Nghệ thuật sử dụng yếu tố truyền kỳ một cách sáng tạo

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 86 - 93)

6. Kết cấu của luận văn:

3.3. Nghệ thuật sử dụng yếu tố truyền kỳ một cách sáng tạo

Một số truyện ngắn của Lý Văn Sâm có sử dụng yếu tố truyền kỳ. Đó là những truyền kỳ của các dân tộc bản địa sống ở Đồng Nai như Châu Ro, Châu Mạ, S'tiêng như trong Xác Mu Mi trên núi đá , Răng Sa Mát...Một số truyện là truyền kỳ vùng rừng núi trong thời khai hoang lập địa của lưu dân người Việt ở Đồng Nai như Ngăn rạch bắt sấu , Thần Ngư

Động, Mũi Tổ..Với đặc điểm là một vùng đất hội tụ lưu dân đến từ nhiều thời kỳ khác nhau

của lịch sử, Đồng Nai hiện nay có hơn 30 dân tộc cùng chung sống. Nhưng trong đó, người Châu Ro, Châu Mạ , S'tiêng là những dân tộcđã sống từ hàng ngàn đời ở đây. Do đặc điểm ở những vùng núi cao hiểm trở, cách xa các cộng đồng dân cư khác, kho tàng văn hóa phong phú của họ, trong đó có các câu chuyện cổ truyền kỳ, tới thời của Lý Văn Sâm hầu như chưa được biết đến. Những câu chuyện truyền kỳ ấy chưa đựng cả thần thoại, truyền thuyết và lịch sử của các dân tộc này. Như Jean Boulbet, một tác giả người Pháp viết trong tác phẩm “Xứ người Mạ, lãnh thổ cua thần linh” : “Được kể lại bởi các thi sĩ viết anh hùng ca của nơi này, lịch sử của xứ Mạ thật có ý nghĩa. Trước tiên lịch sử này hoàn toàn

xoay quanh cái thế giới của người Mạ làm như hoàn cầu đã được tổ chức tương quan với

cái thế giới nhỏ này. Lịch sử này cũng hiện kim, là bộ phận cấu thành toàn bộ của lịch sử

hiện đại vì chưa bao giờ được viết ra nên có được truyền từ cửa miệng đến tai và được gìn

87

của sách viết, sách giúp trí nhớ và ngày tháng, đã làm cho các sự kiện lịch sử có tính cách

thường trực, bởi vì chúng chỉ có thể tồn tại trong con người còn sống thôi và không thể tách

ra khỏi các sự kiện trước hay sau mà lại cũng tự pha trộn vào đời sống hiện tại cuả người

kể truyện và thính giả của nó”(45,24). Đây là điểm thuận lợi của Lý Văn Sâmkhi ông được tiếp xúc và khai thác một kho tàng truyền kỳ có thể nói là gần như hoàn toàn mới mẻ và chưa được nhà văn nào khai thác trước đó. Hơn nữa, đây lại là những câu chuyện truyền kỳ đang sống trong tâm thức của cộng đồng dân tộc đó, hiện hữu qua các phong tục ngày thường, các cuộc cúng lễ mà chính Lý Văn Sâm được chứng kiến và miêu tả trong các tác phẩm của ông (như lễ “ăn nhang” - cúng thần Luá Xa Giang Va- trong các truyện Sương

gió biên thùy, Vợ tôi - người dân tộc thiểu số).

Các câu chuyện truyền kỳ ông rút ra từ truyện dân gian của cộng đồng người Việt ở Đồng Nai, cũng có nét khác so với các truyện truyền kỳ của người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vốn có một hệ thống tín ngưỡng thần linh lâu đời tồn tại trong văn hóa làng xã qua mấy ngàn năm lịch sử. Do đây là một vùng đất mới và khá hoang dã, khi khai phá người lưu dân phải chống chọi với thiên nhiên hung dữ, nên trong tâm thức những người lưu dân Việt ở đây, vẫn còn nhiều yếu tố tâm linh mang màu sắc huyền bí khá rõ nét, thể hiện trong những câu chuyện truyền kỳ mới về cá sấu, về cọp ba móng... mà Lý Văn Sâm sẽ khai thác và đưa vào các câu chuyện của ông. Cho nên, yếu tố truyền kỳ xuất hiện trong tác phẩm đường rừng của ông gắn vối bối cảnh thiên nhiên và con người chung quanh rất tự

nhiên, không tạo cảm giác vay mượn hay giả tạo. Trong các nhà văn viết truyện đường

rừng phía Bắc, làm được điều này có lẽ chỉ có Lan Khai, người gắn bó và khai thác kho tàng truyện truyền kỳ của cuộc sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, Thanh Hóa.

