Về đề tài – cốt truyện

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 68)

2.2.1.1. Truyền thuyết lịch sử

Ở thể loại truyền thuyết lịch sử, hình ảnh người anh hùng đánh giặc bảo vệ sự ấm no cho dân làng không phải là không có nhưng xuất hiện rất ít. Trong tổng số 7 truyền thuyết, người Ê đê có 3 truyền thuyết về người anh hùng, chiếm tỉ lệ 42 %. Chúng tôi tìm được năm bản kể về người anh hùng dạng này: truyện về người anh hùng Đăm Thí (với 4 bản kể) và truyện về chàng Pôthê. Truyện còn lại là truyền thuyết về nữ anh hùng lập buôn (Nữ tù trưởng A Duôn H Du).

Truyền thuyết về người anh hùng chiến trận có phần hiếm hoi trong truyện cổ Ê đê bởi lẽ những vị anh hùng của cộng đồng đã đi vào những thiên trường ca bất hủ của người Ê đê. Chúng tôi tóm tắt nội dung truyền thuyết về Đăm Thí qua các bản kể:

Bản kể 1:

Thuở xưa bọn Mtao độc ác chuyên đi cướp bóc và bắt các cô gái đẹp. Chàng Đăm Thí đau lòng trước cảnh các cô gái của buôn làng bị hãm hại. Chàng căm phẫn giậm chân bảy lần trên phiến đá trắng, đá nứt ra nước tuôn trào thành cái hồ. Dưới lòng hồ là một thỏi thép quý. Đăm Thí mang về rèn thanh gươm lại ra chiếc liềm, rèn lưỡi liềm lại thành lưỡi rựa, rèn lưỡi rựa lại thành lưỡi dao, đập lưỡi dao lại thành lưỡi giáo, cuối cùng rèn được thanh kiếm sắc. Nhưng kiếm không chịu nguội, nhúng xuống suối suối cạn, mài trên đá đá tan thành bụi, bỏ trên cỏ cỏ cháy. Thần chỉ cách đâm kiếm vào cô gái đẹp. Kiếm nguội Đăm Thí đem giết bọn Mtao. Kiếm của Đăm Thí tương truyền người Kinh giữ vỏ gươm, người Lào giữ cán gươm, người Ê đê

giữ lưỡi kiếm, người Giarai có nhiệm vụ bảo vệ gươm thần. Đăm Thí ra đi.

(Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, xuất bản năm 2002, tập 2)

Bản kể 2:

Nàng Pơ Rác Hơ Ghi Ê uống nước ở hốc cây sinh ra một lúc 7 người con. Đứa con trai đầu – Đăm Thí - khi mới lọt lòng đã nắm trong tay một thỏi sắt. Đăm Thí là cháu của Trong Đăn. Lớn lên Đăm Thí đi diệt tù trưởng Mối chuyên cướp phụ nữ của buôn làng, cứu được vợ của bác Trong Đăn… Anh em Đăm Thí đi tìm đất dựng buôn làng, mang thỏi sắt đi rèn thành thanh kiếm. Kiếm rèn xong không nguội, ném phải người đàn bà chửa mới nguội. Anh em chia nhau đi tìm đất tốt dựng buôn làng. Đăm Thi làm rơi kiếm xuống dòng sông, lặn tìm. Anh em của Đăm Thí thấy nhẫn đeo trên tay bị lỏng ra liền đi tìm Đăm Thí và thanh gươm. Người Việt, người Ê đê, người Lào, người Giarai cùng lặn tìm. Tìm được kiếm mỗi dân tộc chia nhau gìn giữ một

bộ phận. Cuối cùng Đăm Thí ra đi. (Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây

Nguyên,Đặng Nghiêm Vạn sưu tầm, xuất bản năm 1985, tập 1)

