Xuất tiêu chí phân loại

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 25)

Việc phân loại truyện cổ dân gian sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu chỉ phân loại một cách cảm tính mà không dựa trên những tiêu chí mang tính khoa học. Và đôi khi phải kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí để soi chiếu, xác định loại thể của một đối tượng, nhận ra sự giao thoa thể loại giữa chúng. Prop có ý kiến cho rằng “Đặc trưng của thể loại thể hiện ở chỗ thực tại được phản ánh là thực tại nào. Thực tại ấy được miêu tả bằng những biện pháp

nào, đánh giá thực tại ấy ra sao” [35, 28]. Tiến hành phân loại truyện cổ Ê đê, chúng tôi dựa vào hai tiêu chí : chức năng thể loạiđặc trưng thi pháp

của từng thể loại. Thực ra cách phân loại dựa trên hai tiêu chí lớn này không phải là mới. Nhưng cách xử lí trong từng trường hợp cụ thể của những người đi trước có thể chưa ổn thỏa, chúng tôi thấy cần phải làm rõ hơn.

* Về thể loại thần thoại

Để tiện khảo sát, chúng tôi nêu tóm lược vài nét về bản chất của thần thoại: Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Theo E.M. Mêlêtinxki (Từ điển thần thoại, 1991, Nxb Bách khoa Xôviết): thần thoại được hiểu là “những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá”. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên cũng đưa ra ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời kì khuyết sử” (Nghiên

cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, 1978, Nxb Đại học

Sư phạm)

Như vậy, dựa trên các quan niệm này, có thể rút ra mấy nhận xét: Thứ nhất, thời điểm ra đời của thần thoại và thời điểm được phản ánh trong thần thoại chính là “quá khứ khởi nguyên”. Thứ hai, thần thoại gắn liền với nhu cầu lý giải và chinh phục tự nhiên của con người thời cổ đại. Vì sao nói như vậy? Trong khi tiếp xúc với thiên nhiên và các hiện tượng vũ trụ kỳ bí, người nguyên thủy khao khát tìm hiểu bản chất của nó để bớt nỗi kinh hoàng và thắc

mắc. Nhưng với một trình độ tư duy chưa cho phép, họ đã nỗ lực hết mình nhận thức thế giới bằng một tư duy hoang đường và ấu trĩ. Họ đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy và cho rằng thế giới này do các vị thần tạo ra. Họ gán vai trò của thần thánh cho tất cả các hiện tượng tự nhiên xảy ra quanh mình. Trong quan niệm của họ, hết thảy cõi tự nhiên đều chịu sự chi phối của các thần. Trong tâm lí lo sợ những tai họa mà thế giới tự nhiên giáng xuống cuộc sống của họ, họ sùng bái các vị thần mà họ đã tạo ra trong trí tưởng tượng. Và những truyện kể thần thoại đầu tiên ra đời bao giờ cũng có các nhân vật là các vị thần với quyền năng và tầm vóc khổng lồ. Thần lúc ban sơ trong óc sáng tạo của con người khi đó thường mang những hình dạng có phần cổ quái, kì lạ, (khổng lồ, mình Rồng, có cánh, v.v …). Nhân vật các thần trong thần thoại có tính cách đơn giản một chiều (Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Gió v.v...) mỗi thần chỉ thực hiện một chức năng, một hành động. Về mặt kết cấu, đa phần thần thoại có cốt truyện đơn giản, chưa có nhiều chi tiết, thể hiện cách lý giải còn thô sơ rời rạc trong nhận thức về thế giới của con người thời cổ. Căn cứ vào lí thuyết về thể loại, chúng tôi rút ra ba tiêu chí quan trọng để nhận diện thần thoại như sau:

 Tiêu chí 1: Nhận thức và lí giải các hiện tượng tự nhiên (nguồn gốc vũ trụ, muôn loài…), thể hiện ước mơ chinh phục tự nhiên.

 Tiêu chí 2: Thời gian nghệ thuật được phản ánh trong thần thoại là thời kì hỗn mang của lịch sử loài người (quá khứ khởi nguyên).

 Tiêu chí 3: Nhân vật chính là thần mang trong mình sức mạnh của tự nhiên với tầm vóc và kích thước khổng lồ, ra đời trên cơ sở thủ pháp nhân hóa tự nhiên.

Trong đó, tiêu chí 1 thuộc về chức năng thể loại, tiêu chí 2, 3 thuộc về đặc trưng thi pháp.

Dựa vào những tiêu chí này, chúng tôi tán thành việc xếp hai truyện

Quả bầu vàng Thế giới các thần vào mục thần thoại ở Tổng tập văn học

các dân tộc thiểu số (tập 3, xuất bản năm 2000).

