Hình tượng những con người, khi phạm lỗi lầm, ở họ có sư dằn vặt, thức tỉnh

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 51 - 57)

6. Kết cấu của luận văn:

2.2.3. Hình tượng những con người, khi phạm lỗi lầm, ở họ có sư dằn vặt, thức tỉnh

tỉnh lương tâm

Truyện đường rừng của Lý Văn Sâm xây dựng được hình tượng những con người có sự dằn vặt, thức tỉnh lương tâm khi phạm lỗi lầm. Qua những hình tượng này, nhà văn đã thể hiện rõ cái nhìn sâu sắc và tiến bộ về thế giới tâm hồn của những con người đường rừng.

Các nhân vật của Lý Văn Sâm đặc biệt ghét sự phản bội, sự bội tín trong tình yêu. Kẻ nào lỡ lầm (dù vô tình hay cố ý) hoặc bội tín trong tình yêu đều lãnh hậu quả đáng tiếc hoặc phải trả giá đắt. Chỉ vì một phút lỡ lầm “khoe chuyện Kòn Trô tiễn mình” của Thể Phụng mà Kòn Trô phải trả giá bằng cái chết để rồi sau đó bốn năm, khi biết chuyện, Thể Phụng phải nhỏ những giọt nước mắt hối hận. Trong truyện Vực thẳm, Giác ruồng rẫy người yêu và bị người yêu căm thù đến độ tìm đường cùng chết trên chuyến xe lao xuống vực thẳm. Nhân vật thầy Hai trong truyện Vợ tôi - người dân tộc thiểu số chỉ vì một phút lỡ lầm ra tay đánh người mình yêu thương vì “làm mất thể diện chồng” mà vĩnh viễn mất đi người phụ nữ mà anh ta yêu quý. Đặc biệt, nhà văn có cả một truyện vừa Một chuyện oan cừu mà chủ đề chính trong đó là lên án sự phản bội. Câu chuyện được viết vào khoảng năm 1954, nội dung chính kể về hai nhân vật là vợ chồng ông Mười, một tướng cướp hồi tâm trở về vùng rừng Định Quán lập nghiệp bằng con đường buôn bán. Trong quá khứ, ông là người đã cứu vớt cuộc đời cô Mười ra khỏi bước đường lưu lạc ở xứ Lào. Từ chỗ vẫn theo đuổi con đường làm giàu bằng cờ bạc bất chính, cô Mười đã có tình nhân và rắp tâm phản bội chồng. Cô đã viết thư nặc danh tố cáo chồng với cảnh sát cuộc Xuân Lộc. Ông Mười bị bao vây truy sát nhưng không chết. Hai năm sau, ông trở về toan báo thù cô Mười. Nhưng cô đã chết vì hối hận. Đây là sự phản bội của người chịu ân đối với người ra ân, của người vợ đối với chồng, là dạng bội tín mà các nhân vật của Lý Văn Sâm ghê tởm nhất. Có người nhìn thấy trong câu chuyện này tư tưởng của nhà Phật “Oán cừu nghi giải, bất nghi kết” (Oán thù nên cởi, không nên buộc). Quả là có ý đó qua những lời nhắn nhủ của nhà văn “Oan trái cứ buộc nhau hoài, đến bao giờ mới hết”.

Nhìn chung, giống như các truyện truyền kỳ trung cổ, các tiểu thuyết chương hồi phương Đông và tiểu thuyết phiêu lưu phương Tây, đặc điểm của truyện đường rừng là coi trọng hành động. Do đó, nhân vật của truyện đường rừng thường được đặt trong bối cảnh hành động liên tục, ít có thời gian nhìn lại mình, suy gẫm về những hành động của mình. Các nhân vật của Thế Lữ, Tchya đều thuộc dạng này. Một sự dằn vặt, suy ngẫm và hối hận, thức tỉnh lương tâm về những hành động của mình đã gây ra, nếu có, chỉ là trong tiểu thuyết

