Cách xây dựng hành trang của nhân vật

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 79 - 80)

6. Kết cấu của luận văn:

3.2.2. Cách xây dựng hành trang của nhân vật

Các nhân vật của Lý Văn Sâm xuất hiện trong truyện đều có hành tung khá kỳ bí. Đặc biệt, họ không thích nhắc đến quá khứ. Trong truyện Kòn Trô, ngay cả tên nhân vật chúng ta cũng không được biết. Kòn Trô chỉ là tên hiệu mà người dân ở đó đặt cho anh ta (có nghĩa là con Trời ). Kòn Trô trả lời khi Thể Phụng hỏi về quá khứ : “Bà hỏi đến tên tôi tức là bà muốn tôi nhắc lại cái quá khứ đẫm máu mà vì nó ngày nay tôi phải chịu sống lẩn lút cùng cỏ cây hoang vu, xa lánh hẳn loài người. Bao nhiêu lạc thú êm đềm của tuổi trẻ, bao nhiêu hoài bão cua một trái tỉm thiếu tráng đành chôn trong góc núi, xó rừng này.

Phụng thương hại hỏi:

- Ngài có thể nào cho tôi nghe cái dĩ vãng kia không ? Kòn Trô xua tay:

80 Còn người hùng Cả Tiễn thì:

“Bà con không nên tìm biết tung tích tôi làm gì vô ích; mà có muốn truy ra ... cũng không phải dễ gì!” và:

“Tôi đã thường nói với chú rằng tôi không có gia đình và quyến thuộc. Gia đình tôi là Tổ quốc Việt nam của chúng ta. Thân quyến tôi là những đồng bào đau khổ. Chú chưa hiểu nữa sao?”(41,305)

Trong Mười lăm năm hận sử, người đầy tớ trung thành với chủ cũ Trí Nhân cũng có

hành tung kỳ bí. Có khi, anh ta là một sư ông ra tay cứu Rabei, con trai của chủ cũ thoát hiểm, kể cho Rabei nghe những chuyện cừu hận ngày xưa rồi biến mất. Sau đó, anh ta lại xuất hiện dưới một bộ mặt hoa trang mới với cái tên là Ngức, để thực hiện âm mưu báo thù. Sự thay tên đổi dạng, xuất thần nhập hóa của anh ta như một hiệp khách trong những chuyện võ hiệp.

Tương tự như vậy, hai nhân vật chính trong truyện Thần Ngư Động là Lương Điền và Lê Tùng chỉ xuất hiện với tư cách là hai “viễn khách”, còn lý lịch của họ ra sao, họ làm gì mà đến chốn rừng núi này, chúng ta hoàn toàn không biết. Cách xây dựng nhân vật này còn phản ánh một thực tế. Thời đó, miền Nam là nơi tập hợp của lưu dân từ phương xa đến làm ăn, trong đó có không ít người là tội phạm của chế độ cũ, có quá khứ đau thương hoặc phản kháng chế độ thất bại (Như mẫu nhân vật Võ Tòng trong truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi hoặc ông Sáu Bộ trong truyện Đảng cánh buồm đen của Sơn Nam sau này). Do đó, cách xây dựng hành trạng nhân vật này còn như là một sự gợi ý kín đáo cho độc giả hiểu rằng các nhân vật của ông thuộc những thành phần đặc biệt, chống đối chế độ hoặc những thế lực thù địch. Điều đó gợi sự kỳ bí, vừa khơi dậy sự tò mò vừa tạo khoảng trống tưởng tượng cho độc giả, đồng thời cũng tước đi những chi tiết phụ không cần thiết làm loãng sự chú ý vào những hành động và tâm trạng nhân vật.

Một phần của tài liệu truyện đường rừng của lý văn sâm (Trang 79 - 80)