứa đến việc đốt lửa ở hang Dơi để tạo ra cảnh Rồng bay về núi Gia Nhang, giải tỏa tâm lý sợ sệt thần linh giáng họa của những người dân miền núi còn mê tín. Chàng thợ săn trong truyện
Voi đội đèn sẵn sàng đối mặt với bầy voi dữ để bảo vệ mùa màng cho dân lành... Họ làm việc nghĩa như một nhu cầu tự thân, có khi như để thể hiện khí phách kẻ làm trai. Đến giai đoạn sáng tác sau năm 1945 của Lý Văn Sâm, tinh thần nghĩa hiệp của các nhân vật trong truyện đường rừng của ông có sự phát triển. Trong nhiều truyện lấy bối cảnh sau ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày Nam Bộ kháng chiến, tác giả diễn tả tinh thần nghĩa hiệp của nhiều nhân vật, trong nhiều trường hợp, gặp gỡ với tình yêu Tổ Quốc. Đó là nét riêng của truyện đường rừng Lý Văn Sâm. Các tiểu thuyết đường rừng của các tác giả khác đều nói nhiều đến các trận đánh đẫm máu, đến cái chết. Song, mục đích của những trận đổ máu đó thường là để giành giật một kho báu, phục vụ cho những âm mưu cát cứ mộng bá đồ vương hoặc trả thù cho dòng họ của một ai đó. Còn với các nhân vật cua Lý Văn Sâm, do bối cảnh của đất nước đã thay đổi, cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ngay trong những ngày nhà văn viết tác phẩm, bản thân ông cũng tham gia vào một phần của các biến cố đó cho nên
38
nhân vật trong truyện đường rừng của ông lại được diễn tả trên cái nền của cuộc kháng chiến. Đó là một hoàn cảnh đầy thử thách, buộc con người phải bộc lộ đầy đủ những phẩm chất và lý tưởng của mình qua hành động. Do hoàn cảnh viết trong lòng địch, nhà văn không có điều kiện để diễn tả nhiều về lý tưởng của nhân vật. Nhưng, những hành động của họ lại nói lên được rất nhiều. Đó là những hành động nghĩa hiệp và cái đích của nó là hướng về cống hiến cho non sông, đất nước. Phong trong Sương gió biên thùy, Cả Tiễn trong Mũi
Tổ, anh Tư lục lộ trong truyện Tiếng rên trong rừng lạnh , Trực trong truyện Ngày ra đi, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một cách hành động riêng trong những thời điểm khác nhau cua cuộc kháng chiến nhưng mẫu số chung của những hành động đó là tính nghĩa hiệp và tinh thần hy sinh cho Tổ Quốc. Nhân vật Phong (Sương gió biên thùy) thời thuộc Pháp cứu nàng Rosée, cướp xe lương của quân Nhật chia cho người dân, sau Cách mạng tháng Tám lại trở thành một viên chỉ huy quân cách mạng kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, lúc nào cũng sẩn sàng vào sinh ra tử vì chính nghĩa. Còn Cả Tiễn trong Mũi Tổ, trong hoàn cảnh cần phải giúp những người kháng chiến tiêu diệt một tên lính Ấn bằng cung tên để bảo đảm bí mật, dù biết rằng nếu bắn hắn sẽ phạm vào Mũi Tổ (điều cấm kỵ không được bắn vào mắt kẻ thù), nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận và bị địch bắt, đánh mù mắt. Những lời nói cuối cùng trước khi Cả Tiễn bắn Mũi Tổ cho thấy tinh thần nghĩa hiệp của anh “...Đây có lẽ là mũi tên cuối cùng, chấm dứt cái tài thiện xạ cua tôi. Nhưng tôi không ngần ngại gì mà không hy sinh cho đại cuộc . Vâng! Tôi đã dành một mũi tên cho Tổ Quốc. Nay là lúc tôi dùng nó vậy”. (41,306). Trong cái thời “nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân trai nào kém oai hùng” (lời bài hát Nam Bộ kháng chiến), tinh thần nghĩa hiệp của Phong, của Cả Tiễn... tiếp nối tinh thần nghĩa hiệp của những Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh trong văn học quá khứ, và cũng sẽ gặp gỡ với hình ảnh những Võ Tòng phương Nam trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sau này.
