Tình huống truyện

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 76 - 77)

6. Kết cấu của luận văn:

3.1.3. Tình huống truyện

Đặc biệt, bên cạnh việc xây dựng các cốt truyện và tìm kết cấu cho truyện đường rừng, Lý Văn Sâm còn tỏ ra sở trường trong việc xây dựng những tình huống truyện độc đáo. Đó là người chiến sĩ trên đường làm một sứ mạng đặc biệt lại tình cờ chung xe với người yêu mà trước đây chỉ biết nhau qua thơ văn, chưa biết mặt (Sứ mạng); là người chiến sĩ khi về

thăm mẹ lại lọt vào ổ phục kích của quân thù, nhưng người chỉ huy đội phục kích đó lại chính là bạn cũ của anh ta (Đường về xứ Thục); đoàn dân quân rút lui muốn giữ bí mật nhưng bị trạm gác của kẻ thù chắn giữa đường rút mà muốn giải quyết trong im lặng chỉ có thể sử dụng cung tên (Mũi Tổ). Những tình huống truyện như thế đã đặt các nhân vật vào tình thế phải bộc lộ cái bản lai diện mục, cái bản chất thật của con người mình bằng hành động. Qua đó có thể thấy hết những phẩm chất tâm hồn của nhân vật: cao quý hay hèn nhát, trọng tình nghĩa hay chỉ là kẻ vô tâm. Trong những tình huống như vậy, mới có thể thấy hết lòng yêu nước của một Cả Tiễn. Con người ấy ngày thường đã từng nói rằng “Tôi thường nói với chú rằng tôi không có gia đình và quyến thuộc. Gia đình tôi là Tổ quốc Việt Nam của chúng ta. Thân quyến tôi là những đồng bào đau khổ”. Vậy, trong tình huống đặc biệt, khi Cả Tiễn đã bước vào hàng ngũ kháng chiến và được yêu cầu bắn tên lính Ấn trong ổ canh phòng trên quan lộ bằng cung tên, mà hành động ấy sẽ phạm vào Mũi Tổ (lời thề cấm kỵ của người thiện xạ không được bắn vào mắt kẻ thù), thì anh ta sẽ xử sự ra sao :

“Anh ta ngắm nghía một chút rồi nhìn thẳng vào tôi và buồn rầu nói: Tôi sẽ phạm vào

77

mũi tên cuối cùng, chấm dứt cái tài thiện xạ cuả tôi. Nhưng tôi không ngần ngại gì mà không hy sinh cho đại cuộc. Vâng! Tôi đã dành một mũi tên cho Tổ Quốc. Nay là lúc tôi dùng nó vậy!...

Một mũi tên của Cả Tiễn buông ra, trúng ngay vào giữa mắt tên lính Ấn” (41,306) Ngay sau đó, Cả Tiễn bị giặc bắt và đánh mù mắt.

Có thể nói, tình huống truyện đặc biệt đã bộc lộ hết phẩm chất hào hiệp vĩ nghĩa diệt thân của người anh hùng Cả Tiễn.

Còn trong tình huống truyện Đường về xứ Thục, hai người bạn cũ nay đứng ở hai

chiến tuyến, một người về thăm mẹ lại bị bắt, trở thành tù binh của người kia. Một tình huống oái ăm. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó, tình người bộc lộ. Việt đã được người bạn của mình vờ xử bắn anh nhưng thực ra là tìm cách cứu và đưa anh trở về với cuộc kháng chiến. Tình huống truyện hé mở cho chúng ta thấy chút ánh sáng lương tâm vẫn chưa tắt trong lòng người bạn của Việt, một người mang tâm trạng Từ Thứ quy Tào, còn giữ trong lòng “nhất điểm lương tâm”. Xây dựng những tình huống truyện như thế là một đặc trưng trong cách viết truyện đường rừng của Lý Ván Sâm nói riêng và toàn bộ các mảng truyện của ông nói chung. Ông đã tìm được những “khoảnh khắc”, mà là “cái khoảnh khắc cốt yếu” , khi nhân vật, đặt trong một hoàn cảnh nhất định, tất phải bộc lộ tính cách chủ yếu của mình, cái tính cách chỉ phối cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử, đường đi nước bước và số phận của đời mình” (73,188). Cho nên, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm, trong công trình “Văn học miền Nam”(1969) đã nhận xét “ Ông (Lý Văn Sâm) có lối nhìn, cách tả hè mở cánh cửa vấn đề để người đọc giải quyết và tìm kết luận” (40,300)

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 76 - 77)