Mối quan hê giữa thiên nhiên và tâm hồn con người trong truvện Lý VănSâm

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 64 - 71)

6. Kết cấu của luận văn:

2.3.2. Mối quan hê giữa thiên nhiên và tâm hồn con người trong truvện Lý VănSâm

Nêu một số sự kiện này, chúng tôi muốn chứng minh, các cảnh thiên nhiên mà Lý Văn Sâm miêu tả trong truyện của mình là tấm gương phản chiếu của hiện thực đời sống một vùng rừng già đại ngàn hùng vĩ. Những hình ảnh, những âm thanh có thực của gió, của cây rừng, của dòng sông và những loài thú hoang dã sống trong rừng được nhà văn cảm nhận và diễn đạt tinh tế, tạo nên bức tranh cảnh núi rừng vừa hiện thực, vừa huyền hoặc. Những bức tranh đa dạng này vừa tạo được không khí thâm u và cao cả rất cần thiết cho một tác phẩm đường rừng, vừa đem lại cho người đọc đương thời những nhận thức mới, những cảm xúc thẩm mỹ mới về vẻ đẹp một vùng rừng hoang sơ của Tổ Quốc. Điểm đặc biệt, nếu tính từ truyện ngắn Kòn Trô (in 1942), thì Lý Văn Sâm là nhà văn đầu tiên miêu tả cảnh thiên nhiên hoang dã của vùng rừng núi Nam Bộ trong văn học Việt Nam. Sau này, sẽ có nhiều người khác tiếp bước ông như Bình Nguyên Lộc, Hoàng Văn Bổn, Sơn Nam, Đoàn Giỏi...và họ còn có nhiều thành tựu lớn hơn ông ở mặt này . Song, những bức tranh vừa chân thực, vừa lãng mạn của thiên nhiên rừng núi thời “Này là cây cao, bóng cả của núi rừng âm u. Núi chưa có người đặt bước thám du, rừng cây chưa có dấu vết của lưỡi búa tiều phu phá hoại”(41,243) của Lý Văn Sâm vẫn giữ mãi cái duyên ban đầu khó có thể thay thế.

2.3.2. Mối quan hê giữa thiên nhiên và tâm hồn con người trong truvện Lý Văn Sâm Sâm

Trong lời tựa có nhan đề Thâm u và cao c của tập Kòn Trô, Lý Văn Sâm viết:

“Ngày ngày, khói vẫn lên xanh trên đầu núi cũ. Thiên nhiên vẫn nguyên vẹn như lòng kẻ chung tình. Chỉ có tôi là phụ bạc, chớ rừng núi có phụ bạc tôi bao giờ” (41,208)

Ở đây có một ý tưởng rất đáng chú ý của nhà văn. Đó là “thiên nhiên vẫn nguyên vẹn như lòng kẻ chung tình”. Chỉ có con người là phụ bạc rừng núi, chứ rừng núi không phụ bạc con người. Ý tưởng này chi phối cách miêu tả thiên nhiên rừng núi của nhà văn. Khi con người trong thế đối chọi, con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên. Khi con người cùng thiên nhiên giao hòa, thiên nhiên như hiểu được hồn người, cũng biến đổi, xao động tùy

65

theo tâm trạng nhân vật. Nói một cách khác, Lý Văn Sâm đã bước đầu xây dựng thiên nhiên như một nhân vật, có sự giao hòa với tâm hồn con người.

Trong các truyện đường rừng thời 1930 -1945, thiên nhiên rừng núi thường được miêu tả trong thế đối chọi với con người. Rừng núi hoang vu bí hiểm, con người thì nhỏ bé, cô độc. Rừng núi là môi trường hiểm ác với những núi cao vực sâu và vô số nguy hiểm. Con người phải vận hết tài trí để tự bảo vệ mình, để đạt được một mục đích nào đó. Thực ra, ở một số truyện của Lý Văn Sâm, chúng ta cũng thấy có sự đối chọi này. Như trong các truyện Tiếng rên trong rừng lạnh, Mũi Tổ... Trong các truyện này, giữa bối cảnh hùng vĩ của núi rừng đại ngàn xứ “cọp um sấu lội”, hình ảnh con người càng nhỏ bé, như những bóng mờ chìm khuất vào không gian âm u nơi núi rừng hung hiểm. Trong truyện ngắn Mũi