52

Lan Khai. Trong truyện Hồng Thầu của Lan Khai, nhân vật Khôi, một chàng trai người Kinh, sau khi có một cuộc phiêu lưu và cưới vờ bất đắc dĩ vì tục bắt vợ của người Dao, đã bỏ lại cô vợ người Dao đang mang thai, trốn ra khỏi động Hồng Thầu về xuôi, khi trở lại thì nghe tin vợ mình vì quá thương nhớ đã giết con rồi tự vẫn. Ở cuối tác phẩm, một sự hối hận bao trùm lên tâm trạng nhân vật: “Lúc đứng trên gò, bên hai nấm đất mà cỏ xanh chưa phủ kín, tôi nhìn cành khế còn phảng phất thấy hình ảnh vợ tôi lúc đang giãy giụa và tai tôi còn nghe thấy cái rên rì cuối cùng . Rồi, ngày nay, mỗi lần thấy mình vẫn còn sống một cách vổ vị tôi không thể không ngạc nhiên được” (113, 254).

Nhưng, yếu tố tỉnh thức lương tâm đó là đột xuất, không thường xuyên, và do đó, khó có thể coi như là một đặc điểm của nhân vật Lan Khai. Ở nhân vật của Lý Văn Sâm thì khác, các nhân vật, dù trong truyện ngắn hay truyện dài, thường có sự suy ngẫm, dằn vặt lương tâm khi thấy mình có hành động không phải, không đúng, vì vô tình hay cố ý mà có lỗi lầm với những người mình đã từng quý trọng, yêu thương. Nhà văn còn dùng nhiều biện pháp nghệ thuật để nhấn mạnh yếu tố này, tạo thành một đặc điểm nhân vật. Nhân vật Thể Phụng trong truyện Kòn Trô chẳng hạn. Nhìn toàn tác phẩm, Thể Phụng là một cô nữ sinh xinh tươi, làm Kòn Trô say đắm nhưng ở cô có cái gì đó nông nổi mà cụ thể nhất là sự vô tình chết người đã gây nên cái chết cho Kòn Trô (tiết lộ cho những người bạn của mình biết thời gian và địa điểm mà Kòn Trô sẽ tiễn cô, họ đã đem thông tin đó báo cho quan đồn đưa lính phục kích). Cô ta lại còn vô tư đến độ bốn năm sau mới biết được chuyện Kòn Trô đã chết như thế nào. Nhưng đến khi ấy, con người tưởng như quá vô tình kia lại xúc động nhỏ những giọt nước mắt tiếc thương và hối hận muộn màn:

“Thiếu phụ ngước mặt lên. Núi Bạch Hổ đứng sững trong cõi mịt mù của khói ngàn xanh xám . Một miếng mây trắng quấn qua đầu đỉnh non xa như một bức khăn tang, Hình ảnh trái núi kia trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lòng không thay đổi của một người tri kỷ.

Thiếu phụ chùi mắt, nói với chồng:

- Nắng hạ gay gắt quá làm em chói mắt, khó chịu. Mình coi đây! Nước mắt em cứ ràn rụa ra mãi thế này! Chúng ta vào nhà “thủy tạ” nghỉ một lát, đi mình !” (41,228).

Nhân vật của Lý Văn Sâm thường có sự phản tỉnh tâm hồn, sự dằn vặt lương tâm khi phạm lỗi lầm, làm tổn hại đến người mình yêu thương như trong trường hợp của Thể Phụng. Trong truyện vừa Vợ tôi - người dân tộc thiểu số, nhân vật thầy Hai sau khi phạm lỗi lầm

53

và đánh mất người vợ chung thủy Tchô Phay đã tự ghê tởm chính mình, tự lên án mình kịch liệt “càng bị người đời bạc đãi, lừa dối, tôi càng hối hận vì đã làm mất Tchô Phay” ; “...Tchô Phay ghê tởm tôi đến không còn muốn gặp mặt tôi nữa. Nàng ghê sợ cái xã hội văn minh với những tình cảm bội bạc. Xã hội đó đã đẻ ra một thằng con trai sớm thương, chiều ghét” (42,394).