Cô gái uống nước ở hốc cây sinh ra Đăm Thí và thỏi sắt. Đăm Thí lớn lên đem nung sắt thì hóa cuốc, hóa rìu, hóa dao rồi liềm, cuối cùng rèn thành thanh gươm. Thanh gươm không nguội nhúng xuống sông thì hút cạn nước sông, thanh gươm phải đâm vào người đàn bà chửa mới nguội. Đăm Thí đấu gươm với vua Lào, vua Chăm đều thắng. Chàng quăng gươm ở Biển Hồ, ra đi. Người Lào, người Việt, người Ê đê mò được các bộ phận của gươm. Đến

nay vẫn còn tục thờ gươm (Truyện cổ Tây Nguyên, xuất bản năm 2006, do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm)

Bản kể 4:

Nàng Pơ lang xuống suối tắm, nhặt được hai thanh sắt sáng chói dài bằng gang tay. Về nhà nàng có mang sinh được hai người con trai khôi ngô, đặt tên con là Đăm Di và Đăm Thí. Lớn lên Pơ Lang trao hai thanh sắt cho hai con rèn gươm, gươm rèn xong nóng không chịu nguội, bay vào rừng. Hai anh em đi tìm thấy gươm nằm dưới suối. Hai anh em lội xuống suối thì trở nên cao lớn mạnh khỏe thần kì, rồi lên đường đi giết giặc cứu dân làng. Dẹp giặc

xong hai thanh gươm được thờ ở buôn làng. (Truyện cổ Ê đê, tập 2, xuất bản năm 1997 do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm).

Dựa trên những truyền thuyết có được về nhân vật anh hùng Đăm Thí với những nét khá tương đồng về cốt truyện, chúng tôi đưa ra lược đồ kết cấu cốt truyện như sau:

1. XUẤT THÂN

- Bà mẹ (uống nước hốc cây/ xuống suối tắm) - Sinh ra Đăm Thí

Đăm Thí và Đăm Di Đăm Thí và 6 anh em - Có thỏi sắt quý (sinh ra cùng sắt/nhặt được)

2. SỰ NGHIỆP

- Rèn gươm (gươm không chịu nguội

lấy mạng cô gái đẹp/đàn bà chửa, gươm nguội) - Đánh giặc/ diệt tù trưởng, cứu phụ nữ

- Tìm đất lập buôn 3. KẾT THÚC

- Làm rơi gươm, lặn tìm gươm

- Trao gươm cho các bộ tộc/ buôn làng gìn giữ - Ra đi

Những truyền thuyết này cũng phần nào phản chiếu bóng dáng của lịch sử cộng đồng, thời kì các mtao (tù trưởng) đầy uy quyền mà cũng đầy tham lam hung ác chuyên đi cướp bóc tài sản của người vô tội và nhất là cướp đoạt phụ nữ. Đó là thời kì các bộ tộc đang củng cố khu vực cư trú của mình, có những tranh chấp xảy ra, cần phải có một người anh hùng đứng ra bảo vệ cho dân.

Khi nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng của dân tộc Ê đê, ở trường hợp nhân vật Đăm Thí, chúng tôi nhận thấy truyền thuyết về nhân vật này có một mối liên hệ khá thú vị với nhân vật người anh hùng Đăm Thí trong khan Khinh Dú của người Ê đê.

Chúng tôi tóm lược nội dung của khan Khinh Dúvà chú ý các chi tiết liên quan đến nhân vật Đăm Thí:

Phần thứ nhất: kể chuyện vợ chồng Khinh Dú giàu sang, Đăm Phu kết làm anh em với Khinh Dú để mưu toan chiếm vợ bạn là nàng H Bia Dao. Khinh Dú đã bỏ qua nhưng Đăm Phu chứng nào tật nấy, cướp được H Bia Dao. Hai bên đánh nhau. Vì giết hại nhiều người, Khinh Dú bị thần linh bắt phải đền tất cả của cải.