Mặt khác, sử dụng truyền kỳ là thủ pháp rất quen thuộc cua nhiều nhà văn Việt Nam nói chung và những nhà văn viết truyện đường rừng nói riêng. Điều đó cũng có lý do của nó. Nhà nghiên cứu Đào Hùng, trong bài viết Sợ, một nhu cầu tự nhiên của con người

(đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, năm 1998) cho rằng “Khác với phương Tây, phương Đông vốn không phân biệt rạch ròi giữa cái thẩn kỳ, cái kinh dị và chuyện đời thường .Người phương Đông coi cái sống và cái chết chỉ là hai mặt của đời sống, chết chẳng qua là sự tiếp nối của sự sống ở một thế giới khác, dưới một hình thức khác. Vì vậy giữa người chết và người sống vẫn có sự chung đụng hàng ngày, giữa con người và thần linh vẫn có sự tương thống, tuy nó có thể gây nên sự e dè kính nể hay sợ hãi” (39,200). Tuy nhiên, ý thức về sử dụng truyền kỳ cũng như mức độ sáng tạo lại các yếu tố truyền kỳ giữa

88

các nhà văn có khác nhau. Có nhà văn gần như dựa hoàn toàn vào yếu tố truyền kỳ, chỉ dùng nghệ thuật viết truyện hư câu thêm thắt cho câu chuyện thêm phần huyền hoặc (Tchuya). Song, như Vũ Ngọc Phan đã nhận xét về Tchya : “Trong tập Ai hát giữa rừng

khuya cũng như trong tập Thần Hổ, tác giả đề nhiều ánh sáng quá mà phàm trong những

truyện kỳ quái thú vị nhất, như những truyện của Hoffinan, phải có đủ bóng tối cho ma hiện hình . Những đoạn ma cụt đầu đấu võ, ma trành hát cho Thần Hổ nghe, nếu viết có nghệ thuật thì ghê sợ biết chừng nào. Tchya muốn cho ta tin rằng những việc quái đản trong thế giới loài người bằng lời nghị luận, ông muốn đánh vào lý trí người ta, nên ông đã không thành công” (83,927). Có nhà văn lấy truyện truyền kỳ làm nền cho cốt truyện, sáng tạo thêm nhân vật và tình tiết, nhưng về ý nghĩa của câu chuyện truyền kỳ thì đã hoàn toàn thay đổi, chỉ còn như một chi tiết trong câu chuyện có tính chất trinh thám. Và họ luôn cố công tìm cách giải mã những yếu tố truyền kỳ một cách rất hiện thực, đúng như yêu cầu của truyện trinh thám. Như Thế Lữ có câu chuyện sử dụng huyền thoại thần giữ cuả trong Vàng và máu để làm nền cho câu chuyện vị quan châu Nga Lộc tìm được vàng trong hang Văn Dú. Nhưng cuối cùng, khi câu chuyện kết thúc, người ta mới hiểu rằng không có huyền thoại nào ở đây cả. Những kẻ đi tìm kho báu đã chết không phải vì lời nguyền nào hết mà chỉ vì trúng phải thuốc độc được tẩm trên vách đá đường vào hang. Và ai tìm được bí mật đó thì có thể chiếm được kho báu. Nói cách khác, yếu tố truyền kỳ ở đây đã mất ý nghĩa của truyền kỳ đích thực, được cải biến lại hoàn toàn, chỉ còn là một bí ẩn cần được giải đáp. Còn những cốt truyện truyền kỳ được sử dụng trong truyện ngắn Lan Khai như Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con .... về cơ bản không có gì thay đổi so với nguyên mẫu cốt truyện ban đầu, với những chuyện truyền kỳ mạn ngược phổ biến rất rộng rãi trong cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc. Chỉ có cái khác là nhà văn dùng tài nghệ miêu tả khá ấn tượng. Như trong truyện Người lạ, nhan sắc của cô gái thật ma quái: “mặt dài thon; da trắng mòng mọng lại có những vân đỏ và phủ một lượt tơ như vỏ đào non ; lông mày rậm, vàng như râu ngô lượn tròn trên cặp mắt sáng quắc. Lạ một điều là lòng đen mắt cô ta đỏ và trong suốt như mắt thỏ trắng. Cô ta nhìn một cách lấm lết đáng nghỉ; miệng cười như đốt lòng người. Nhưng đến hai hàm răng thì ghê quá.! Răng người đâu mà nhọn hoắt như răng mèo”

