Các môtíp trong truyền thuyết

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 78)

2.2.2.1 Môtíp gươm thần

Trong cốt truyện của truyền thuyết anh hùng, ở năm bản kể (Đăm Thí và Pôthê), chúng tôi đều thấy sự xuất hiện của môtíp gươm thần.

Ở truyền thuyết Đăm Thí: Gươm thần được rèn từ một thanh sắt → làm rơi xuống sông → phải lặn tìm → các bộ tộc/anh em chia nhau giữ các bộ phận của gươm.

Ở truyền thuyết Thanh gươm thần : gươm thần rơi từ trên trời xuống đáy sông → các bộ tộc mò gươm, tranh giành → mỗi tộc người giữ một bộ phận của gươm.

Mô típ gươm thần với hình tượng lưỡi gươm và cán gươm đang rời rạc khi ráp với nhau bỗng biến thành sức mạnh vô địch vốn được lưu hành rất phổ biến ở nhiều dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (dân tộc Kinh, Chăm, Khmer, Giarai…) và ở khu vực Đông Nam Á (In đônêxia…) nhằm ca ngợi tình đoàn kết giữa các bộ lạc. Việc phân công gìn giữ các bộ phận của gươm mang ý nghĩa về sự đảm bảo sức mạnh của cộng đồng. Có thể những truyện có chứa đựng môtíp gươm thần chính là thể hiện một hồi ức sâu xa đầy tự hào về chiến công của tổ tiên tộc người trong các bộ lạc cổ đại, ở thời kì xa xưa khi con người đã phát hiện ra một thứ vật chất mới hết sức quý báu. Đó là vũ khí bằng kim loại – vật hộ thân làm tăng sức mạnh của con người trong quá trình khai phá, chinh phục thiên nhiên và mở rộng lãnh thổ. Gươm báu được nhân dân kính cẩn tôn thờ và họ quan niệm nó ẩn chứa một sức mạnh vô cùng linh thiêng. Có được nó chắc hẳn không phải là việc dễ dàng. Các bản kể của người Ê đê hầu như nhấn mạnh chi tiết rèn gươm vất vả (rèn thanh gươm lại ra chiếc liềm, rèn lưỡi liềm lại thành lưỡi rựa, rèn lưỡi rựa lại thành lưỡi dao, đập lưỡi dao lại thành lưỡi giáo, cuối cùng rèn được thanh kiếm), và một điểm đáng lưu ý là thanh gươm nóng đáng sợ, phải đâm vào người phụ nữ đẹp hoặc đang có mang mới nguội. Chúng tôi đặt nghi vấn về một nghi thức tế lễ cổ xưa nào đó liên quan đến việc rèn gươm, liên quan đến việc phải hi sinh người phụ nữ để có được thanh gươm báu vật này.

2.2.2.2 Môtíp thực hiện sứ mệnh

Mô típ này xuất hiện trong những có nhân vật chính là người phụ nữ gánh vác trọng trách tìm vùng đất mới cho buôn làng sinh sống, gồm có 2 truyện : Nữ tù trưởng A Duôn H Du Sự tích dòng sông Krông Hnăng. Truyền thuyết “thường giữ lại những bằng chứng quý giá về chế độ xã hội, về các thể chế xã hội, tín ngưỡng, tâm lí xã hội và văn hóa vật chất của các thời đại đã qua” [34, 38]. Có thể khẳng định truyền thuyết về tù trưởng A Duôn H Du và truyền thuyết về nàng H Năng đã phản ánh rất rõ tính chất mẫu hệ trong tâm thức của cộng đồng Ê đê. Đầu tiên là cụ bà sống lâu được miêu tả

“cháu đầy nhà, chắt đầy buôn, chít đầy mặt đầy lưng. Già đến nỗi chân không thể rời khỏi chiếu, tay không thể kéo khỏi chăn, răng kì nhông mọc đầy hàm” [11, 40] đã được chọn làm Yang Mta (thủy thần). Thủy thần được chọn là một người phụ nữ đã trăm tuổi, người già cả nhất buôn – có thể xem như “bà tổ”, không phải là một người đàn ông. Yang Mta này lại truyền lời báo mộng cho cháu gái là H Du mang xương, vây của mình đi tìm đất lập buôn làng mới. Trọng trách gây dựng buôn làng được đặt lên vai hậu duệ nữ của dòng họ.

