6. Kết cấu của luận văn:
2.3.1. Thiên nhiên trong truyện đường rừng của Lý VănSâm chân thực và đa dạng
dạng
Khi viết truyện đường rừng, trong những tác phẩm đầu tiên Lý Văn Sâm như đã đưa ra những thông điệp kêu gọi con người trở về với thiên nhiên rừng núi. “Cây bút truyện đường rừng phương Nam mong mỏi bạn đọc hãy quên những phút phồn hoa đô thị để cùng với
60
mình đi sâu vào chốn thâm li, cao cả cho lòng vợi bớt những điều nhỏ nhen phàm tục”
(40,217)
Vì vậy, ngay từ những truyện đường rừng đầu tiên (được tập hợp in trong tập truyện
Kòn Trô (1949)), Lý Văn Sâm đã đưa người đọc đến với những bức tranh kỳ ảo, đa dạng về thiên nhiên miền rừng Đông Nam Bộ hoang sơ trong nhiều thời điểm từ cổ tích đến hiện tại. Đó là thiên nhiên cổ sơ, hoang dã với đỉnh cao mây mù và những dòng sông đầy cá sấu hung dữ (Xác Mu Mi trên núi đá), những cánh rừng già âm u với huyền thoại về người thợ săn kiêu dũng bị vợ phản bội đã biến thành con chằn niên lẩn trốn trong hang sâu (Răng Sa Mát). Đó là những thác nước đổ ào ạt mà sau làn nước bạc như ẩn giấu những hang động, những kho tàng kỳ ảo khiến chàng Lương Điền liều mạng dấn thân ra đi không trở lại
(Thần Ngư Động), những nương rẫy đang mùa thu hoạch có đàn voi rừng phá làng mà cung nỏ, súng đạn đều như bất lực (Voi đội đèn)... Đó là hình ảnh của một vùng rừng ven Thị xã Biên Hòa vào thời điểm những năm 40 thế kỷ trước mà đầy vẻ sơn dã, hoang sơ:
“Khu Sâm Lâm biệt lập này cổ tiếng là nhiều nai và gấm (beo). Đêm đến, tiếng cọp gầm nghe như khít vách nhà. Cuộc đất hết nghiêng xuống lại trườn lên thành hình vuông treo. Dưới những trũng sâu, trên “nệm” lá tre mục xao xác dấu chân nai. Cái tên “HốNai” cũng vì đó mà có. Chiều nào, người trong xóm cũng nghe nai “chém lộn”; những cặp gạt cứng hơn gỗ chạm vào nhau nghe côm cốp như có một cuộc thao dượt của hai tay trường côn” (Mũi Tổ) (41,297)
Ngòi bút Lý Văn Sâm tỏ ra rất có tài nắm lấy cái thần của cảnh rừng. Chỉ với vài nét bút, ông đã vẽ được cảnh rừng trong nhiều trạng thái khác nhau, tạo sự đa dạng cho hình ảnh thiên nhiên trong tác phẩm của mình . Có lúc, đó là một cảnh rừng ban mai tươi đẹp :
Ánh nắng một buổi hè, tươi vàng như một màu son mới, chan hòa khắp cảnh lâm tuyền (...)
Dưới ánh bình minh lộng lẫy, hàng ngàn tấn nước từ ngọn sóng cao đổ xuống vực sâu thành những tiếng động kinh hồn.
(41,222)
Có lúc, đó là một cảnh trưa của rừng già mùa hạ:
“Lúc ấy đã gần đúng ngọ.
61
Không một hơi gió thoảng. Không một bóng chim muông. Vòm trời xanh bát ngát ngập những hoa nắng rung động lập hè gần nảy lửa.
Giờ này là giờ an nghỉ các loài cầm thú, là giờ rong chơi của các đấng sơn thần, là giờ lang thang của các linh hồn mọi rợ ẩn trú nơi của sơn lâm huyền bí” (42,15)
Còn đây là cảnh hoạt động của rừng già trong một đêm trăng đầy âm u, bí hiểm:
“Một tiếng sét nổ xé không gian làm chuyển động cả khu rừng cấm trùm lên một quãng sông dài.
Sau tiếng nổ kỉnh hoàng ấy, mưa lần ngớt hột và gió cũng giảm bớt sức hăng hái. Mưa gió đã nhường cái tiếng rủ non rền rĩ lại cho tiếng thác thiên thu buồn.