(46,12). về cách kể những câu chuyện truyền kỳ này thì: “Để tăng thêm nỗi kinh hoàng, Lan Khai thường miêu tả rất kỹ, nhiều khi rề rà cái cảm giác lạnh lẽo cùng những lỉnh cảm tai họa lơ lửng trong không gian, những tiếng động đầy khả nghi, sự ẩn hiện ly kỳ của một ai đó, một cái gì đó sau mỗi gốc cây, hẻm núi...trước, rồi sau đó mới để cho các sự kiện xảy

89

ray tạo cho tác phẩm một không khí hoang đường, căng thẳng từ đầu đến cuối” (35,802). Song, như đã nói, về cơ bản, nhà văn giữ nguyên nguyên mẫu truyện, do đó, cũng chưa nâng được ý nghĩa câu chuyện lên như một tác phẩm độc lập có dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Mặt khác, cũng vì điều đó, ông chỉ mới có thể dừng lại ở chỗ miêu tả cái huyền bí của rừng núi, chưa thể đem lại cho người đọc một nhận thức mới sau những điều ông miêu tả. Vũ Ngọc Phan nhận xét: Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm người ta có cảm về tâm hồn ngây thơ và chất phác của cô Sơn nữ bao nhiêu, thì đọc truyện đường rừng của Lan Khai người

ta lại ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu và người ta có cái cảm tưởng như những chốn sơn lâm của Mường, Mán chỉ là những nơi ma thiêng nước độc, người man di còn ở lẫn với thú dữ và....ma”. (83,903).

Trong trường hợp Lý Văn Sâm, ông có cách dùng yếu tố truyền kỳ trong các truyện đường rừng của mình theo nhiều kiểu khác nhau và bộc lộ sự sáng tạo. Cũng có lúc, ông chỉ kể lại câu chuyện truyền kỳ có sẵn như trường hợp truyện Xác Mu Mi trên núi đá. Đây là một truyện truyền kỳ của người Châu Mạ nói về tục thờ linh vật (Mu Mi -tức Thần cá sấu ), giải thích sự tồn tại của các hòn núi ở địa phương. Nhà văn chẳng qua chỉ kể lại bằng ngôn ngữ hiện đại, có thêm thắt chút ít. Trong trường hợp này, ông không có gì khác biệt so với Lan Khai, thậm chí có phần còn kém hơn vì miêu tả cảnh và người theo con mắt nhìn của một họa sĩ và tạo một cách kể chuyện nhẩn nha, thu hút người đọc là biệt tài của Lan Khai. Nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt. Trong một số trường hợp khác, Lý Văn Sâm đã có ý thức sử dụng yếu tố truyền kỳ một cách sáng tạo. Như trong truyện Thần Ngư Động chẳng hạn. Câu chuyện sử dụng chuyện truyền kỳ về những kho báu cất giấu trong các hang động trong rừng núi vốn khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc vùng rừng Tây Nguyên và Nam Bộ. Nếu ở Nam Trung Bộ phổ biến câu chuyện về các kho tàng châu báu của người Chàm (tiếng địa phương gọi là của Hời ) thì ở miệt rừng Nam Bộ có huyền thoại về kho tàng của Thần Rừng, Thần Sông. Nhưng nhà văn đã có cách kể kết hợp khéo léo giữa thực và hư, giữa huyền thoại và hiện thực. Câu chuyện kể rằng chiều đó, Lương Điền có cảm giác như mình đã thấy vật gì đó giữa làn khói sóng nơi thác nước; đêm đó, Lương Điền nằm mơ thấy được Kim Ngư thần nữ đưa đến gặp Thần Ngư Động và được thần hứa cho kho báu; khi tỉnh dậy, mặc sự ngăn cản của Lê Tùng, anh ta kiên quyết đóng bè xuôi dòng thác đi tìm kho báu và vĩnh viễn không trở về. Nếu xét câu chuyện truyền kỳ này một cách khắt khe theo cái nhìn của lý trí khoa học, thì chỉ trừ vài chi tiết (bộ quần áo của Lương Điền ướt đẫm khi anh ta đánh thức Lê Tùng ), còn thì không có sự huyền hoặc nào là đáng kể. Như

90

vậy, qua cách diễn tả khéo léo của nhà văn, có thể thấy việc thấy Thần Ngư Động trên sóng, gặp thần và được hứa cho kho báu tất cả chỉ diễn ra trong sự huyễn tưởng, trong trí tưởng tượng của Lương Điền. Vấn đề là anh ta đã tin vào giấc mơ hư huyễn đó và đi tìm kho báu mơ hồ để gặp một cái chết rất thật. Có thể nói, yếu tố truyện truyền kỳ ở đây đã được sử dụng một cách rất có liều lượng, không có gì là quá huyền hoặc, nhưng vẫn góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề câu chuyện (Lương Điền không khống chế được tham vọng, chạy đuổi theo những kho báu vô vọng vì mộng làm giàu).