T có hình ảnh của một xóm nhỏ ven rừng khi đêm xuống, hình ảnh con người ở đây hiện lên thật mờ ảo, đầy nhỏ bé:

“Từng cơn gió lạnh như hơi thở của mụ chằn tinh lùa vào tàn cây rậm. Ngàn lá héo chưa kịp rụng lúc ban chiều run lên bây bẩy. Trong những hốc tối, những tấm lá buông và lá kè đập vào nhau bạch bạch như hai tiếng cánh của một loài chim linh điểu vô hình chỉ xuất hiện về buổi tối. Từ xa đến gần rồi từ cao xuống thấp, những tiếng chim lạ cứ rên lên từng hồi ảo não khiến những kẻ gan dạ nhất cũng thấy lòng mình xao xuyến . Lắng nghe như có tiếng người nói chuyện và bẻ cành cây khô. Trên con đường ra giếng, thấp thoáng như có một bóng người lù khù hết tới lại lui. Không biết “ông thầy” (cọp ) tới hồi nào mà

nghe đánh “chác” một cái, một con gà đã biến mất, hoặc con chó trung thành đã hóa

kiếp.”(41.298)

Nhưng có những truyện, nhà văn diễn tả rừng như một nhân vật có tâm hồn, từ chỗ hung hiểm chuyển sang thông cảm với con người. Như trong truyện Răng Sa Mát chẳng hạn. Cậu bé Răng Sa Mát đi tìm người cha tội nghiệp vì không được giải ngải đã trở thành con chằn niên sống giữa rừng sâu. Trong cảnh rừng già hoang sơ, hình ảnh cậu bé thật bé nhỏ, âm thanh tiếng hú tìm cha của cậu chìm lỉm giữa sự bao la hùng vĩ của núi rừng.

“Răng Sa Mát dừng chân đứng lại trên nồng cao đưa mắt nhìn quanh. Trời bao la và rừng bao la. Xa xa vài trái núi đứng cheo leo trong một vùng khói xám. Gió đưa mây tỏa. Vài sợi khói trắng còn quyến luyến đỉnh non cao trước khi tan vào khoảng hư vô thăm thẳm. Chụm hai bàn tay làm loa Răng Sa Mát kê lên miệng, phồng ngực ra và cất lên một tiếng hú dài. Buổi trưa quang đãng quá. Nắng vàng chói lọi rớt xuống ngàn cây xanh nõn.

66

Tiếng hú lanh lảnh của Răng Sa Mát tưởng chừng như rung động được bóng núi xa và đánh thức loài muông điểu đang sống trong cái vô cùng bí mật của sơn lâm.

Tiếng hú ấy vang âm rất lâu và nghe đến lạnh lẽo, nhái được cái tiếng của một hòn đá lớn rơi xuống lòng giếng sâu. Tiếng hú vừa tắt thì Răng Sa Mát lại thấy mình trở về với sự trơ trọi lúc ban đầu. Răng Sa Mát chỉ là một sinh vật rất nhỏ đứng giữa cái bát ngát của núi rừng, cũng như một mảnh thuyền con đang chơi vơi trên bao la sóng gió”. (41,261)

Cảnh ban ngày đã như thế. Còn khi màn đêm buông xuống, cậu bé càng như bị thiên nhiên nuốt chửng:

“Còn nhớ đêm hôm quay mưa như xối nước. Gió đè rạp các loài thảo mộc và tưởng chừng như làm trốc được những gốc cây cổ thụ. Nằm trong một gian lều bỏ hoang bên bờ sông, Răng Sa Mát quấn mình trong chiếc chiếu rách, lắng nghe tiếng nước văng mình qua mấy gộp đá hàng nghe như tiếng chân đi của thiên binh vạn mã. Mưa gào, gió thét. Muôn ngàn cây cao, tàn rậm vươn mình ra mà quay cuồng, nhảy múa trong bóng tối mênh mông. Thỉnh thoảng mới có lằn chớp xanh rực lòa lên chói mắt, rồi thì đêm tối lại trở về với sự âm u.” (41,262)