Điểm đặc biệt là tinh thần nghĩa hiệp ấy không phải chỉ nằm trong những người anh hùng, giang hồ mã thượng có hành tung kỳ bí, tài năng hơn đời như Cả Tiễn, như Phong... mà ngay cả những người bình thường, trong một hoàn cảnh thử thách nào đó, cũng bộc lộ phẩm cách anh hùng nghĩa hiệp. Như anh Tư lục lộ, người dân quân trong Tiếng rên trong rừng lạnh, được tác giả đặt vào một hoàn cảnh hiểm nghèo của những ngày đầu Nam Bộ
kháng chiến “Năm kia, khi khói lửa mới nổi lên trên đất nước này, có những dân quân rất can đảm lăn vào cái chết mà họ bảo là những cái chết vinh diệu”(41,421). Đoàn dân quân kháng chiến phá cầu và rút lui, phía sau là tiếng xe thiết giáp, tiếng súng truy đuổi của quân
39
Anh -Ấn. Thế nhưng, khi nghe tiếng khóc của mẹ con một người dân bị sót lại bên kia cầu thì “một người đàn ông đứng lại. Đó là anh Tư lục lộ. Anh nói với các bạn : “Các anh cứ chạy đi! Tôi phải cứu mẹ con nhà này mới được! Tôi, rủi có bề nào, xin anh em đùm bọc vợ con tôi.” (41,421). Và cuối cùng, tuy cứu được mẹ con người đàn bà chạy nạn qua chiếc cầu gãy, nhưng anh đã bị kẹt chân chết giữa cầu. Một năm sau, khi trở lại cánh rừng già ấy, người ta chỉ còn thấy nắm xương khô treo lỏng lẻo giữa hai khúc ván cầu chưa kịp rời nhau. Tính nghĩa hiệp ở đây đã nâng đến mức cao nhất: biết là nguy hiểm nhưng anh Tư lục lộ đã chấp nhận cái chết để cứu những người không quen biết. Đó cũng là tinh thần của hàng vạn thanh niên miền Nam đã đứng lên “tham gia phong trào chống xâm lăng”(Mũi Tổ), “cầm súng chiến đấu vì sự sống còn cua Đất Nước”(Ngày ra đi ). Khi bị sa vào tay giặc, họ hiên ngang chấp nhận chết vinh hơn sống nhục, không chịu đầu hàng giặc (Việt trong Đường vào xứ Thục). Nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu không cân sức, anh dũng chấp nhận cái chết vì Tổ Quốc như Trực (Ngày ra đi), Thọ (Đờn Chìn Kha la). Viết về cái chết của những con người như thế, nhà văn dành những lời thật trang trọng: “Sống, em là một vị anh hùng của Đất Nước. Chết, em là một vị thần lỉnh của Sông, Núi. Ngàn năm sau sử vàng của dân tộc còn mãi tên em” (Ngày ra đi)
2.2.1.3. Vì sao các nhân vật truvện đường rừng của Lý Văn Sâm lại thường
mang những nét tính cách anh hùng nghĩa hiệp như vây?
Tinh thần trọng nghĩa khí của các nhân vật trước hết xuất phát từ đặc điểm của vùng hiện thực mà nhà văn phản ánh. So với người miền rừng phía bắc, người miền rừng Nam Bộ có những đặc điểm riêng. Đất Gia Định - Đồng Nai được Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu cảnh đặt cương giới trên bản đồ Đại Việt vào năm 1698. Cư dân ở đây một bộ phận là con cháu của những lưu dân đất Việt vào khoảng thế kỷ XVI, XVII vào Nam khẩn hoang để khai phá vùng đất mới. Ca dao Nam Bộ có câu:
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma
Cuối thế kỷ XVIII, cảnh ở đây còn là rừng núi thâm u. Lê Quý Đôn viết trong Phủ biên tạp lục: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu đi vào, toàn là rừng núi hàng ngàn dặm” . Còn Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Xứ này nhiều cá sấu và cọp dữ”. Ở nơi “dưới sông sấu lội, trên
40
rừng cọp um”, phải sống và tranh đấu với thiên nhiên hoang dã “sáng phá sơn lâm , chiều đâm Hà Bá”, người miền rừng Nam Bộ đã sớm hình thành tính cách ngang tàng, khí khái, hiệp nghĩa, mang tinh thần “tráng sĩ miền Đông”, mã thượng giang hồ. Họ trọng nghĩa khí, thích làm chuyện nghĩa, nói chuyện nghĩa “nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế ấy cũng phi anh hùng” (Lục Vân Tiên). Chính vì vậy, trong văn học miền Nam trước đó, ta đã thấy xuất hiện nhiều mẫu nhân vật nghĩa hiệp theo kiểu “giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”
như những Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương Tử Trực trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, cậu Hai Miêng trong truyện thơ Cậu Hai Miếng, một số nhân vật trong các tiểu