Hình tượng con người trong tình nghĩa

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 42 - 51)

6. Kết cấu của luận văn:

2.2.2.Hình tượng con người trong tình nghĩa

Nhân vật của Lý Văn Sâm trong truyện đường rừng còn là những con người trọng tình nghĩa. Có thể thấy nhiều khiá cạnh tình cảm khác nhau được mô tả trong các truyện đường rừng của Lý Văn Sâm như tình cha con, tình vợ chồng, tình yêu nam nữ, tình nghĩa giữa thủ lĩnh và thuộc hạ, tình đồng đội v.v... Nhưng nét nổi bật là cái tình ở đây luôn gắn với cái nghĩa, tình cảm luôn đi đôi với trách nhiệm, tình yêu thương luôn gắn với tinh thần sẵn sàng hy sinh cho nhau. Trọng tình nghĩa là nét nổi bật trong các mối quan hệ tình cảm của các nhân vật Lý Văn Sâm.

2.2.2.1. Những con người đường rừng nhưng không hề man rơ, ngu dốt, khát máu mà lại sống rất có tình nghĩa

Như các nhà văn viết truyện đường rừng khác, tình yêu nam nữ là loại tình cảm hay được Lý Văn Sâm đề cập đến trong các tác phẩm đường rừng của mình. Chàng tướng cướp Kòn Trô yêu nàng Thể Phụng, Phong yêu Rosée (Sương ) trong Sương gió biên thùy, Giác yêu người con gái mang hai dòng máu Pháp - Việt trong Vực thẳm. Hùng và Thư, hai người

yêu mà không biết mặt nhau trong Sứ mạng. Và nhiều câu chuyện khác bàng bạc lẫn trong các cốt truyện, các chi tiết của những tác phẩm đường rừng khác. Nét chung của tình yêu trong các câu chuyện này là hầu hết đều trong sáng, say đắm nhưng đều gặp không ít lỡ lầm

43

và dang dở. Mở đầu chuyện Vực thẳm, nhà văn đã sử dụng bốn câu thơ Đề từ trích từ Mấy vần thơ của nhà thơ Thế Lữ:

“Vì chưng ta cũng biết yêu đương Mà cuộc tình duyên gặp giữa đường Trong lúc Non Sông mờ cát bụi Phải đâu là hội kết uyên ương”

(41,369)

Hình như Lý Văn Sâm đã chọn các ý thơ này làm mô típ chung cho các chuyện tình yêu trong các truyện đường rừng của ông. Những chàng thanh niên, những cô gái tuổi mười tám đôi mươi của những “cuộc tình duyên gặp giữa đường”, biết yêu thương mãnh liệt, nhưng rồi số phận những cuộc tình ấy đều bị chìm, bị cuốn trong cát bụi của cuộc đời nhiều nhiễu nhương, của những cuộc chinh chiến. Mặt khác, Lý Văn Sâm thường dàn dựng sự gặp gỡ giữa những người yêu nhau thường là trong hoàn cảnh oái ăm: chàng tướng cướp gặp cô nữ sinh lạc rừng (Kòn Trô), chàng tướng cướp cứu cô gái Pháp bị Nhật truy bắt, họ yêu nhau rồi xa cách, khi gặp lại thì anh đang là một chiến sĩ kháng chiến bị bắt còn nàng nằm trong hàng ngũ những người đối địch (Sương gió biên thùy); Hùng vàThư, hai người mà gia đình đã tòng hứa hôn với nhau, yêu nhau qua thơ nhưng chưa biết mặt nhau lại tình cờ cùng chung chuyến xe ra biên thùy thực hiện sứ mạng đặc biệt. Giác phụ rẫy người yêu, rồi đến khi bị bắt lại gặp nàng lúc này đã là vợ quản đồn (Vực thẳm)... Thực tế cuộc sống rừng núi, rồi cuộc kháng chiến chống Pháp ở phiá Nam cũng thường có những tình huống đặc biệt, nhưng khó có thể nói những tình huống như thế là tình huống thực tế. Tác giả đa số đã dùng trí tưởng tượng tạo những tình huống gặp nhau ngắn ngủi về thời gian, có mức độ nguy hiểm cao như thế nhằm tạo sự dồn nén và bùng nổ về tình cảm, quyết liệt trong hành động của các nhân vật: Kòn Trô yêu Thể Phụng ngay lần đầu tiên gặp gỡ, và chỉ vì muốn tiễn người yêu khi nàng đi qua quốc lộ về xuôi mà chàng rơi vào ổ phục kích của bọn Tây đồn và bị giết. Rosée tìm cách cứu Phong khi anh lọt vào tay quân Pháp, giúp anh vượt ngục để trở về với sương gió biên thùy, tiếp tục cuộc chiến đấu vì chính nghĩa (Sương gió biên