Trong Vực thẳm, nhân vật Giác có người yêu là một cô gái mang hai dòng máu Pháp - Việt. Từ chỗ yêu thương thắm thiết, Giác bắt đầu sai lầm khởi từ những nhận thức ấu trĩ

“chúng tôi gặp nhau trong ừ lâu thì một cái hố bất bình đào ra giữa hai dân tộc, Không biết tại sao lúc ấy, tôi có cái quan niệm thù ghét đối phương vô hạn” (41,481). Rồi trong một phút bồng bột, anh đã cưỡng đoạt thể xác người yêu rồi rời bỏ nàng. Ba năm sau đó, khi anh bị bắt vào một đồn địch, Giác đã gặp lại cô gái năm xưa nay đã có con (chính là con anh). Cô đã xin tha cho anh, đưa anh vào làm người làm trong nhà. Nhưng chính trong lúc Giác đang hối hận và tìm cách xin được người yêu cũ tha thứ, cô đã lái chiếc xe chở Giác, cô và đứa con lao xuống vực thẳm. Thực ra, vực thẳm trong câu chuyện là một vực thẳm có ý nghĩa biểu tượng, là “vực thẳm của cuộc đời, của những ngộ nhận và sai lầm như trong trường hợp của Giác. Anh đã sai lầm đánh đồng chuyện chủng tộc, chuyện dòng máu của người yêu với những “thù hận đối phương”, coi người yêu thương đã “mang tấm lòng son nguyện theo bước tôi đến những chân trời nhiệm vụ” là kẻ thù chỉ vì cô mang dòng máu lai Pháp. Và đó chính là vực thẳm của lòng anh. (Trong truyện Sương gió biên thùy, chúng ta đã từng thấy nhà văn diễn tả cho nhân vật Phong cứu Rosée , một cô gái Pháp . Và sau đó, Rosée lại giải cứu Phong, cho thấy quan điểm của nhà văn về vấn đề này). Không phải tự nhiên, cuối tác phẩm nhà văn viết: “Tôi về đâu? Vì mục đích gì? Tôi cố đem những ngày tàn lấp bằng Vực thẳm đã chôn bao nắm xương vô định của những kẻ muốn yêu, thương nhau sau những năm dài đau đớn” (41,486). Qua cách diễn tả trong truyện, ta có thể hiểu Giác là một người tham gia kháng chiến, hơn nữa, còn là một chiến sĩ dũng cảm “luôn luôn, tôi đi đầu trong hàng ngữ bạn bè, hi vọng tìm một cái chết vẻ vang trên mảnh đất nghía vụ . Người ta ngạc nhiên trước sự dũng cảm vô song của tôi" (41,483). Thế nhưng, riêng trong lĩnh vực tình cảm, anh đã có những sai lầm, và anh phải hối hận, phải trả giá. Điều đó cho thấy bản lĩnh ngòi bút Lý Văn Sâm. Ông không có lối ca ngợi một chiều kiểu “ta tốt, địch xấu” mà luôn nhìn cụ thể trong từng trường hợp, biểu dương cái tốt, sự dũng cảm đúng chỗ, nhưng cũng sẵn sàng phê phán những sai lầm trong nhận thức, trong tình cảm, dù đó là của

54

một người chiến sĩ dũng cảm như Giác. Chính sự chân thực trong diễn tả đời sống tình cảm này đã tạo sức hấp dẫn cho các câu chuyện đường rừng của ông.