Nàng H Năng là con của chủ đất, cũng gánh vác trọng trách ra đi tìm đất mới lập buôn làng. Nàng đi tìm nguồn nước mới, khấn trời cho mưa có thể xem đã hoàn thành trọng trách mà cả buôn làng đặt lên vai. Đó là trọng trách cao cả của người phụ nữ làm chủ buôn, người dẫn dắt của cả chế độ mẫu hệ. Chúng tôi tóm tắt típ truyện về người phụ nữ của buôn làng đi tìm đất mới theo sơ đồ:

Tai họa (hạn hán/Giàng phạt)

Tìm được nguồn nước

Lập buôn/ Hi sinh

Trong típ truyện này, người phụ nữ với vai trò là người quyết định sự tồn vong của cộng đồng, phải thực hiện nhiệm vụ đi tìm nguồn nước. Đây chính là sứ mạng cao cả mà tổ tiên (thế hệ trước) truyền dặn (Bà báo mộng cho H Du mang xương, vây đi tìm nước/Người cha trăn trối với Hnăng phải tìm được nguồn nước). Đối với người Ê đê, việc di dân tìm địa bàn cư trú mới nhất định phải tìm được nơi có nguồn nước dồi dào, có nước chính là có sự sống. Mỗi một buôn làng đều phải có một bến nước để sinh hoạt. Mô típ “thực hiện sứ mệnh” trong truyền thuyết về các nữ tù trưởng có thể nói là một mô típ khá độc đáo, thể hiện được khía cạnh nào đó của văn hóa mẫu hệ trong đời sống của cộng đồng người Ê đê.

Tiểu kết:

Với số lượng truyền thuyết hạn chế, chúng tôi chỉ đi vào phân tích hai mô típ chính và nhận định rằng đây là hai mô típ khá quan trọng, có chức năng nhận diện màu sắc đặc trưng của truyền thuyết dân gian Ê đê. Đặc biệt là mô típ “thực hiện sứ mệnh” - kể về công lao của các nữ anh hùng - dù không phải lập công theo kiểu xông pha trận mạc để giết giặc như Bà Trưng Bà Triệu của người Việt. Mô típ này vừa gợi nhắc về một hoàn cảnh lịch sử của cộng đồng vừa cho thấy thái độ biết ơn và tôn vinh tuyệt đối dành cho người phụ nữ của cộng đồng người Ê đê.

Chương 3

TRUYỆN CỔ TÍCH

3.1Truyện cổ tích thần kì 3.1.1. Về đề tài – Cốt truyện

3.1.1.1. Cổ tích về nhân vật mồ côi

Với tổ chức xã hội mẫu hệ, người Ê đê có tục nối dây (chuê nuê). Luật tục Ê đê từ xa xưa đã qui định “rầm nhà gẫy thì phải thay, giát sàn nát thì phải thế. Chết người này thì phải nối bằng người khác” [39; 41]. Tục chuê nuê không những tạo sự liên kết bền vững giữa dòng họ này với dòng họ khác mà ẩn chứa ở bề sâu là ý nghĩa nhân văn hết sức cao đẹp. Việc nối dây giúp cho người già và con trẻ có nơi nương tựa, không gặp cảnh bơ vơ. Như vậy, dựa trên thực tế đời sống của người Ê đê với tục chuê nuê, chúng ta thấy rằng hiện tượng trẻ mồ côi có lẽ ít xảy ra. Trường hợp mồ côi xảy ra khi người mẹ mất, người cha không được nối dây đành phải để con cái và của cải ở lại nhà vợ để về cư trú bên dòng họ của mình. Khi đó có thể nói đứa trẻ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Với cơ cấu xã hội mẫu hệ, có lẽ sự ghẻ lạnh của cộng đồng đối với nhân vật mồ côi không đến mức gay gắt như ở quan hệ mẹ ghẻ con chồng trong truyện cổ của người Việt. Tuy vậy, vấn đề mồ côi cũng đã đi vào cổ tích Ê đê với những biểu hiện khá phong phú về nội dung. Nhân vật mồ côi là nhân vật bất hạnh với cuộc sống thiếu thốn về vật chất và cả sự thiếu thốn về tình cảm gia đình.Cuộc sống của mồ côi là cuộc sống cô đơn và hiu quạnh, chịu sự hắt hủi của mọi người. Ở nhân vật mồ côi có những điểm chung thuộc về tính cách như siêng năng, chăm chỉ, có tình nghĩa, tốt bụng và bao dung. Chúng tôi chú ý đến số phận của mồ côi cùng mối quan hệ giữa mồ côi với các lực lượng đối kháng. Thứ nhất lá mối quan hệ giữa mồ côi và lực lượng

thống trị. Và thứ hai là mối quan hệ giữa mồ côi và người cậu, người cha và người dì ghẻ độc ác. Lực lượng thống trị ở đây là những Mtao (tù trưởng) độc ác, tham lam, luôn rắp tâm mưu hại mồ côi và cướp đoạt tất cả những gì thuộc về mồ côi. Các Mtao thường dồn mồ côi vào con đường cùng, đi ở, lao dịch, cướp vợ và cả tài sản.