Không bao lâu, mây đen lợt sắc. Ven trời tây leo lết một vành trăng tái trông phờ phạc như màu da người bị chói nước và xa xôi, bí mật như ngọn đèn ma cõi âm đài.
Tiếng gáy đầu tiên của một con gà rừng nghe tê buốt. Từng giọt nước theo nhau nhểu chuyền từ cành lá cao xuống cành lá thấp .
Từ ngọn xuống tới gốc cây, giọt nước lóng lánh ánh trăng xanh như một hòn bích ngọc. Cái chất chói sáng trong giọt nước tắt theo bóng tối vô cùng khỉ lìa thân lá gieo mình xuống mặt đất ẩm.
Một con cá sấu từ giã bãi cát, nhìn trăng lần cuối cùng rồi chuồi mình xuống nước. Từ trong một hốc rừng thẳm , một ông chúa sơn lâm vạch cỏ lát mò xuống bến sông hoang.
Vành trăng in trên gương nước, chao mình bể ra thành mảnh vụn, khi mõm của con ác thú khát nước nhúng xuống sông trăng.
Hai cánh chim thiêng đập vào nhau sau một tiếng “quác” não nùng.
(41,415)
Những cảnh miền rừng vừa thực, vừa huyền ảo như thế cho chúng ta thấy Lý Văn Sâm cũng tỏ ra có tài miêu tả sự bí hiểm, rùng rơn của núi rừng không kém các nhà văn đường rừng như Tchya , Thế Lữ. Song, điểm khác là những sự bí hiểm ấy toát lên từ cảnh thực của rừng đại ngàn Nam Bộ, tạo cảm giác rất thực chứ không phải từ trí tưởng tượng .
Thiên nhiên hoang dã, dữ dội của vùng rừng núi này đã được thể hiện khá chân thực và đầy ấn tượng trong các truyện đường rừng của ông. Những cảnh rừng động, thác gào,
62
mưa rừng, bão tố đầy ám ảnh mà nhà văn miêu tả trong các tác phẩm đều có bóng dáng của những cảnh có thực, sự kiện có thực. Khoảng cách giữa những cảnh thực và cảnh hư cấu có khi là rất nhỏ. Trong truyện truyền kỳ Xác Mu Mi trên núi đá, có cảnh miêu tả bão tố rất ấn tượng, tưởng chừng như chỉ có trong không gian cổ tích:
“Hằng năm, nước sông Là Ngà theo mùa mưa gió, dâng cao lên. Những vùng lân cận đều lụt. Nước sông đỏ ngầu như máu, trôi băng băng ra sông Cái (sông Đồng Nai),
Gió lạnh thổi từ ngoài bể vào làm để những cây cổ thụ âm u. Mưa và sóng gào lên như những con quái vật.
Mọi người khép cửa lều lại và chất thêm củi vào lò. Họ ra đời với tiếng gió gào, sóng thêu nên đã quen đi , hầu như là không nghe thấy nữa”.(41,257)
Trong truyện vừa Vợ tôi - người dân tộc thiểu số, ta lại gặp một cảnh bão lụt khác được miêu tả trong thì hiện tại, song không kém phần ghê gớm, dữ dội:
“Trước vụ gặt năm ấy, một trận bão rừng nổi lên, quật cây ngã ầm ầm. Chòi canh bị gió thổi mất. Nhiều xóm bị cuốn đi hết phân nửa nhà cửa. Mưa luôn bốn hôm mới tạnh.
Nước chảy như xối qua những triền cao, rồi đổ nhầu xuống sông, xuống suối, mau hơn ngựa chạy. Cành gãy, lá nát trôi băng băng theo dòng nước đỏ như dòng máu.
Nước dồn xuống sông Là Ngà và sông Bé nhiều quá. Hai con sông ứ nước dưng cao lên và tràn tuốt vô rừng. Hàn ông Sâm ở Trị An, hàn dài ở sông Bé, bị nước xóa mất. Dòng sông luôn luôn nổi bọt như căm giận, như điên cuồng.