Đặc biệt, ngay cả các nhân vật là người dân tộc thiểu số trong tác phẩm Lý Văn Sâm cũng được xây dựng có đời sống nội tâm khá đa dạng, có sự phản tỉnh tâm hồn. Trong truyện Ngày ra đi, có nhân vật Cả Khăng, một “trùm Mọi Khà Ná” từng theo giặc bắn giết nhiều chiến sĩ tham gia kháng chiến. Thế nhưng, sau khi vợ chồng anh ta bị Nhơn, một chỉ huy đạo quân những người kháng chiến bắt và tha ra một cách nhân đạo “Anh em phải cầm súng chiến đấu là vì sự sống còn của Đất Nước, vì chánh nghĩa, chớ không vì khát máu”

(41,578), thì Cả Khăng đã tỉnh thức và hoàn lương. Khi nhân vật Nhơn trong một trận chiến đấu bị thương và lạc vào địa phận sóc Mọi Khà Ná của Cả Khăng, anh đã được chính Cả Khăng cứu. Trong lúc cõng Nhơn chạy qua trận địa, Cả Khăng đã trúng tên độc, bị thương nặng và chết. Sự hối ngộ của Cả Khăng thể hiện sự cảm hóa của những người cách mạng, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phản tỉnh trong tâm hồn một con người mà trước đó là hiện thân của sự khát máu, chỉ biết chém giết. Câu chuyện cho ta thấy niềm tin mãnh liệt của Lý Văn Sâm vào sự hướng thiện trong tâm hồn con người.

Lý Văn Sâm còn gởi gắm niềm tin đó trong truyện Răng Sa Mát, khi ở cuối tác phẩm, vợ của người thợ săn Răng Sa Bang, người đàn bà bội bạc từng phụ tình đẩy chồng vào cảnh hóa thành chằn niên, khi được chồng tha không giết vì đang mang thai cũng đã có sự phản tỉnh lương tâm :

“Người đàn bà gục xuống và kêu lên:

- Mình ơi! Hãy trở lại mà giết em! Tội em đáng chết lắm! ...

Hai bàn tay run rẩy của người đàn bà sờ soạng đi kiếm lưỡi mác rớt dưới sàn tre...”(41,275).

Chúng ta sẽ tiếp tục gặp mô típ phản tỉnh lương tâm này trong truyện vừa Một chuyện oan cừu, qua hình ảnh sự vật vã, đau đớn trong tâm hồn cua cô Mười trước khi chết vì hối hận. Nhà văn cho thấy : Đối với những người bội tín bội nghĩa, chính toà án lương tâm mới chính là tòa án cao nhất kết án họ. Mà lương tâm của con người thường lại là tòa án nghiêm khắc nhất. Trường hợp cô Mười cũng vậy. Cô hăm hở bày mưu giết chồng để được tự do vui vầy với nhân tình mới. Nhưng, khi âm mưu tội ác đã hoàn thành, cô lại sống trong ác mộng:

55

“Ba năm qua rồi. Người ta điềm nhiên hưởng hạnh phúc. Có ai nghĩ về chuyện cũ không? Đôi bạn mới cố quên cơn ác mộng . Nhưng làm sao quên được những chuyện sâu kín nhất của đời mình ? Người ta dẫu cố quên, nhưng cứ vẫn phải nhớ” (42,421).Ở cô Mười, con người dày dạn phong trần té ra vẫn có sự tỉnh thức của lương tâm. Như nhà văn viết: “Sau tội ác là hối hận. Lương tâm con người bị dày xéo, bị trừng phạt. Cô Mười đã hết tìm thấy lạc thú” (42,422). Sự hối hận càng lúc càng lớn đã khiến cô Mười không sống nổi với hình phạt lương tâm và cô đã chết vì sự hối hận ấy chứ không phải vì hình phạt hổ xé như ông Mười định dành cho cô. Cũng chính trong những phút sám hối cuối đời, cô mới nhận chân hết những sự xấu xa của cuộc đời mình, của tâm hồn mình và tự lên án mình. Trong phút tự phản tỉnh, cô nói với nhân tình:

