Môtíp cây nối trời và đất

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 66 - 68)

Ở 15 truyện thần thoại, người Ê đê có hai bản kể nói đến hai loài cây có chức năng nối trời và đất. Đó là cây kơ pang (Cây kơpang và ngôn ngữ loài người) và cây tông lông (Nấm hồng nấm đỏ). Thuở xa xưa, khi người nguyên thủy còn sống theo bầy đàn thì xung quanh họ là cả thế giới cây cỏ hoang dã, cây cối dày đặc bao quanh không gian sống của họ. Cây cối là hình ảnh sinh động của sự sống. Cây cối từ dưới đất mọc lên, cứ thế lớn lên trước mắt họ. Đối với người nguyên thủy, sự vươn dậy nhanh chóng của cây cối cũng là một điều hết sức thần kì. Trong đời sống tín

ngưỡng, người Ê đê dành cho cây cối một vị trí linh thiêng. Trong ngôi nhà dài của mỗi gia đình người Ê đê đều có một chiếc ghế kpan dài làm bằng thân gỗ độc mộc, trên dưới 20m. Để làm được chiếc ghế này, người ta phải xin phép thần cây, làm lễ cúng Trong lễ cúng, người ta khấn “Hỡi yang của cây, ta biết thân thể lực lưỡng của mày đã vươn lên tới trời xanh, cành là của mày đã dang rộng che cả cánh rừng, rễ của mày đã cắm sâu dưới lòg đất… Nay buôn làng ta đành xin phép yang để ngả cây xuống làm ghế kpan, mong yang tha tội”. Theo truyền thống, người Ê đê chết đi sẽ được mai táng trong quan tài là thân cây khoét rỗng. Và khi làm nhà mồ, họ cũng dùng những khúc cây đẽo thành tượng người, chim thú đứng ngồi đủ kiểu dựng xung quanh nhà mồ.

Trong nhận thức của họ từ xa xưa, cây cối có thần, có hồn. Và họ càng tin vào điều đó khi chứng kiến ngay trước mắt mình hình ảnh cây cối cao lớn có thể nối liền ba thế giới: dưới lòng đất (rễ), mặt đất (thân) và trời cao (ngọn). Trong truyện cổ, họ gửi gắm vào cây cối ước mong đưa họ lên thế giới cao nhất và ngưỡng mộ cái sức sống diệu kì của cây cối. Cây kơ pang

“to lớn, ngọn nó cao tận mây xanh, bóng nó rợp cả bầu trời… cao vút lên đến tận nhà của Ông bà Trời” (Cây kơpang và ngôn ngữ loài người), trở thành con đường lí tưởng để loài người leo lên nhà Ông bà trời, khám phá cái thế giới trên tận mây xanh mà họ chưa từng biết đến. Cây tông lông thì “cành lá vươn đến tận mây, bầy Arê Rân càng thiêu đốt càng nhổ gốc bao nhiêu thì cây lại càng vươn cao lên đến tận nhà trời” (Nấm Hồng Nấm Đỏ). Quả tông lông rụng xuống giết chết bầy Arê Rân, cứu mặt đất khỏi sự tuyệt diệt. Cả hai loài cây này đều rất gần gũi với đời sống của người Ê đê, thường thấy ở chốn núi rừng tây nguyên. Đặc điểm của những cây này trong thần thoại là sự lớn lên nhanh chóng, kì diệu, cao lên đến tận trời, nối thế giới mặt đất với thế giới thần tiên. Hoặc nó là phương tiện để con

người hăm hở tìm cách lên trời (cây kơ pang). Và cũng có thể là sự thách thức đối với trời (cây tông lông). Chúng tôi xem đây là một trong những biểu hiện của môtíp cây thần thiêng trong thần thoại.

Tiểu kết:

Thần thoại Ê đê tuy chỉ có số lượng khiêm tốn với 14 bản kể nhưng cũng nổi bật lên một số mô típ quan trọng: mô típ người khổng lồ sáng tạo, mô típ hồng thủy, mô típ quả bầu, mô típ cây. Đây cũng là những mô típ quen thuộc trong hệ thống thần thoại của người Kinh, người Mường, người Chăm… Các mô típ này cũng mang dấu ấn riêng của đời sống tinh thần người Ê đê. Chẳng hạn như sự tưởng tượng vị thần sáng tạo vũ trụ xuất thân từ một hạt dẻ, sự tưởng tượng chiếc ghế kpan thiêng liêng trong đời sống văn hóa trở thành một phương tiện tránh lụt trong mô típ nạn hồng thủy.

.2.2Truyền thuyết

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)