Thế nhưng, khi cậu bé chết vì mục đích giải ngải cho cha, giúp cha trở lại làm người, thể hiện “tấm lòng thương cha cao như non và rộng như biển”(41,263), thì thiên nhiên lại như cảm động trước tấm lòng cậu bé:

“Đã hơn năm ngày, mưa rừng xuống mù trời. Sấm sét nhiều hơn cả bao giờ. Người ta nói rằng: Quả đất sắp tan ra thành mảnh vụn!”(41,272)

Có thể nói, trong truyện Lý Văn Sâm, thiên nhiên rừng núi như một “nhân vật” đặc biệt, luôn hiện hữu trong nhiều tác phẩm và giao hòa với các nhân vật khác. Có lúc, thiên nhiên như cùng tâm trạng với nhân vật trữ tình, nhân vật kể chuyện xưng “tôi” trong các câu chuyện :

“Đêm nay mưa, gió đầy trời. Thác đổ gấp. Tiếng gió thổi ù ù trong các hốc đá nghe như tiếng hú.

Tôi cầm bút, run tay chép lại câu chuyện Thần Ngư động bằng tất cả tấm lòng tưởng nhớ những người đã mất”

67

Có lúc, nhà văn sử dụng hình ảnh thiên nhiên như một loại ngôn ngữ để bộc lộ nội tâm nhân vật theo nguyên tắc “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Có thể thấy rõ điều này trong truyện ngắn Kòn Trô (41-209-228) . Thiên

nhiên rừng núi ở đây luôn biến đổi trong cái nhìn của Thể Phụng, cô nữ sinh miền xuôi lần đầu đến với rừng thẳm. Khi Thể Phụng đi lạc trong rừng, tâm trạng đang lo lắng, hoảng sợ, thì thiên nhiên hiện lên rùng rợn, bí hiểm:

“Nàng nhìn quanh mình, chỉ thấy rừng cây trùng điệp chìm trong bóng tối mênh mang và ngửa mặt lên cao cũng vẫn một vòm trời chót vót tối om như địa ngục.”(41,211)

Khi nàng thúc ngựa vượt rừng thì “nhiều lần nàng bị những cành cây như những cánh tay lực lưỡng chìa ra, gạt nàng suýt té xuống ngựa” (41,211).

Thế nhưng khi Thể Phụng được Kòn Trô cứu thoát khỏi cảnh nguy hiểm thì cảnh thiên nhiên rừng núi trong mắt nàng bỗng thật tươi vui, rực rỡ. “Ánh nắng một buổi hè, vàng tươi như một màu sơn mới, chan hòa khắp cảnh lâm tuyền” (41,214)

Còn âm thanh núi rừng cũng rộn rã hẳn lên: “Ve sầu kêu ra rả trên các ngọn cây cao. Tiếng chim vui ca trong nắng hạ” (41,215).

Lúc Thể Phụng nảy sinh tình cảm với chàng tướng cướp trẻ tuổi, tặng chàng chiếc khăn tay làm kỷ niệm thì cảnh đất trời chung quanh như bừng sáng: “Lúc ấy đúng mùa hoa chai nở. Những cánh hoa li ti điểm trắng rừng xanh, lờ mở như có một lớp tuyết phủ. Mặt trời đỏ chói, chồi lên sau những ngọn Bạch Hổ Sơn, rực rỡ như một vàng hào quang tỏa quanh đầu Đức Phật” (41,223).

Thiên nhiên hữu tình đến độ như giao hòa cùng tâm hồn con người, cùng người “tri kỷ”: “Phụng ngước mắt nhìn trái núi . Ngọn Bạch Hổ Sơn hình như cũng đang nhìn nàng”

(41,223).