Ở truyện cổ của dân tộc Ê đê cũng như một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, ta vẫn thường thấy trường hợp nhân vật cậu can thiệp vào cuộc đời của mồ côi. Cậu là nam giới và theo tổ chức xã hội của người Ê đê, cậu cũng là đại diện cho mẫu hệ và cho dòng họ mẹ. Sau khi mẹ qua đời, cậu là người có quyền định đoạt cuộc sống của cháu mình. Lợi dụng địa vị này, có những người cậu đã có sự đối xử độc ác đối với đứa cháu mồ côi.

Về dạng truyện nhân vật mồ côi, người Ê đê có 22 truyện, chiếm 58 % trong tổng số 38 truyện cổ tích thần kì. Dựa trên 22 văn bản truyện mà chúng tôi có được qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy truyện cổ tích về nhân vật mồ côi có thể chia làm hai nhóm theo cấu tạo cốt truyện. Nhóm 1 là cốt truyện thể hiện mâu thuẫn giữa nhân vật mồ côi và các lực lượng đối kháng. Nhóm 2 là cốt truyện về nhân vật mồ côi tốt bụng được phù trợ (không nói tới xung đột giữa mồ côi và lực lượng đối kháng).

Nhóm 1: Gồm 14 truyện. Chúng tôi tóm tắt tình tiết chính của mỗi truyện: (1) Chàng Y Rit và khỉ 7 đầu:

- Chàng Y Rit mồ côi sống với bà Sun

- Mtao Mxây ép các chàng trai vào rừng tìm khỉ 7 đầu, đuổi vợ con họ vào rừng

- Y Rit vào rừng. Chàng cứu được mẹ con thỏ nâu, được tặng viên ngọc ước, thu phục được khỉ 7 đầu mang về nộp theo yêu cầu của Mtao.

(2) Chuột nâu và Y Rit

- Y Rit ở với bà Sun

- Y Rit bắt được con chuột nâu nhưng không giết, được tặng viên ngọc ước.

- Mtao buộc Y Rit phải đổi viên ngọc ước cho hắn

- Mtao cầm ngọc lên ước bị rắn cắn chết/ Y Rit làm chủ buôn

(3) Chàng Y Niăk

- Y Niăk ở với bà Sun.

- Cậu rủ đi săn nhưng bỏ đói không cho ăn, không chia phần thú săn được.

- Y Niăk bắt được con tê tê nhưng không giết. Tê tê cho chất dính.

- Y Niăk bôi chất dính vào cậu, vào ghế nhà Mtao. Mọi người phải làm theo yêu cầu của Y Niăk thì mới thoát được chất dính.

- Mtao phải chia cho Y Niăk nửa gia tài. (4) Anh em Kun Koi

- Hai anh em Kun, Koi mồ côi mẹ. Cha lấy dì ghẻ.

- Cha và dì ghẻ nhiều lần bỏ hai anh em vào rừng nhưng hai anh em không chết.

- Thần cây tặng cho hai anh em lông chim thần ước gì được nấy. - Hai anh em lập buôn, trở nên giàu có.

- Cha và dì ghẻ đến xin của cải, lúc về bị rơi xuống sông chết (5) Sự tích con voi trắng

- Y Rit ở với bà Sun

- Y Rit cứu được heo xám, thỏ nâu, voi trong rừng/ được tặng ngọc ước. - Mtao bắt cống nạp khỉ bảy đầu, heo bảy đuôi, voi bảy ngà.

- Y Rit cùng bà và các con vật bỏ đi/ Mtao đuổi theo bị chết trong rừng sâu.

- H Niêng ở với bà Sun

- H Niêng cứu được con gà mắc bẫy gà đẻ trứng vàng cho hai bà cháu - Mtao ép H Niêng phải dổi cho hắn

- Mtao mang gà về, gà bay mất, Mtao đuổi theo bị chết trong rừng - H Niêng và bà sống sung sướng với những quả trứng vàng

(7) Y Rit và lông gà thần

- Y Rit sống với bà Sun

- Bà bệnh nặng, Y Rit vào rừng tìm thuốc, cứu được gà nói tiếng người. - Gà cho Y Rit lông gà thần ước gì được nấy

- Mtao ép Y Rit đổi lông gà thần cho hắn

- Mtao lấy long gà thần ra ước thì cả nhà bị biến thành khỉ.