Xem xét việc xác định thể loại thần thoại trong tài liệu Văn học dân

gian Ê đê, Mơ nông của tác giả Trương Bi, chúng tôi thống kê có 26 truyện

được xếp vào thể loại thần thoại. Căn cứ vào tiêu chí nhận diện thể loại, chúng tôi chỉ nhất trí 8 truyện mang đặc điểm của thần thoại : Hạt dẻ thần kì, Hang A Đrênh, Ánh sáng và bóng tối, Nấm Hồng Nấm Đỏ, Sự tích bốn mùa xuân hạ thu đông, Những người đầu tiên, Sự tích người Ê đê lên sống trên mặt đất. Trong đó truyện Những người đầu tiênSự tích người Ê đê lên sống trên mặt đất thực chất là dị bản của truyện Hang A Đrênh. Còn lại 18 truyện không thuộc phạm vi của thần thoại. Những trường hợp tác giả Trương Bi phân loại chưa chính xác, chúng tôi dẫn ra cụ thể: Sự tích hồ Lăk (1), Truyện Krông Pa (2), Sự tích thác Drai Hling (3), Sự tích thác Drai Sáp (4), Sự tích dòng sông Krông Buk (5), Sự tích suối Ea Hleo (6), Sự tích sông Krông Hnăng(7), Hơ Kung và Y Du (8), Người hóa voi (9), Sự tích cây kơnia (10), Gà và chó (11), Hồn lúa và lão chủ nô (12), Sự tích tượng nhà mồ (13), Kèn đing năm (14), Anh em Đăm Thí Đăm Di (15), Tục để cơm nguội (16), Sự tích điệu múa tung khắc (17), Đá đẻ con (18).

- Nhóm truyện giải thích địa danh:

Sự tích hồ Lăk (1): Xảy ra hạn hán, hai anh em Y Lăk Y Liêng mồ côi đi tìm nước, bắt được một con lươn đem về nuôi. Lươn lớn nhanh, đào hố rộng mãi tạo nên hồ nước. Buôn làng không phải chịu khát nữa. Có một con rồng đến đánh nhau với lươn. Lươn thắng nhưng kiệt sức chìm xuống hồ. Hai anh em ngồi bên hồ gọi lươn mãi, đến sáng hôm sau thì cả hai hóa đá bên hồ. Từ đó hồ có tên là hồ Lăk.

Truyện Krông Pa (2): Chàng mồ côi Y Pa đói khát cùng với ba con chó vào rừng đi săn nhưng chẳng kiếm được gì, lại không có nước uống. Y Pa nói một câu trách thần Sông thần Núi. Chàng bị phạt, lập tức nước ở đâu dâng lên đuổi chàng chạy mãi đến khi kiệt sức. Ba con chó của chàng hoảng sợ chạy vào rừng từ đó chúng trở thành chó sói. Dòng nước đuổi theo Y Pa trở thành dòng sông, người ta gọi là sông Krông Pa.

Sự tích thác Drai Hling (3): Hling là con gái xinh đẹp của tù trưởng. Nàng đi hái hoa gặp bầy cọp dữ nhưng được chàng Y Rit mồ côi cứu thoát. Hai người đem lòng yêu nhau. Cha Hling ngăn cấm, gả Hling cho nhà giàu, nàng gieo mình xuống sông tự vẫn. Y Rit lặn tìm và chàng cũng chết. Từ đó dòng sông biến thành một dòng thác dữ. Buôn làng đặt tên thác là Drai Hling.

Sự tích thác Drai Sáp (4): Tù trưởng giàu mạnh ở buôn nọ có cô con gái xinh đẹp là H Mí. Y Rit cứu H Mí khỏi dòng nước dữ. H Mí đem lòng yêu chàng Y Rit mồ côi, trao vòng bạc. Mtao không đồng ý gả H Mí cho Y Rit. Quái vật xuất hiện bắt H Mí đi mất. Y Rit hóa thành cây cổ thụ. Dòng thác nơi hai người chia tay gọi là Drai Sap.

Sự tích dòng sông Krông Buk (5): Một ngày nọ, Hai chị em H Ring, H Rao xinh đẹp nhất buôn làng vào rừng chơi, họ lạc đến một bờ sông lạ. Ở đó hai chị em gặp chàng Y Krông vốn là thần Sông. Họ kết bạn gặp gỡ nhiều lần, hai chị em đem lòng yêu Y Krông. Y Krông cũng yêu mến hai chị em. Nhưng Y Krông không thể sống trên cạn. Hai chị em thì không thể sống dưới nước. Hai nàng quyết định chia tay Y Krông. Y Krông giữ lại không được, chàng cắt nắm tóc của hai chị em. Từ đó dòng sông được đặt tên Krông Buk (con sông tóc).