Phần thứ hai: Em gái của Khinh Dú sinh con trai đặt tên là Trong Đăn. Lớn lên chàng đi đánh Đăm Phu để trả thù. Buôn làng của Khinh Dú – Trong Đăn đang rất phồn thịnh. Đăm Phu đến giết trộm được cả hai bác cháu Khinh Dú - Trong Đăn. Ông Gỗn cho thuốc thần cứu sống Khinh Dú, Đăm Phu. Khinh Dú ngày càng già yếu. Em gái Trong Đăn uống nước trong hốc cây, sinh được 7 người con, 6 trai 1 gái. Con trai đầu sinh ra trong tay đã có một thỏi sắt. Nàng đặt tên con là Đăm Thí. Đăm Thí lớn lên đi đánh Đăm Phu để báo thù cho ông và cha. Mẹ chàng đưa cho cục sắt để rèn vũ khí. Ông thợ rèn muốn rèn cục sắt thành ngọn mác thì cục sắt hóa thành lưỡi liềm, khi rèn lưỡi liềm thì thành chà gạc, khi rèn chà gạc thì cục sắt hóa thành một ngọn đao sắc. Ngọn đao đỏ rực nhúng xuống suối làm cạn suối, không chịu nguội. Chàng đành phải để ngọn đao giữa đường. Một người đàn bà chửa đi qua. Ngọn đao bắn trúng bụng. Người đàn bà chết, lúc đó đao mới chịu nguội. Đăm Thí đi giết được Đăm Phu, bắt H Bia Dao trả về cho ông Khinh Dú. Xong việc, chàng giao cán đao cho Trong Đăn đem lên đất Lào, thân đao chàng mang xuống vùng biển, lưỡi đao để cho Khinh Dú giữ ở buôn làng để thờ cúng. Sau khi chia nhau thanh đao. Ba ông cháu Khinh Dú, Trong Đăn, Đăm Thí chia nhau mỗi người đi một nơi để dựng buôn làng mới. Đăm Thí đưa cho mỗi người một cái nhẫn đeo ở tay để biết đườngg cứu nhau khi gặp hiểm nguy. Đăm Thí đi về hướng mặt trời lặn cho đến khi gặp một con sông lớn. Chưa tìm được cách vượt qua, chàng nằm ngủ bên bờ sông, vô tình để thanh đao rơi xuống nước. Chàng lặn tìm nhưng không thấy. Anh em của chàng thấy nhẫn lỏng ra ở tay liền đến giúp. Cuối cùng mò được thanh đao. Đăm Thí ở vậy không lấy vợ.

Sau đây là phần tóm lược sự kiện liên quan đến Đăm Thí trong sử thi Khinh Dú:

1. Xuất thân:

- Là cháu 3 đời của Khinh Dú

- Người mẹ uống nước hốc cây

- Sinh ra Đăm Thí với 6 anh em

- Sinh ra có thỏi sắt trong tay 2. Sự nghiệp:

- Rèn thanh đao (đao không nguội, đao văng trúng đàn bà chửa mới nguội)

- Đánh thắng tù trưởng Đăm Phu

- Báo thù cho ông và bác

- Bắt H Bia Dao trả về cho ông Khinh Dú - Chia thanh đao, ra đi tìm đất lập buôn 3. Kết thúc:

- Làm rơi đao xuống sông, lặn tìm đao, được anh em lặn tìm giúp

- Quay trở về

Nếu cắt nội dung về chàng Đăm Thí trong khan Khinh Dú thành một bộ phận riêng, chúng tôi thấy rằng giữa nhân vật Đăm Thí trong truyền thuyết và nhân vật Đăm Thí trong sử thi có nhiều nét tương đồng. Chúng tôi khẳng định những bản kể về chàng Đăm Thí ở truyền thuyết dân gian Ê đê chính là những kí ức rời rạc của cộng đồng về chàng Đăm Thí trong sử thi. Những kí ức không trọn vẹn này được kể lại theo những cách sáng tạo khác nhau theo con đường của phương thức truyền miệng, từ đó tạo nên nhiều dị bản trong truyền thuyết. Như vậy có thể thấy bộ phận truyền thuyết về người anh hùng Đăm Thí thực chất là sự phản chiếu của hình tượng người anh hùng chiến trận trong sử thi Ê đê.