(8) Y Nan nuôi cá lóc

- Y Nan mồ côi cha. Mẹ lấy chồng khác - Cha dượng độc ác cắt gân chân của Y Nan

- Thần cây báo mộng cho chàng tìm cây thuốc chữa lành, bắt con cá lóc nuôi. Cá lóc giúp chàng ước gì được nấy.

- Người cha dượng bị sét đánh chết

(9) H Bia Ngo và Y Rit

- Y Rit mồ côi bị Mtao ép ra đảo mang nàng H Bia Ngo về cho hắn - Nhờ quạ giúp, Y Rit lấy được H Bia Ngo làm vợ

- Mtao bắt Y Rit vào rừng tìm những sản vật quý - H Bia Ngo có phép đều giúp Y Rit thực hiện được. - Mtao đành phải chịu thua

(10) Nung Kuang và cậu cháu chàng Rit

- Y Rit ở với bà Sun

- Cậu rủ vào rừng chặt cây nhưng bỏ đói không cho ăn, chia phần ít ỏi cho chàng.

- Rit đi xúc cá được con lươn. Lươn giúp Y Rit có nhiều của cải - Cậu mượn lươn để có nhiều của cải, làm lươn chết

- Thần báo mộng lấy tro của lươn rắc lên dấu chân thú, thú rừng theo về Y Rit không phải đi săn.

- Cậu lấy cắp tro, bị hổ về cắn chết.

(11) Chàng Cơm cháy

- Chàng sống với bà Sun

- Chàng cứu được con mèo, cho chó nhà Mtao

- Chàng nhặt được hai quả trứng rắn, không vứt đi mà đem về nhà - Trứng nở ra rắn thần, tặng cho chàng viên ngọc ước

- Mtao Ăk đến cướp viên ngọc ước

- Chó, mèo giúp chàng lấy viên ngọc về. Mtao bị trừng phạt. (12) Anh em Cun, Coi

- Mẹ của hai anh em Cun, Coi mất sớm. Cha lấy dì ghẻ - Cha và dì ghẻ bỏ hai anh em ở hố củ mài trong rừng

- Hai anh em lạc đến nhà của Hổ, lấy được vật báu của hổ, trở nên giàu có - Cha và dì ghẻ biết hai anh em giàu có, muốn đến cướp của cải nên bị sét đánh chết.

(13) Rắn thần và Hơ Rit

- Hơ Rit mồ côi ở với bà Sun

- Hơ Rit bắt được con rắn nhỏ nhưng không giết - Rắn giúp Hơ Rit lấy được nhiều của cải

- Cậu mượn rắn để có nhiều của cải nhưng rắn chỉ cho cậu đất cát và phân. (14) Đăm Ktỉa Truôi

- Nàng Mơlut ăn quả bưởi trôi sông, về có mang sinh ra Đăm Ktỉa Truôi. - Đăm Ktỉa Truôi bị con trai của Mtao vu oan ăn cắp chỉ thêu của nhà Mtao

- Mtao đòi chàng phải thi chọi gà với hắn và phải làm cho hắn một ngôi nhà trên mặt nước.

- Thủy thần giúp chàng. Cả nhà Mtao bước xuống nhà trên mặt nước đều bị chết chìm.

Với những truyện được mô tả ở trên, chúng tôi lập mô hình cốt truyện như sau:

MỒ CÔI MTAO / CẬU/CHA MẸ GHẺ THÂN PHẬN PHẨM CHẤT HÀNH ĐỘNG KẾT QUẢ

Những truyện có kết cấu như ở nhóm 1 trước hết phản ánh xung đột gay gắt giữa mồ côi và lực lượng thống trị lúc bấy giờ - những Mtao (tù trưởng) giàu có nhưng độc ác trong buôn làng. Nhóm truyện về nhân vật mồ côi chịu sự ức hiếp của Mtao có lẽ xuất hiện ở thời kì xã hội đã có sự phân chia giai

- Cha mẹ chết - Ở với bà Sun - Nghèo khổ - Giàu có - Có quyền lực - Tốt bụng

- Hào hiệp, siêng năng - Dũng cảm, thật thà

- Tham lam - Độc ác - Nhẫn tâm - Cứu loài vật gặp nạn,

được cho vật báu.

- Thần cứu giúp, cho vật báu

- Chống lại kẻ xấu

- Cướp đọat tài sản, vật báu của mồ côi - Cướp vợ/ em mồ côi - Giết mồ côi - Chiến thắng - Sống sung sướng - Bị trừng phạt - Chết - Nghèo đói

cấp rõ rệt. Và uy quyền của Mtao trong buôn làng ở vị trí tuyệt đối. Thân

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)