thùy). Thư đến khi biết người đi cùng xe là người yêu bấy lâu của mình thì cũng đã là lúc hai người đã phải chia ly giữa làn lửa đạn truy đuổi của kẻ thù (Sứ mạng). Qua những câu chuyện đó, ông ca ngợi sự trong sáng, cao thượng trong tình cảm của họ, bất chấp những sự ngăn cách về giới tuyến, về chủng tộc (Rosée là người Pháp nhưng vẫn yêu Phong tha thiết

44

(Sương gió biên thùy), cô gái lại Pháp yêu Giác trong Vực thẳm). Đồng thời, ông cũng ca

ngợi sự hy sinh tình yêu cho sứ mạng, cho những lý tưởng cao đẹp. Các nhân vật trong truyện dù yêu nhau nhưng vẫn đặt nhiệm vụ tranh đấu là trên hết. Cuối truyện Sương gió biên thùy là hình ảnh Phong “Trên một lối sạn đạo đi vào chiến khu của Vệ quốc đoàn Việt Nam, một con ngựa phi nước lớn đưa người chiến sĩ trở về với Sương gió biên thùy”. Trong

Đờn Chìn kha la , chiến sĩ Thọ “gục ngã trên đường làm nhiệm vụ”. Hùng rời khỏi xe người yêu để hoàn thành sứ mạng (Sứ mạng). Đó là một nét rất đặc biệt trong tình yêu của

các nhân vật Lý Văn Sâm xây dựng trong truyện đường rừng của mình.

Bên cạnh tình yêu, tình cảm gia đình cũng được nhà văn đặc biệt chú ý và đề cao. Đó là tình cảm yêu thương sâu sắc gắn với lòng mong muốn trả thù cho cha mẹ bị kẻ thù sát hại của Rabei trong Mười lăm năm hận sử. Rabei có cha mẹ bị tướng cướp Trần Huỳnh sát hại từ khi anh còn rất nhỏ. Anh được kẻ thù nuôi dưỡng đến lớn và cứ ngỡ kẻ thù là cha mình. Khi lớn lên, nhờ người đầy tớ trung nghĩa cũ của gia đình là Trí Phiên cho biết sự thực và giúp sức, Rabei đã giết được kẻ thù trả thù cho cha mẹ. Điểm đáng chú ý là bên cạnh việc diễn tả tình cảm sâu sắc của Rabei với cha mẹ đã mất, Lý Văn Sâm còn diễn tả sự giằng xé nội tâm của Rabei khi phân vân giữa việc phải trả đại thù và việc báo đáp công ơn dưỡng dục của Trần Huỳnh, người cha nuôi mà cũng là kẻ đã giết cha mẹ anh. Cách diễn tả này tránh được kiểu đơn giản một chiều và tạo chiều sâu nội tâm cho nhân vật trong truyện.