Bốn năm sau, khi Thể Phụng trở lại cũng giữa một mùa hoa chai nở “cành chai điểm trắng những bông hoa non nhỏ li ti, trông xa như tuyết phủ”. Khi nàng biết một sự thật phũ phàng: chàng tướng cướp Kòn Trô oai hùng năm xưa đã chết chính vì lỗi lầm của nàng; thì giữa nắng hạ, thiên nhiên như biến đổi theo tâm trạng, hiện lên thật u buồn trong mắt nhìn của một người đang hối hận:

“Thiếu phụ ngước mặt lên, núi Bạch Hổ đứng sững trong cõi mịt mù của khói ngàn xanh xám. Một miếng mây trắng quấn qua đầu đỉnh non xa như một bức khăn tang. Hình

68

ảnh trái núi kia trải bao nhiêu năm cách biệt, vẫn còn nguyên vẹn như tấm lòng khổng thay đổi của một người tri kỷ” (41,228).

Và âm thanh rừng núi cũng đổi khác:

“Hai người quay đi. Sau lưng họ, tiếng thác vẫn rền rĩ mãi không thôi như lời than khóc một nỗi hận dài” (41,228).

Chúng ta tiếp tục khảo sát những bức tranh thiên nhiên khác trong truyện Sương gió

biên thùy, để có thể thấy rõ đặc điểm thể hiện hình ảnh thiên nhiên như một nhân vật của Lý Văn Sâm. Mở đầu truyện, đoàn người Pháp trốn chạy trong biến cố Nhật đảo chính Pháp ngày 9-03-1945 dừng chân nghỉ dưới những tán cây rừng. Tác giả miêu tả gốc cây già trong rừng với một cái nhìn nhân hóa đầy triết lý :

“Có những thân cây to, vỏ sạm và nẻ như da thịt của một ông lão phong trần, Loài thảo dã này vốn ra đời trước loài người và đứng yên giữa cõi đất trời để chứng kiến bao cảnh chợ chiều của nhân loại .Một tờ lá rụng là một trang sử ghi chép những vận bĩ, thời suy của những kẻ trải chuyến đò nhân thế. Lá rụng để cho lá mọc, cũng như lớp người này chết đi, để cho lớp người khác thay thế. Mỗi lần cây thay lá là có một lớp tuồng nhân loại đang mở màn hay đến hồi kết cuộc.

Vậy, ngày mồng mười, tháng ba dương lịch năm một nghìn chín trăm bốn mươi lăm (1945) “lũ cây già n ở vùng sâm lâm thuộc miền trung lưu sông Đồng Nai đã nhìn thây một đoàn người chạy loạn đi qua , và “lũ cây già” đã xoè mớ tóc bốn mùa sương gió ra làm bóng mát cho đoàn lữ hành”(41,336)

Còn đây là hình ảnh đường rừng khi đêm xuống đầy vẻ đe dọa trong con mắt những người trốn chạy :

“Đoàn lữ hành đã mệt lả mà vẫn chưa thấy tới sở cà phê của người bạn thân của cha nàng. Chỉ thấy hai bên đường bóng cổ thọ nhòe đi theo bóng tối và những bụi tre già nghiêng hẳn xuống như những con ma rừng đứng rủ tóc chắn lối đi “(41,339)

Lúc Rosée cứu Phong, trên đường Phong phi ngựa trở về chiến khu, thì rừng núi lại trong trạng thái vui tươi: “Trước mặt gã, rừng núi hát lên trong gió sớm như muôn quân reo hò.” (41,349)

Rõ ràng, cách diễn tả sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên theo tâm trạng nhân vật là một cách diễn tả có dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

69

Đặc biệt, có trường hợp nhà văn dùng thủ pháp miêu tả song song cảnh dòng sông với đôi mắt con người, để thể hiện nội tâm của nhân vật. Người ta nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, thì nét độc đáo của Lý Văn Sâm là đem cái cửa sổ tâm hồn ấy đối sánh với hình ảnh dòng sông, để cho thấy hết độ sâu cạn, lúc bão tố hay khi phẳng lặng, bình ổn của hồn người. Đó là trường hợp trong truyện vừa Một chuyện oan cừu, nhà văn miêu tả song song

hình ảnh đôi mắt cô Mười, bà chủ quán vốn là người lai Pháp (nên mới có mắt xanh) với hình ảnh dòng sông Là Ngà. Khi cô đang nuôi âm mưu bội tình, giết chồng để sống với nhân tình mới, dòng sông chảy mà như nghẹn tức, đôi mắt cô trong xanh mà báo hiệu dấu hiệu nguy hiểm .