Tương tự như vậy là truyện Mũi Tổ. Yếu tố có tính truyền kỳ duy nhất trong câu chuyện là niềm tin của nhân vật Cả Tiễn vào lời thề về Mũi Tổ “Những khi nhắm bắn “con mồi” trước mắt, người ta cố hết sức tránh mũi tên đừng lọt vào tròng mắt con mồi ấy. Nếu ta bắn trúng con mắt thú, tức là phạm tới “Mũi Tổ” rồi vậy. Không bao lâu sau mắt ta tự nhiên mù hẳn...” (41,304). Rồi ít lâu sau, trong trường hợp vì đại nghĩa phải sử dụng đến Mũi Tổ, Cả Tiễn đã bắn mũi tên ấy để rồi bị giặc bắt, đánh đến mù đôi mắt. Như vậy, lời thề đã linh nghiệm như truyền thuyết, nhưng cũng có thể nói rằng đó chỉ là một sự trùng hợp (chiến đấu chống giặc, bị bắt và tra tấn đến thành thương tật là chuyện thường xảy ra trong kháng chiến). Trong một số trường hợp, nhà văn sử dụng yếu tố truyền kỳ có tính chất kỳ ảo hoang đường rõ nét như trong truyện Ngày ra đi có chi tiết Trực hiện hồn về cứu Nhơn và đồng đội của anh ra khỏi ổ phục kích. Ở đây, dùng cái kỳ lạ , nhà văn muốn khẳng định linh hồn của người lính hy sinh vì đất nước nhưng vẫn sống mãi trong lòng đồng đội. Chi tiết

“thiêng hóa”này khá hoang đường nhưng lại rất quen thuộc trong văn học dân tộc và tạo ấn tượng về hình ảnh người lính “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh (Nguyễn Đình Chiểu). Mà đó cũng chính là mục đích viết truyện của Lý Văn Sâm.

Cần biết rằng nhà văn Lý Văn Sâm còn có một truyện nhan đề Chuông rung trên tháp đổ (ký bút danh Bách Thảo Sương) viết vào năm l956. Nội dung truyện mượn hình ảnh một con khỉ làm xiếc thoát khỏi tay chủ, đêm đêm rung chuông trong toà tháp đổ, giả làm thần thánh để nhân dân phải cúi rạp, tôn sùng trước quyền uy khỉ đột của nó. Vượt qua nội đung một câu chuyện truyền kỳ đường rừng thông thường, ẩn ý câu chuyện tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm qua cách viết “biểu tượng hai mặt”. Sau khi truyện được đăng, ngay lập tức nhà văn Lý Văn Sâm đã bí mật vụ Diệm bắt giam vào nhà lao Tân Hiệp. Cách sử dụng yếu tố truyền kỳ như vậy đem lại hiệu quả rất cao. Nó vừa đem lại cái không khí huyền thoại lạ thường rất cần thiết trong một truyện đường rừng, nhưng nhà văn vẫn đứng khá chắc chân trên mảnh đất hiện thực, để người đọc không nghĩ rằng đây chỉ là câu chuyện huyền hoặc,

91

sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà văn và vẫn nhận ra ý nghĩa ẩn đằng sau câu chuyện. Nói như Philimonova trong bài viết Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học, đó là “những truyền thuyết và là những truyền thuyết văn học vì chúng có sự xử lý văn học rõ ràng của tác giả”. Hơn nữa, cách sử dụng yếu tố truyền kỳ nửa hư nửa thực như thế cũng là điều thường gặp trong tác phẩm các nhà văn viết trong vùng tạm chiếm. Họ sử dụng cách viết “biểu tượng hai mặt”để thể hiện ý mình như sau này Vũ Hạnh sẽ sử dụng trong Bút máu, Chất ngọc, Viễn Phương sử dụng trong sắc lụa Trữ La. Mặt khác, về mặt công chúng tiếp nhận, cách viết của Lý Văn Sâm cũng đã tìm được sự đồng cảm của công chúng bạn đọc miền Nam. Nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm con người miền Nam, về sự hình thành của tính cách miền Nam hồi đầu thế kỷ XX đều nhắc đến đặc điểm người miền Nam mê truyện Tàu. Nhiều tiểu thuyết cổ điển của Trung Hoa đã được dịch và in rộng rãi ở miền Nam. Điạ chí văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh cũng đánh giá: “Về mặt nghệ thuật, những yếu tố huyền thoại mà các ông sử dụng mang giá trị của những biểu tượng. Đối với người đọc Nam Bộ, vốn quen với tiểu thuyết cổ

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 86 - 93)