Môtip mẹo lừa

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 119 - 167)

Mô tip mẹo lừa là mô tip xuất hiện ở cả hai nhóm truyện về con Rùa và con Thỏ. Nhờ vào mẹo lừa mà các con vật mới trả đũa được hành vi bất công và đạt được mục đích của mình. Mô tip mẹo lừa này cũng cho thấy trí tuệ dân gian độc đáo.

Ở truyện Khỉ và Rùa:

- Rùa giả giọng ma quỷ dọa Khỉ. Khỉ sợ quá bỏ chạy vứt lại giỏ cá. Rùa nhặt mang về

- Rùa cố tình chỉ sai hướng để Khỉ đánh phá chính ngôi nhà của mình.

- Rùa giả làm gốc cây làm Khỉ vấp ngã tối tăm mặt mũi. Rùa lấy giỏ quả chín của Khỉ mang về.

- Rùa nói dối mía không ngọt. Rùa lấy mía còn Khỉ ngu ngốc lấy phải cây lau

- Rùa nói dối đá cuội là trứng. Khỉ không lấy trứng mà lấy đá cuội. Rùa lấy trứng mang về.

Ở truyện Con thỏ tinh ranh:

- Thỏ lừa hai cha con, giả giọng hăm dọa không cho hai cha con bắt cá

- Thỏ lừa dân làng đang đuổi bắt nó, bảo nó không phải là con thỏ mọi người cần tìm

- Thỏ lừa hai bà cháu Y Rit về nhà trước, Thỏ ở lại phá rẫy lúa của hai bà cháu

- Thỏ nói dối Y Rit rằng bà bảo nướng con gà. Y Rit phải nướng gà cho Thỏ ăn

- Thỏ lừa Y Rit vào hốc cây rồi bịt gốc cây lại - Thỏ lừa bà đốt hốc cây làm Y Rit chết

- Thỏ lừa Mtao lấy cồng chiêng

- Thỏ lừa Mtao lấy xác chết của con gái Mtao

- Thỏ lừa hai bác lái trâu lấy con trâu, đổi cô gái (xác chết) lấy trâu - Nói khích để hai con trâu húc nhau, thỏ khỏi phải chăn dắt

- Lừa hổ chia phần xương và thịt, lấy hết phần thịt trâu…

Mô tip mẹo lừa vừa thể hiện tài trí của con vật, vừa tạo cho câu chuyện có sức hấp dẫn, nhiều tình huống bất ngờ và chứa đựng cả yếu tố hài.

Tiểu kết:

Qua việc khảo sát hai mô típ chính ở nhóm truyện về con vật khôn ngoan, chúng tôi thấy rằng tác giả dân gian đã xây dựng nhân vật các con vật với một trí óc thông minh, chủ yếu là dùng mẹo lừa trong mọi tình huống để đạt được mục đích. Điều này khiến cho truyện có nhiều yếu tố bất ngờ, dí dỏm và cũng cho thấy tầm trí tuệ của các tác giả dân gian.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua quá trình khảo sát truyện cổ Ê đê dưới góc độ loại hình, chúng tôi nhận thấy những điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, truyện cổ Ê đê tồn tại ở ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Trong đó, thể loại truyện cổ tích là bộ phận chiếm số lượng lớn nhất và nội dung cũng phong phú hơn cả. Trong truyện cổ tích có ba tiểu loại: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích loài vật. Thể loại thần thoại tuy chỉ ở con số khiêm tốn nhưng những câu chuyện còn lưu giữ được về thế giới của các vị thần cũng tạo nên một thế giới thần thoại khá hoàn chỉnh. Thể loại truyền thuyết có số lượng ít nhất bởi lẽ hình ảnh người anh hùng chiến trận lập công cho buôn làng chủ yếu được thể hiện trong thể loại sử thi (khan)

Thứ hai, từ thần thoại, truyền thuyết đến cổ tích đều thấm đẫm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, phản chiếu đời sống tâm linh và những dấu vết của tín ngưỡng dân gian của cộng đồng người Ê đê. Niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên và sự sùng bái thần thánh là đặc điểm vốn có ở thần thoại mọi dân tộc. Tuy nhiên, trong thần thoại của người Ê đê, niềm tin vào thế giới vạn vật hữu linh được thể hiện một cách ấn tượng qua hệ thống thần linh dày đặc ở 7 tầng vũ trụ. Ở thể loại truyện cổ tích, nhất là trong truyện cổ tích sinh hoạt, tín ngưỡng này vẫn luôn xuyên thấm trong từng câu chuyện.