Đặc biệt, Lý Văn Sâm có một truyện viết về tình cha con của người dân tộc thiểu số thuộc loại hay nhất trong các truyện đường rừng của ông. Đó là truyện Răng Sa Mát. Răng Sa Mát cũng chính là tên của nhân vật chính trong truyện. Đó là một cậu bé người dân tộc Châu Mạ, con của Răng Sa Bang, người thợ săn giỏi nhất làng Thanh Sơn. Nhưng cha cậu, trong một chuyến ngậm ngải đi săn trong rừng sâu trở về đã gặp phải tình huống người vợ ngoại tình không chịu mở cửa giải bùa khiến anh ta mất hết tính người, biến thành con chằn niên lông lá sống trong rừng sâu. Thương cha, Răng Sa Mát tìm cách cứu cha trở lại kiếp người. Được sự giúp đỡ của lão Bống (một pháp sư vùng dân tộc), cậu đã chấp nhận chịu cảnh đau đớn . “Từ đó về sau , mỗi ngày Răng Sa Mát chịu cho lão Bống vẽ một đạo bùa vào mình và ăn một củ ngải rừng . Trong lúc vẽ bùa , lão Bống dừng dao nhọn rạch da Răng Sa Mát, máu chảy đỏ mình” (41,268). Dũng cảm hơn, cậu đã hy sinh thân mình cho cha hút máu giải bùa ngải để trở lại kiếp người, trừng trị kẻ thù. Ẩn sau những tình tiết ly kỳ được diễn tả theo truyền thuyết của các dân tộc vùng Đồng Nai Thượng, có thể thấy cái hạt nhân chính của câu chuyện là một tình cảm cha con sâu nặng, người con yêu thương cha

45

đến mức quên cả bản thân mình . Viết câu chuyện này, có thể Lý Văn Sâm chịu ảnh hưởng của Thanh Tịnh trong truyện Ngậm ngải tìm trầm, từ mô típ người ngậm ngải lâu ngày hóa thành thú rừng phổ biến trong các truyền thuyết ở vùng rừng núi. Nhưng nếu câu chuyện của Thanh Tịnh dừng lại ở chỗ gợi lên một cảm giác buồn man mác thương con người bị hoa hổ mất hết nhân tính mà vẫn còn chút tình quê, tình nhà mơ hồ thì truyện của Lý Văn Sâm lại đẩy lên cao trào, thể hiện được tình cảm cha con sâu sắc, cảm động. Câu chuyện còn nhiều điểm đặc sắc khác. Khi người cha trở lại thành người, việc đầu tiên là ông ta đi tìm hai kẻ ngoại tình để giết, trả thù cho mình và con. Chúng ta cần biết là phong tục của đồng bào Châu Ro, Châu Mạ từ xưa cho đến gần đây luôn coi ngoại tình là một trọng tội. Theo bộ Luật tục N'Dri có từ ngàn đời của người Châu Mạ “người Mạ phạt rất nặng đối với việc ngoại tình và loạn luân . Đối với tội ngoai tình bị bắt quả tang thì trong thời gian mười bốn ngày công việc trồng trọt y làm lò rèn và dệt trong buôn phải đình chỉ. Kẻ phạm tội phải bồi thường cho vợ hoặc chồng người mình quyến rũ. Ngoài ra đối với thần linh và dân làng y hai kẻ phạm tội phải tế một con trâu cho thần linh ở làng (Yang logar), tế một con vịt nơi suối nước , tế một con vịt ở đường dẫn ra ruộng và tế một con heo trong nhà nơi xảy ra tội ngoại tình , tế một con dê cho thần ở khu rừng cấm từ phía đầu buôn ra” (121,77-125). Trong trường hợp câu chuyện, vụ ngoại tình đã làm hại cuộc đời Răng Sa Bang, gián tiếp dẫn đến cái chết của Răng Sa Mát. Sau khi giết chết thằng Bướm, thủ phạm vụ ngoại tình, Răng Sa Bang giơ mác quyết trừng trị người vợ khốn nạn. Nhưng lưỡi mác ấy đã buông xuống chỉ vì ông ta biết bà ta đã mang thai, dù đó là đứa con của kẻ thù. Câu chuyện đã nói được rất nhiều về thế giới tâm hồn trọng tình nghĩa và không thiếu lòng nhân đạo của người dân tộc Châu Mạ, những con người thuộc cái thế giới mà nhiều nhà văn đương thời khi viết đến thường nhấn mạnh ở cái khía cạnh man dã, mọi rợ.