“Nước sông Là Ngà thường có tiếng là chảy mạnh cũng không đẩy lui được những gộp đá hàn. Ngày như đêm, dòng nước cứ kêu lên những nỗi nghẹn tức.

Mắt cô chủ quán trong xanh như nước sông Là Ngà. Đôi mắt đượm vẻ trầm tư. Đôi mắt trong thật là từ bỉ. Đôi mắt không dữ dội như nước sông Là Ngà toan phá vỡ đá hàn. Nhưng đôi mắt ấy không kém phần nguy hiểm khi nó muốn trở thành nguy hiểm.”(42,400)

Khi cô Mười thực hiện âm mưu giết chồng, hình ảnh đối sánh này xuất hiện một lần nữa như chuẩn bị báo hiệu cơn bão lòng của nhân vật.

“Nước sông Là Ngà ngày đêm vẫn kêu lên những nỗi nghẹn tức. Mắt cô Mười vẫn trong xanh. Người ta bảo đời cô chưa dứt sóng gió.” (42,412)

Khi cô Mười dằn vặt, hối hận, trước khi cô chết, hình ảnh dòng sông lại xuất hiện một lần nữa, lần này thì màu nước trong xanh, bình yên, phảng lặng như diễn tả những cơn sóng lòng của cô Mười đã bình ổn trong sự sám hối, trước cái chết đang đến gần .

“....Buổi chiều ôm một thứ ánh nắng vàng lợt ngã xuống mặt nước sông La Ngà .Nước chảy không mạnh lắm . Nước tháng năm không đục ngầu như nước tháng Tám . Màu nước trong xanh, xanh như một thứ tấm lòng chưa gơn niềm thế tục.

Cô Mười mở mắt nhìn chồng mỉm cười.

Vẻ mặt cô thư thái như người đã sạch hẳn chuyện đời. Cô nhắm mắt trong bao nhiêu ngày để sám hối” (42,435 )

Rõ ràng ở đây thiên nhiên như một nhân vật có xúc cảm, có sự giao hòa với tâm hồn con người. Nói theo cách của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, thì Lý Văn Sâm đã xây dựng ngôn ngữ thiên nhiên trong tác phẩm. Khi sử dụng hình ảnh thiên nhiên như một loại ngôn

70

ngữ, một nhân vật, hình ảnh thiên nhiên sẽ giúp nhà văn diễn tả thêm nhiều điều mà nhân vật không muốn nói ra hoặc khó nói. Đó là một điểm độc đáo của hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm đường rừng của nhà văn. Mặt khác, xét tổng thể trong các tác phẩm truyện đường rừng của Lý Văn Sâm, hình ảnh thiên nhiên còn có một ý nghĩa tượng trưng cao hơn, góp phần biểu hiện lý tưởng sống của nhà văn trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm viết: “Vì sống không thỏa tự do của mình, bị giới hạn đủ mọi bề, con người ở đây lúc nào cũng hướng về một mảnh trời khác, nơi đây có gió lộng, thác reo, núi cao, rừng vắng...nghĩa là mơ một hành động một mảnh trời có thể kéo sập thực tại này đi sửa lại, sửa lại tất cả.” (40,300)

Có thể nói, các nhà văn viết truyện đường rừng đều ít nhiều có mô tả thiên nhiên, nhưng đó là thiên nhiên hung hiểm, đe dọa hoặc thiên nhiên đẹp nên thơ theo kiểu tranh vẽ.

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)