Sự tích suối Ea Hleo (6): Mtao Pui có cô con gái xinh đẹp tên là Hleo. Hleo đem lòng yêu chàng Y Rit mồ côi. Buôn làng của Mtao Pui bị đàn cọp

dữ tấn công. Mtao Pui hứa ai diệt được cọp sẽ gả con gái cho. Y Rit giết được cọp nhưng chàng cũng chết, xác chàng bị nước cuốn đi. Nàng Hleo khóc thương Y Rit suốt ngày đêm, nàng tan biến thành dòng suối. Buôn làng gọi tên dòng suối là Ea Hleo.

Sự tích sông Krông Hnăng (7): Buôn làng người Ê đê đang sống yên vui bỗng một hôm từ trên đỉnh núi phun ra lửa, hủy hoại tất cả nguồn nước, nương rẫy. Dòng họ Mlô làm chủ đất. H Năng là con gái đầu lòng của chủ đất Y Kheo. Cha mất truyền trọng trách chủ đất lại cho hai vợ chồng Y Jút, HNăng. Y Jút đi tìm đất lập buôn nhưng không thấy trở về. HNăng quyết ra đi một mình tìm vùng đất mới nơi có nguồn nước dồi dào. Đi mãi, đến khi kiệt sức, nàng khấn Giàng xin cho mưa xuống rồi chết. Lập tức trời mưa làm sống dậy muôn loài cây cối, thú vật. Dân làng đi tìm H Năng đến nơi thấy nàng đã chết, nhớ công ơn của nàng mà đặt tên dòng sông nơi nàng HNăng gục xuống là Krông HNăng.

Khi khuôn xếp 7 truyện này vào tiểu loại thần thoại giải thích địa danh, có lẽ tác giả Trương Bi đã dựa vào chức năng nhận thức và lí giải tự nhiên – cũng chính là tiêu chí thứ nhất mà chúng tôi đưa ra để nhận diện thần thoại. Tuy nhiên, sự xác định này chưa được thấu đáo. Những truyện vừa nêu đúng là có yếu tố lí giải vì sao có tên gọi của dòng sông ngọn thác nhưng cái nội dung mà truyện hướng tới để nhận thức không phải là thế giới tự nhiên mà chính là mối quan hệ và số phận của con người trong cuộc sống đời thường – các truyện (1), (2), (3), (4), (5), (6) và vị trí của con người trong một cộng đồng, bộ lạc - truyện (7). Xét ở góc độ thi pháp, các truyện này cũng không phản ánh thời kì hỗn mang sơ khai của loài người. Và điểm đáng lưu ý ở đây là các nhân vật không phải là thần, không mang dáng dấp thần linh mà chỉ là những con người hết sức bình thường (anh em Y Lăk mồ côi, chàng Y Pa mồ côi, nàng Hling, chàng Y Rit…)

- Khi xác định thần thoại giải thích về hiện tượng tự nhiên, Trương Bi đưa ra truyện Hơ Kung và Y Du làm dẫn chứng: Ở buôn nọ có một bà góa sống với con gái xinh đẹp tên là Hơ Kung và con trai là Y Dang. Bà góa nhặt được Y Du ngoài rừng đem về nuôi. Lớn lên Hơ Kung và Y Du đem lòng yêu nhau. Vì họ là anh em bú cùng một vú mẹ nên không được phép lấy nhau. Hai người dắt nhau bỏ trốn nhưng chưa dám thành vợ thành chồng vì sợ thần linh trừng phạt. Họ nghĩ ra cách mỗi người chọn một việc để làm, nếu cả hai người xong cùng một lúc thì sẽ sống với nhau, nếu không xong cùng một lúc thì phải chia tay. Hơ Kung chọn việc dệt vải, Y Du chọn việc ngăn thác bắt cá. Cuối cùng việc của Y Du lại xong trước. Chàng không nói cho Hơ Kung biết mà có ý đợi Hơ Kung xong việc để được ở bên nhau. Trong lúc Y Du ngắm Hơ Kung thì cũng vừa lúc nàng quay lại nhìn chàng. Hiểu được sự tình, Hơ Kung bỏ chạy. Y Du đuổi theo, đuổi theo mãi để giữ Hơ Kung ở lại. Hơ Kung chạy đến buôn Mặt trời, nàng mệt quá nghỉ ở đó. Y Du chạy đến buôn Mặt trăng. Chàng mệt quá cũng nghỉ ở đó. Không ngờ Mặt trời, Mặt trăng lại đi theo hai ngả khác nhau. Từ đó Hơ Kung và Y Du không thể gặp lại nữa. Chỉ đến khi có nguyệt thực họ mới được gặp nhau. Nguyệt thực xảy ra là để cho đôi trai gái đoàn tụ.