Lúa rẫy bị gió xoáy, quặn lại như chùm tóc rối. Có chỗ, lúa bị đứt ngọn, nằm lả tả bên đám “tàu bay”, chỉ còn trơ những gốc rạ cứng.” (42,383)
Vì sao trong cả miêu tả cảnh vật ở thời cổ tích và cảnh vật ở thời hiện thực, nhà văn lại có những nét tả gần giống nhau. Chúng tôi cho rằng, có hiện tượng này là vì tuy viết truyện đường rừng, nhưng khi có cơ hội miêu tả cảnh vật rừng núi, nhà văn không phóng bút hư cấu mà mô tả sát gần với hiện thực mắt thấy tai nghe. Như những cảnh vật bão lụt ở nơi núi rừng được miêu tả trong hai tác phẩm này rất gần với hiện thực thời ông sống. Ngay vào thời Lý Văn Sâm viết tác phẩm, miền Đông Nam Bộ cũng đã từng chứng kiến trận bão lụt lịch sử tháng 10-1952 mà người dân quen gọi là “trận lụt năm Thìn”
“Tháng mười năm 1952, một trận bão lụt đổ áp vào miền Đông gây thiệt hại lớn, nhất là tỉnh Thủ Biên. Nước sông Đồng Nai, Sông Bé dâng tràn hai bên bỡ, tạo thành bể nước
63
mênh mông . Toàn bộ nhà của nhân dân, các cơ quan, đơn vị trong Chiến khu Đ, Vĩnh Cửu đều bị ngập, trôi, cây rừng ngã đổ, đè sập, thiệt hại hoàn toàn. Phía hạ lưu sông Đồng Nai, nước tràn hai bờ, ngập cả chợ Biên Hòa” (75, 280).
Ngay cả miêu tả cảnh cỏ cây, các loài thú chẳng hạn, những cảnh voi, cọp, cá sếu... và nhiều loài thú hoang dã xuất hiện trong tiểu thuyết Lý Văn Sâm cũng không hẳn là sản phẩm của tưởng tượng, thậm chí có trường hợp chưa dữ dội bằng thực tế. Vì đến những năm 40, 50 của thế kỷ XX, rừng núi của khu vực này còn khá hoang vu và nhiều thú hoang dã. Trong lịch sử tồn tại của Chiến khu Đ trong vùng rừng này thời kháng chiến chống Pháp, cán bộ và chiến sĩ ta phải chống chọi không chỉ với giặc mà còn cả với thú dữ. Sách Địa chí
Đồng Nai, phần Lịch sử còn có hẳn một mục “Diệt cọp ba móng ở Chiến Khu Đ” kể về một sự kiện có thật:
“Rừng chiến khu Đ thuộc loại rừng già, với cả một quần thể động vật, thực vật hoang dã. (....)Từ giữa năm 1948, cọp ba móng như một hung thần, hằng đêm bắt người ăn thịt, trở thành nỗi ám ảnh cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trong căn cứ.
Khu, tỉnh chỉ đạo tất cả các cơ quan quân dân chính Đảng trong căn cứ đều phải làm nhà sàn cao để ở, toàn bộ các khu vực dân cư, cơ quan đều chặt cây, làm hàng rào chống cọp. Thế nhưng nhà sàn, hàng rào vẫn không ngăn được cọp ba móng, cọp ba móng vẫn hung dữ và khôn ngoan, vượt hàng rào cây cao 2-3 mét bắt người rồi thoát ra ngoài, hành động nhanh như chớp. (....) (75,278).
Cọp ba móng dữ dằn đến độ tỉnh Biên Hòa phải lập một đội đặc nhiệm diệt cọp ba móng do đồng chí Bùi Cát Vũ - Giám đốc binh công xưởng khu 7 chỉ huy và sau rất nhiều lần phục kích giết hụt mới hạ được cọp ba móng. Hình ảnh con cọp ba móng hung dữ này còn được nhắc đến trong những trang văn của Huỳnh Văn Nghệ, Hoàng Văn Bổn và hồi ức nhiều người sống ở Chiến khu Đ giai đoạn này.
Và chỉ cách đây vài năm, báo chí trong nước còn liên tục đưa thông tin về việc đàn voi rừng phá rẫy, phá nhà dân ở Định Quán (Đồng Nai), tức là giống như những sự kiện mà Lý Văn Sâm mô tả ương truyện Voi đội đèn. Thậm chí, những cảnh như:
“Trời làm phong vũ ngót bảy ngày tròn. Gió tung rách rừng. Mưa chan đầy nội cỏ. Lá níu lấy đá. Nhành níu lấy nhành. Chim rừng xao xác. Bọn dã thú lấm lết nhìn trời” (41,318)
64
Và các cảnh rừng cây cổ thụ bạt ngàn xào xạc trong gió rừng, với hàng đàn thú rừng hoang dã ra sông uống nước, ngày nay chúng ta vẫn có thể chứng kiến tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, nơi có những địa danh “sóc Thanh Sơn”, “núi Gia Nhang”, “núi Gia Huynh” mà