Hình tượng thiên nhiên trong truvện đường rừng của Lý VănSâm

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 57 - 59)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3. Hình tượng thiên nhiên trong truvện đường rừng của Lý VănSâm

Có những nhà văn trong nền văn học thế giời chuyên viết về thiên nhiên, coi thiên nhiên là đối tượng miêu tả chính. Lý Văn Sâm là một nhà văn thuộc dòng văn học Nam Bộ, một dòng văn học được viết theo một văn phong bình dị, theo “truyền thống Lục Vân

58

Tiên” (76,335). Một trong những đặc điểm của dòng văn theo truyền thống này là thiên về kể chuyện hơn là tả cảnh. Trước đó, trong các truyện thơ như Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của các tác giả khác, ta ít khi bắt gặp những dòng thơ, những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên. Cảnh đường rừng lại càng hiếm hoi. Trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, những tác phẩm có lưu ý tới miêu tả cảnh vật thì chủ yếu là cảnh nông thôn miền Nam lúc ấy. Đây là ý kiến của nhà văn Bình Nguyên Lộc (đăng trên tạp chí Văn -1967): “Lần đầu tiên người độc giả Việt Nam được thấy hình ảnh của một con chó phèn nằm thè lưỡi nơi hàng hiên của nếp nhà tranh, được nghe nhạc nhái dưới các ruộng sâu vào các buổi chiều, toàn là những cảnh quen thuộc mà sao nghe nó lại như là mới lạ, hấp dẫn hơn liễu rủ bên hồ, sen mới tàn bông, cúc vừa trổ nhụy” (76,323). Truyền thống ấy vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến Lý Văn Sâm. Tác phẩm của ông vẫn thiên về kể hơn là tả. Trong các truyện đường rừng của ông hiếm có những bức tranh thiên nhiên đứng riêng biệt. Nó chỉ xuất hiện trong tổng thể tác phẩm, khi cần diễn tả một bối cảnh, một tâm trạng nhân vật.

Hơn nữa, mục đích truyện đường rừng của Lý Văn Sâm cũng khác với các nhà văn đường rừng khác như Thế Lữ, Lan Khai, Đái Đức Tuấn.... Như Thế Lữ chẳng hạn. Ông viết truyện đường rừng nghiêng về góc độ kể những câu chuyện kinh dị, truyện trinh thám. Cho nên, ông miêu tả rừng núi để tạo cảm giác bí hiểm, rùng rợn cho chuyện kể của mình. Với trường hợp Lan Khai, trong các truyện đường rừng của Lan Khai có bộ phận tiểu thuyết nghiêng về miêu tả phong tục miền núi, nên ông miêu tả rất nhiều những cảnh thiên nhiên, với tư cách làm nền cho cuộc sống miền núi. Trong các truyện như Suối Đàn, Rừng khuya, Tiếng gọi của Rừng thẳm, Mọi rợ... ta đều dễ dàng bắt gặp những bức tranh thiên nhiên,

một thế giới thiên nhiên “hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp chân thực tươi trẻ vừa mộc mạc gần gũi thân quen lại rất mộng và thơ” (113,535).

Lý Văn Sâm viết truyện đường rừng chủ yếu là để thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do, công bằng hoặc để diễn tả những tư tưởng tranh đấu. Cho nên, ông ít khi chú ý miêu tả thiên nhiên như một đối tượng riêng. Song, nhờ sinh trưởng ở miệt đường rừng như trên đã nói, đồng thời Lý Văn Sâm rất yêu thiên nhiên rừng núi, cho nên cảnh rừng núi hoang sơ và những dòng sông của quê hương như sông Đồng Nai, sông Là Ngà, cảnh cuộc sống con người miền rừng vẫn được Lý Văn Sâm miêu tả khá đa dạng trong các tác phẩm của mình.

Như chúng tôi đã giới thiệu về cuộc đời của nhà văn, Lý Văn Sâm sinh ra trong một làng nhỏ ở quê ngoại thuộc vùng rừng làng Tân Nhuận, quận Tân Uyên. Trong bài tựa

59

“Thâm u và cao cả” của tác phẩm Kòn Trô, ông từng viết “Tôi lớn lên ở trong rừng và mãi tới năm bảy tuổi mới được ra học ở trường tỉnh. Trọn bảy năm, tâm hồn thơ dại của tôi đã thấm sâu bóng núi, hình cây, tiếng chim, lời suối” (41,206 ). Đây cũng là nơi “quê hương rừng thẳm sông dài” như nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ từng gọi. Do người Việt lập làng khai phá muộn nên đến thời của nhà văn, nơi đây vẫn còn nhiều cánh rừng hoang vu, kỳ vĩ. Quê nội của ông, làng Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa, cũng là một làng nằm giữa vùng rừng núi mà sau này sẽ là một phần của Chiến khu Đ huyền thoại. Một nhà văn đồng hương của Lý Văn Sâm là Hoàng Văn Bổn miêu tả : “Từ trên cao nhìn xuống, làng Bình Long chúng tôi như một cái bàu nhỏ lọt thỏm giữa rừng đại ngàn miền Đông Nam Bộ, có con sông Đồng Nai như sợi chỉ nhỏ vắt qua, bò, trườn từ Đồng Nai thượng, Lang Biang qua Cát Tiên, thác Trị An, ngã ba Sông Bé, xuống ngã ba Bình Ninh -cù lao Mỹ Quới, xuống cù lao Thạnh Hội. Bửu Long, cù lao Phố và tuột ra biển cả” (6,59-60 ). Những cảnh thiên nhiên của quê hương như thế đã in đậm dấu vết trong tâm hồn ông ngay từ thời thơ bé. Sau này, vào thời thanh niên, Lý Văn Sâm còn có nhiều dịp sống giữa cảnh núi rừng như thời kỳ thay cha làm chủ lò than ở giữa vùng rừng Mã Đà - Trị An, nơi mà từ lâu dân gian đã có câu truyền “Mã Đà sơn cước anh hùng tận”. Trong tạp văn Mã Đà sơn cước, Lý Văn Sâm viết: “Mã Đà vốn là quê hương lâu đời của những loài cây cổ thụ cổ tên và không tên, của những vạt rừng già mênh mông không vết chân người...” (43,391). Do đó, khác với một số nhà văn viết truyện đường rừng khác viết về cảnh rừng núi phần nhiều bằng trí tưởng tượng, ông am hiểu tường tận cảnh đẹp, sự hùng vĩ của rừng núi và sẽ đưa hình ảnh thiên nhiên rừng núi này vào nhiều câu chuyện đường rừng của ông. Nguyễn Văn Y nhận xét

“Nhờ sinh trưởng và sống lâu năm ở miệt rừng, có dịp thường xuyên tiếp xúc với đồng bào thiểu số...Đọc những “truyện đường rừng”, “truyện phiêu lưu” của Lý Văn Sâm ta thấy cảnh thiên nhiên hoang dã hiền hòa của núi rừng hiển hiện với những con người miền núi thật chất phác, cần cù mà không kém can trường, dũng cảm”.(40,368). Đó là một thiên nhiên chân thực và.đa dạng.

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)