Vua trời mách cho Pôthê cách có được các vật thần quý giá: viên ngọc thần, quả cây có thể làm ra mưa gió. Pôthê kết bạn với người bạn có viên đá có thể hóa phép ra ngàn quân và roi mây thần. Họ đến một con sông lớn, Pôthê gặp vua của các dân tộc Chăm, Giarai, Kinh, Lào, Ê đê đang mò gươm thần. Gươm từ trên trời rơi xuống, ánh sáng rực cả đáy sông. Vua Chăm mò được lưỡi gươm nhưng vừa lên đến bờ thì bị Pôthê cướp mất. Chàng trao cho vua Giarai. Vua Khmer mò được vỏ gươm. Tức giận vì mất gươm, Người Chăm gây cuộc chiến tranh dữ dội với người Khơme suốt bao nhiêu năm tháng. Pôthê giúp người Giarai đánh giặc nhưng không phân thắng bại. Chàng làm lễ cúng thần và cầm gươm xông ra trận mạc, người Chàm phải chịu thua trước sức mạnh của Pôthê. Cuối cùng Pô thê trao gươm thần cho Vua Lửa của người Giarai và dặn dò người Giarai kết hiếu với người Khmer.

Cuối cùng Pôthê ra đi. (Sự tích hạt gạo, xuất bản năm 2003, do Trương Bi, Y Wơn sưu tầm)

Pô thê cũng là một người anh hùng chiến trận, nhưng không phải kiểu anh hùng đi đánh các tù trưởng để báo thù cho cộng đồng hay cứu phụ nữ. Trong truyền thuyết này, Pôthê tham gia trận chiến giữa các bộ tộc đang tranh giành gươm báu. Pôthê giúp người Giarai chiến thắng nhờ có vật thần và sự ủng hộ của thần linh. Truyền thuyết về chàng Pôthê phản ánh một giai đoạn lịch sử , khi đó trong công cuộc khai phá đất đai và chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, giữa các bộ tộc luôn xảy ra những cuộc xung đột gay gắt dẫn tới chiến tranh.

Truyền thuyết của người Ê đê có một nét khá độc đáo. Bên cạnh truyền thuyết kể về người anh hùng của cộng đồng còn có truyền thuyết về nữ tù trưởng của buôn làng. Đó là truyền thuyết về nàng A Duôn H Du. Chuyện kể rằng : duới chân núi đi xuống miền xuôi, theo dòng sông A Junpa có một tộc họ Mlô, có cụ A Duôn Du, tên H Krưm sống lâu trăm tuổi. Không có ai chăm nom bà cụ ngoài đứa chắt gái là H Du. Một hôm, bà kêu nóng đầy người. H

Du lấy nước tắm cho bà, tắm bao nhiêu nước bà vẫn thấy nóng, thấy ngứa, rồi trên đỉnh đầu mọc mào. Bà biến thành Yang Mta (thủy thần). Dân làng tôn H Du làm chủ buôn. Dân làng đi bắt cá vô tình bắn mũi tên độc vào Yang Mta làm dòng sông A Junpa khô cạn tận đáy. Bà báo mộng cho H Du mang xương, vây của bà đi tìm đất lập buôn. H Du lập buôn nơi mưa thuận gió hòa, buôn làng sống ấm no. Từ đó dòng họ Mlô Duôn Du mỗi ngày thêm đông đúc.

2.2.1.2 Truyền thuyết địa danh

Truyền thuyết về địa danh của người Ê đê có 4 truyện, chiếm 57 % trong tổng số 7 truyền thuyết, gồm các truyện: Sự tích dòng sông Krông HNăng, Truyền thuyết đảo Sing Ga Puôr, Truyền thuyết Buôn Kroa

Truyền thuyết Buôn Ur.