Những nhân vật của Lý Văn Sâm còn trọng tình nghĩa trong tình cảm vợ chồng. Điều đặc biệt là những câu chuyện của Lý Văn Sâm về mảng này có đối tượng rất đa dạng. Như trong truyện Ngăn rạch bắt sấu, ông Bader, viên chủ sở cao su người Đức lại phải lòng cô Trang, một cô công nhân người Việt. Khi cùng nhau nên vợ nên chồng, hai người lại sống với nhau rất ý hiệp tâm đầu. Nhưng tình cảm vợ chồng nồng thắm của họ lại bị một tai họa giáng xuống làm tan vỡ khi cô Trang, trong một lần đi tắm sông, đã bị cá sấu ăn thịt. Bị truy đuổi, con cá sấu trốn vào một cái rạch nhỏ. Thương vợ, ông Bader đã huy động người dân ở đó ngăn rạch bắt sấu. Nhưng trong một phút bất cẩn, những người canh giữ cửa khẩu của rạch đã để con cá sấu thoát được. Năm sau, khi ông Bader thương vợ chết oan nên lập đàn

46

cúng tế ngay ở bến sông, con cá sấu bỗng xuất hiện, trườn vào bờ và bị ông Bader bắn chết. Khi mổ bụng sấu, người chồng đau khổ tìm thấy những đồ nữ trang của vợ vẫn còn nguyên mà thi thể người yêu dấu không còn nữa, nên “ ông khóc sướt mướt, băm con sấu tan tành”.

Trong truyện này, Lý Văn Sâm tỏ ra có một cái nhìn rất thấu suốt tình người. Ông cho rằng, tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng là những tình cảm chung, không phân biệt biên giới và chủng tộc. Cho nên ông Bader, người Đức vẫn có một tình cảm yêu thương nồng thắm với một người vợ là người Việt, tình vợ chồng thủy chung thể hiện ngay giữa những lúc đau thương nhất, bằng những hành động dữ dội (ngăn rạch bắt sấu, bắn sấu, băm con sấu tan tành) và tình cảm ấy còn vượt thời gian, theo ông Bader cho đến cuối đời. Câu chuyện kết thúc với một hình ảnh đầy ám ảnh của người chồng thương vợ “Đến bây giờ có một ông già ngoại chín mươi cứ ngày ngày ra đứng bờ sông nhìn dòng nước chảy. Già như thế mà trời chưa bắt ông chết .Ông sống để nhìn trò đời thay đổi, để khóc một tâm sự gì đau đớn tận ngày xưa . Nhưng.... hình như nước mắt lòng ông đã khô rồi. Bởi tuổi cao, lòng nguội.”

(41,294).

Nếu so sánh câu chuyện này với nguyên mẫu câu chuyện thực tế mà Lý Văn Sâm đã kể lại trong tạp văn Mã Đà sơn cước (43,393) và câu chuyện Sấu đỏ mũi, một truyện dân gian có nội dung tương tự mà Huỳnh Văn Nghệ kể lại trong tác phẩm Bên dòng sông xanh