Khi soi chiếu những tiêu chí của thể loại thần thoại vào truyện Hơ Kung và Y Du, chúng tôi thấy rằng truyện có chức năng nhận thức, lí giải về tự nhiên (hiện tượng nguyệt thực) nhưng đây không phải là chức năng chính. Chức năng trội ở truyện này chính là sự phản ánh quan hệ xã hội – mối tình loạn luân của đôi trai gái với những rào cản của tập tục xã hội. Truyện Hơ Kung và Y Du cũng không thỏa mãn tiêu chí 2 và 3 của thể loại thần thoại. Trường hợp này có thể khẳng định không phải là một truyện kể thần thoại. - Nhóm thần thoại giải thích nguồn gốc muôn loài:

Người hóa voi (9): Người thợ săn bắn con dọc bạch rồi ném xuống suối. Suối hóa ra rất nhiều cá. Dân làng rủ nhau đi bắt cá, nướng ăn. Cả nhà Mtao cũng đi bắt cá. Họ biến thành voi, chỉ có nàng H Bia con gái Mtao và Y Rit không ăn cá nên không bị biến thành voi. Đàn voi đi vào rừng ở. Từ đó người ta xem voi là con vật thân thiết gần gũi. Nếu bắt được voi trong rừng người ta sẽ không giết mà đem về thuần dưỡng.

Sự tích cây kơ nia (10): Chàng K Đăm và nàng H Nia yêu nhau. Họ là nô lệ của Mtao. Mtao ra điều kiện nếu chàng K Đăm làm được tất cả những việc hắn giao thì sẽ cho phép hai người lấy nhau : đi hạ cây đại thụ trong rừng, đi bắt con thuồng luồng, đi phát rẫy. Khi phát rẫy, H Nia mang nước cho K Đăm nhưng vì quá đói khát, H Nia gục ngã, K Đăm chạy lại đỡ người yêu. Vì kiệt sức, K Đăm cũng chết bên cạnh H Nia. Hai người hóa thành cây kơ nia.

Hồn lúa và lão chủ nô (11): Mtao chỉ lo ăn năm uống tháng, để cỏ dại lấn hết lúa, không chăm sóc nương lúa. Hồn lúa bị khinh rẻ bèn rủ nhau đến ở với bà lão nghèo. Đến khi thu hoạch, lúa tự bò về chòi của bà lão. Cả nhà Mtao thì chết đói.

Gà và Chó (12): Ngày xưa, Gà và Chó không giống như bây giờ. Chó ngày xưa lông vũ, gà thì lông mao. Do bộ lông gây khó khăn cho việc kiếm ăn nên chúng muốn đổi bộ lông cho nhau. Chó muốn đổi lông cho Gà nhưng Gà còn làm cao lưỡng lự. Cuối cùng hai con đổi lông cho nhau. Chó tức vì câu nói xỏ của Gà, nên hễ thấy Gà đâu là đuổi đi.

Ba truyện (9), (10), (11) cho thấy truyện nảy sinh trong thời kì xã hội đã có sự phân chia giai cấp, xuất hiện Mtao là người có vai trò thủ lĩnh của cộng đồng. Rõ ràng hai truyện này không phải thuộc về thời kì nguyên thủy của thần thoại. Có lẽ ở ba truyện này, tác giả đã có sự nhầm lẫn khi nhìn nhận mô típ hóa thân trong truyện cổ tích và cho rằng đây là bộ phận thần thoại giải

thích nguồn gốc muôn loài. Ở truyện Gà và Chó, tác giả đã không phân biệt đuợc sự khác nhau giữa chức năng lí giải nguồn gốc muôn loài của thần thoại với chức năng suy nguyên đặc điểm loài vật của truyện cổ tích loài vật.

- Nhóm thần thoại giải thích các hiện tượng khác:

Sự tích tượng nhà mồ (13): Nàng H Ren yêu chàng Y Thih mồ côi. Thầy cúng trong buôn muốn H Ren làm vợ con trai hắn. Thầy cúng vu oan Y Thih có lòng độc ác, bắn thú rừng nhiều, bắt Y Thih chịu tội, vu oan H Ren là ma lai. Cuối cùng H Ren chết, Y Thih hóa thành tượng gỗ.

Sự tích kèn đing năm (14): Hai vợ chồng già không có con. Người vợ uống nước hốc đá sinh được 6 người con (3 trai 3 gái) giống nhau như đúc.

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)