Ở loại truyện kể về địa danh, có thể hiểu đó là những truyện kể dân gian nhằm lí giải nguyên do trực tiếp hoặc gián tiếp về việc địa danh đã đi vào tâm thức của một cộng đồng. Tuy nhiên, không phải bất kì truyện kể địa danh nào cũng được xem là truyền thuyết. Ở đây chúng tôi chú ý tới mối quan hệ giữa địa danh và cảm hứng lịch sử. Đồng thời quan tâm đến ý thức tôn vinh lịch sử được thể hiện trong truyện. Từ đó xác định truyện cổ Ê đê có hai truyền thuyết địa danh về việc di dân lập làng và hai truyền thuyết về nguồn gốc tên gọi của buôn làng.

Ở truyền thuyết di dân lập làng, câu chuyện thứ nhất kể về hai anh em chàng Sing Chơ Nga và Sing Ga Puôr ở buôn làng người Ê đê, đi thuyền vượt biển trao đổi hàng hóa với các buôn làng khác, làm chủ buôn làng giàu có. Bỗng một ngày mưa to gió lớn ngập cả buôn làng, hai anh em đưa dân lên núi lập buôn mới. Chàng Sing Ga Puôr lại vượt biển đi buôn bán, lúc trở về gặp bão, lạc vào một hòn đảo, lập buôn làng mới ở đây, thuyền buôn khắp nơi tấp

nập ghé vào. Từ đó gọi tên đảo là Sing Ga Puôr. (Truyền thuyết đảo Sing Ga Puôr).

Người Ê đê sinh sống trên đất Tây Nguyên, nơi chỉ có núi đồi và những cánh rừng nối tiếp nhau. Tuy nhiên truyền thuyết của họ lại kể về quá trình vượt biển, buôn bán trên biển. Đó là những tàn dư còn sót lại của yếu tố văn hóa biển trong kí ức của cộng đồng. Điều này gợi nhắc tới hình ảnh những ngôi nhà dài của người Ê đê như biểu tượng của chiếc thuyền vượt biển. Theo những tài liệu dân tộc học, tổ tiên của người Ê đê là những cư dân Mã Lai - Đa đảo, xưa kia sống ở vùng hải đảo – một số hòn đảo thuộc Inđônêsia hiện nay. Với quá trình phát triển của lịch sử, những người Mã Lai cổ đã có những cuộc thiên di vào đất liền để chọn cho mình một địa bàn cư trú. Một bộ phận cư dân này đã dừng chân ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên nước ta. Từ đó hình thành nên các nhóm người Giarai, Chăm, Churu, Raglai, Ê đê. Chính vì thế, tổ tiên của người Ê đê có thể nói là rất thạo nghề đi biển. Truyền thuyết về chàng Sing Gar Puôr chính là sự phản chiếu sinh động về hình ảnh một thời quá khứ của lịch sử tộc người.

Câu chuyện thứ hai kể về dòng sông Krông H Năng: Buôn làng người Ê đê đang sống yên vui bỗng một hôm từ trên đỉnh núi phun ra lửa, hủy hoại tất cả nguồn nước, nương rẫy. Dòng họ Mlô làm chủ đất. H Năng là con gái đầu lòng của chủ đất Y Kheo. Cha mất truyền trọng trách chủ đất lại cho hai vợ chồng Y Jút, H Năng. Y Jút đi tìm đất lập buôn nhưng không thấy trở về. H Năng quyết ra đi một mình tìm vùng đất mới nơi có nguồn nước dồi dào. Đi mãi, đến khi kiệt sức, nàng khấn Giàng xin cho mưa xuống rồi chết. Lập tức trời mưa làm sống dậy muôn loài cây cối, thú vật. Dân làng đi tìm H Năng đến nơi thấy nàng đã chết, nhớ công ơn của nàng mà đặt tên dòng sông nơi nàng H Năng gục xuống là K Rông H Năng. Con người thời cổ đại không chỉ sợ hãi những trận đại hồng thủy có thể cuốn trôi cả loài người, không chỉ

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 68)