của ông (114,107), chúng ta còn có những phát hiện thú vị. Trong tạp văn, Lý Văn Sâm cho biết, câu chuyện nguyên mẫu là chuyện kể về ông Oderra, một chủ sở cao su có thật ở Đồng Nai khoảng những năm 20 -30 thế kỷ trước và người vợ, nạn nhân bị sấu bắt đi là một người phụ nữ tên là Chanh. Trong câu chuyện Sấu đỏ mũi, Huỳnh Văn Nghệ kể theo giai thoại dân gian Đồng Nai cho rằng đó là câu chuyện xảy ra đối với gia đình một người nuôi vịt tên là Năm Hải ở làng Bình Hoa, huyện Thủ đồn sứ (tức huyện Tân Uyên sau này). Là người cùng quê đồng thời với nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, chắc chắn nhà văn có biết đến truyền thuyết này. Song, trong câu chuyện cua mình, nhà văn lại hư cấu câu chuyện kể về một chủ đồn điền người Đức. Chọn quốc tịch cho nhân vật này, chắc hẳn Lý Văn Sâm có cân nhắc. Trong tâm lý chống Pháp thời bấy giờ, chắc hẳn người đọc khó có thể tiếp nhận một nhân vật có tình cảm thúy chung như thế là một người Pháp. Song ông vẫn chọn cho nhân vật chính của mình là một người phương Tây, phải chăng để nhấn mạnh ý: việc coi trọng tình nghĩa, thương yêu, thủy chung trong đời sống tình cảm lứa đôi là tình cảm chung của nhân loại, không phân biệt quốc tịch , dân tộc và giai cấp.

47

Điều này còn thể hiện trong một truyện đường rừng khác của nhà văn. Viết về tình cảm vợ chồng, Lý Văn Sâm có truyện vừa Vợ tôi- người dân tộc thiểu số (còn có tên gọi khác là Nàng Tchô Phay của tôi ), viết vào năm 1954, nhưng lưu lạc mãi đến năm 1988 mới trở về tay nhà văn và được in vào năm 1989. Như nhan đề câu chuyện đã chỉ rõ, đó là một câu chuyện cảm động mang nhiều yếu tố tự truyện của cuộc đời nhà văn, chỉ có một vài chi tiết hư cấu. Chuyện kể về quá trình nhân vật thầy Hai gặp gỡ, cảm mến và lấy Tchô Phay, một cô gái người dân tộc Châu Ro ở vùng Túc Trừng, Định Quán làm vợ. Tình cảm vợ chồng của hai người phải vượt qua rất nhiều định kiến đối với người dân tộc thiểu số của phiá nhà chồng, và cuối cùng tan vỡ chỉ vì trong một phút bồng bột, nhân vật thầy Hai đã xúc phạm nàng Tchô Phay trước mặt bạn bè. Nàng Tchô Phay đã trở về quê hương, trốn vào rừng sâu biệt tích, quyết không gặp lại người phụ bạc. Như trên đã nói, câu chuyện mang nhiều yếu tố tự truyện. Trong thực tế, vào khoảng năm 1941-1943, Lý Văn Sâm đã lấy một người vợ dân tộc thiểu số tên là Tchô Phay, hai người chung sống với nhau một thời gian nhưng vì Tchô Phay không có con và chiến tranh binh lưa đã làm hai người thất lạc nhau dù sau này nhà văn đã ra công tìm kiếm (Theo Bùi Quang Huy - 41,30). Song, qua câu chuyện, vấn đề nhà văn đặt ra đã lớn hơn ý nghĩa câu chuyện thật của ông. Ông khẳng định người dân tộc thiểu số cũng có tình thương yêu vợ chồng, có lòng tự trọng, chỉ có điều cách biểu hiện của họ khác biệt hơn người Kinh mà thôi. Truyện có nhiều trang viết diễn tả thật cảm động tình yêu của cô gái dân tộc thật thà chất phác Tchô Phay. Nhà văn viết “Nếu có người hỏi tôi: “Trên đời này có ai thương tôi hơn hết”, tôi sẽ không ngần ngại gì mà nói mau rằng : “Tchô Phay”” (42,375). Người phụ nữ dân tộc ấy ít nói, không diễn tả được tình yêu của mình thành lời, nhưng yêu rất mãnh liệt, lúc nào cũng muốn gắn bó bên chồng và chỉ sợ mất anh. Mỗi khi vì công ăn chuyện làm bắt buộc phải xa chồng, nàng cố làm việc để quên nỗi nhớ chồng. Nhưng nàng đã cam chịu rời xa chồng vĩnh viễn, chấp nhận tìm cái chết trong

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 42 - 51)