“Tại sao chúng ta lại sợ sự thật? Tại sao chúng ta lại dối nhau? Đời em, em đã dối gạt người khác nhiều rồi. Không còn bao lâu nữa, em sẽ chết. Em muốn sống những giờ phút cuối cùng mà người ta lấy “tình thương” căn bản của loài người đối đãi lẫn nhau. Em muốn nghe người ta “dám nối với nhau sự thật” bằng tất cả tấm lòng chân thành . Đừng màu mè. Đừng giả dối. Suốt đời em, em chỉ sống bằng thứ tình cảm giả tạo. Ngay cả cái tình mà chúng ta yêu nhau trong bấy năm trường, em cũng không tin là thứ tình yêu chân chánh. Có cái gì chân chánh giữa xã hội nhiều gian ngoan, bất chánh này đâu” (42,434)

Và cô chết với “hai dòng nước mắt chảy dài trên gối”, với sự hoài niệm về những ngày tuổi trẻ thanh sạch.

Sau khi cô Mười chết, đến lượt ông Mười, người chồng cũ mà cũng là nạn nhân cũ của cô Mười hối hận. Ông hối hận vì thấy mình hèn : “ Trong bao nhiêu năm nay, tôi đặt hết tâm trí vào việc báo thù một người đàn bà để được thoả mãn thứ tình cảm hẹp hòi, sâu độc. Trả thù đàn bà! Hèn quá! oan trái cứ buộc nhau hoài, biết đến bao giờ mới hết” (42,435).

Sở dĩ chúng tôi dừng lại khá lâu ở câu chuyện này vì nó có những yếu tố có sự phản tỉnh nội tâm rất độc đáo khó có thể tìm thấy ở các tác phẩm truyện đường rừng khác. Nếu nói về mặt dàn dựng bối cảnh cho một âm mưu trả thù theo kiểu truyện đường rừng cổ điển thì có lẽ trong truyện này có đủ những thứ ly kỳ hấp dẫn (một mối thù lớn, một kịch bản trả thù đã được thực hiện tới từng chi tiết: Ông Mười đã thuê Hiêng, một gã giang hồ chuyên huấn luyện thú dữ rèn luyện một con cọp dữ để chờ dịp báo thù, cho cọp xé xác cô Mười cho hả dạ). Thế nhưng, nhà văn lại sẵn sàng bỏ qua những cảnh rất “đường rừng” ấy để nhấn mạnh sự phản tỉnh lương tâm của cô Mười và kế tiếp đó là cả ông Mười. Từ đó, nhấn

56

mạnh ý tưởng “Sống là phải khoan dung, cởi mở, tìm hiểu lẫn nhau. sống là phải nương dựa lẫn nhau, thương yêu lẫn nhau. Người ta không thể giết nhau mãi mà nhân loại tiến bộ được” (42,436). Đặt câu chuyện trong bối cảnh cuối thời kháng chiến chống Pháp, khi kẻ thù trong sự thất bại vẫn đang giãy giụa, say máu trả thù, chúng ta có thể thấy, tạo sự phản tỉnh trong lương tâm các nhân vật, nhà văn còn nhằm dụng ý kêu gọi sự phản tỉnh lương tâm của những kẻ trong hàng ngũ bên kia đang chìm sâu vào thù hận, bắn giết. Đây là điểm tiến bộ trong các nhân vật của nhà văn Lý Văn Sâm.

Thành công trong việc xây dựng thế giới nội tâm nhân vật của Lý Văn Sâm là khá rõ nét nếu so sánh với tác phẩm của các nhà văn đường rừng khác như Thế Lữ, Tchya, Lan Khai.

Thế giới tình cảm các nhân vật trong Thế Lữ là bí hiểm. Tình cảm yêu thương, thù ghét của họ là thể hiện qua hành động, những hành động cũng dị thường, bí hiểm. Tiêu biểu như bà mẹ người Mán của nàng Mi Nàng trong truyện Tiếng hú ban đêm. Từ chuyện bản

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 51 - 57)