Thứ ba, Truyện cổ Ê đê nhìn chung đã nói lên tính chất mẫu hệ trong nội dung phản ánh. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở thể loại thần thoại và truyền thuyết. Tính chất mẫu hệ đã chi phối sự hình thành hệ thống thần linh trong thần thoại và biểu hiện một cách đầy tôn vinh qua hình tượng nữ thủ lĩnh của cộng đồng trong thể loại truyền thuyết. Ở thể loại truyện cổ tích, tính

chất mẫu hệ cũng được biểu hiện qua lớp nhân vật nữ trong truyện cổ tích sinh hoạt cũng như qua hình tượng bà Đuôn Sun trong truyện cổ tích thần kì.

Công trình nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ dừng lại ở sự tìm hiểu bước đầu, trong vốn văn bản và tư liệu khiêm tốn về truyện cổ của dân tộc Ê đê sinh sống ở Đăk Lăk, chưa có điều kiện mở rộng phạm vi khảo sát, so sánh với truyện cổ Ê đê ở các địa phương lân cận Đăk Lăk, ở những nơi cũng có sự phân bố của các nhánh người Ê đê. Chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ có ích cho quá trình nghiên cứu lâu dài về sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001), Văn

học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo Dục, TP. HCM

2. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục.

3. Trương Bi (2007), Văn học dân gian Ê đê, Mơ nông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

4. Ngô Đức Thịnh (1992), Văn hóa dân gian Ê đê, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

5. Y Điêng, Hoàng Thao (1988), Truyện cổ Ê đê, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

6. Trương Bi, Y Wơn (2006), Sự tích cây kơ nia, Sở văn hóa thông tin Đăk Lăk

7 Trương Bi, Y Wơn (2002), Quả bầu vàng, Sở văn hóa thông tin Đăk Lăk

8. Trương Bi (2005), Bác thợ săn lạc trong rừng, Sở văn hóa thông tin Đăk Lăk

9. Tuyết Nhung Buôn Krông (2010), Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê đê, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10 Phan Trọng Thưởng – Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn, Tuyển tập 40 năm Tạp chí văn học (1960 – 1999), Tập 1, Văn học dân gian, Nhà xuất bản TP. HCM 1999

11 Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục 2000

12. Nguyễn Xuân Đức, Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội 2003

13. Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học xã hội 2001.

14. Công Thành, Truyện cổ Ê đê, Tạp chí Văn hóa Đăk Lăk, số 1, 2005 15. Lê Lan, Truyện cổ Ê đê, Tạp chí Văn hóa Đăk Lăk, số 3, 1998 16. Bế Viết Thắng – Chu Thái Sơn – Vũ Thị Hồng – Vũ Đình Lợi, Đại cương về các dân tộc Ê đê, Mơ nông ở Đăk Lăk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1982.

17 PTS. Lưu Hùng, Buôn làng cổ truyền xứ thượng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1994

18. Anne De Hautecloque – Howe, Người Ê đê – Một xã hội mẫu quyền, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004.

19. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục

20. Nguyễn Bích Hà (1991), “Hình tượng rắn từ thần thoại đến truyện cổ tích”, Tạp chí văn hóa dân tộc.

21. Nhiều tác giả, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, 1997

22. Đặng Nghiêm Vạn, Y Điêng (1985) Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên, tập 1, Nxb Văn học.

23. Nguyễn Ngọc Thường (1987), Quan hệ giữa môtip và các cốt truyện, Tạp chí văn học, số 2.

24. Đỗ Hồng Kì (2001), Klei Đưm của người Ê đê, Dân tộc học, số 2. 25. Phan Đăng Nhật (1977), Cố gắng phân loại văn học dân gian các dân tộc ít người, Tạp chí văn học, số 6

26. Chu Xuân Diên, Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Nxb KHXH, 2000

27. Chu Xuân Diên (1981), Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian,Tạp chí văn học, số 5.

28. Đỗ Bình Trị (2006), Truyện cổ tích thần kì Việt đọc theo hình thái học của truyện cổ tích của V. Ja. Propp, Nxb Đại học quốc gia TP. HCM.

29. Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian, phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục.

30. Trương Bi – Y Wơn (2008), Sự tích con voi trắng, Sở văn hóa thông tin ĐăkLăk.

31. Trương Bi – Y Wơn (2006) Sự tích đoàn kết các dân tộc, Sở văn hóa thông tin Đăk

Lăk.

32. Trương Bi – Y Thih (1997), Truyện cổ Ê đê, tập 2, Sở văn hóa thông tin Đăk

Lăk.

33. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2004), Văn học

dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

34. Bộ giáo dục và đào tạo (2000) Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục

35. Nguyễn Việt Hùng, Nghi lễ trưởng thành và kiểu truyện dũng sĩ,

Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11, 2003

36. Đặng Nghiêm Vạn, Về truyện quả bầu mẹ ở Việt Nam, Tuyển tập 40 năm Tạp chí văn học

37. Nhiều tác giả, Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên, Tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1985

38. K.V.Tsi – xlốp, Văn học dân gian và dân tộc học. Dân tộc học 1999 39. Hình tượng con rồng trong truyện kể dân gian Ê đê, Mnông, Tập san Cư Jút, số 1 năm 2012

40. Lương Thanh Sơn, Truyền thuyết về nữ tù trưởng A Duôn H Du, Bảo tàng Đăk Lăk, 2007

41. Lê Trung Vũ, Luật tục Ê đê, Nxb Văn hóa, 1995

42.Chu Xuân Biên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

43.Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5: Truyền thuyết dân gian người Việt, Nxb khoa học xã hội.

44. Hà Liên, Anh Thư bs (2002), Truyện cổ chọn lọc các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

45. Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn (1975), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Namtập 2, Nxb Văn hóa.

46. Tổ văn học dân gian các dân tộc – Viện văn học (1986), Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam tập 3, Nxb Văn học.

47. Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển tiếng Việt,NXB Đà Nẵng. 48. Viện nghiên cứu văn học (2009), Truyền thuyết dân gian người Việt

quyển 2, Nxb KHXH.

49. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

50. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, 2 tập, Nxb Giáo dục, HN.

51. Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Nxb ĐHTH. TPHCM.

52. Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế (b/s) (2001), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội.

53. Jacques Dournes (2002), Rừng, Đàn bà, Điên loạn (Nguyên Ngọc dịch, giới thiệu), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

54. J.G Frazer (2000), Các huyền thoại về nguồn gốc của lửa, (Ngô Bằng Lâm dịch), Nxb Văn hóa Tộc người, Hà Nội.

55. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb VHDT, Hà

Nội.

56. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội.

57. Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

58. Vũ Ngọc Khánh (1995), Từ vựng thuật ngữ folklore Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

59. Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kỳ người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb KHXH, HN.

60. Bùi Văn Nguyên (1993), Việt Nam: thần thoại và truyền thuyết, Nxb KHXH, Cà Mau.

61. Bùi Văn Nguyên (1991), Việt Nam – truyện cổ triết lý và tình thương, Nxb KHXH, HN.

62. Lữ Huy Nguyên (1996), Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN – Đặng Văn Lung (biên soạn…).

63. Võ Quang Nhơn (1983), Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.

64. Lê Chí Quế (2001), Văn hóa dân gian – khảo sát và nghiên cứu, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

65. Lê Chí Quế (chủ biên) (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, HN.

66. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1990), Quan niệm về folklore, Nxb KHXH, Hà Nội.

67. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, Nxb Giáo dục, HN.

68. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên

cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

69. E.B. Tylor (2001), Văn hóa nguyên thủy (Huyền Giang dịch), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

70. Đặng Nghiêm Vạn (biên soạn) (1986), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên,tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

71. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

72. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra, Văn học, số 7, 1994.

73. Nguyễn Đức Dân (1987), Mỗi truyện có nhiều truyện, Văn học, số 2, 1987.

74. Chu Xuân Diên (1994), Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu

văn hóa dân gian, Tập san Khoa học ĐHTH.TPHCM, số 1, 1994. 75. Nguyễn Thị Huế (1983), Tìm hiểu về môtíp cây trong truyện Họ Hồng

Bàng và Đẻ đất đẻ nước, Văn học, số 6, 1983.

76. Ngọc Anh, Đỗ Thiện (1991), Truyện cổ Tây Nguyên, Nxb Văn hóa

dân tộc.

77. Nguyễn Xuân Kính (2003), Nhận diện thể loại truyện ngụ ngôn, Văn hóa dân gian, số 2 (86).

78. Vũ Tuyết Loan (1993), Lý thuyết hình thái học của V. IA. Prốp và truyện cổ tích thần kỳ của tộc người Cămpuchia, Văn hóa dân gian, số 4.

79. Tăng Kim Ngân (1991), Truyện cổ tích xét về mặt thể loại – vấn đề định nghĩa truyện cổ tích,Văn hóa dân gian, số 4, 1991.

80. Prop (2000), Cấu trúc truyện cổ tích, Văn học nước ngoài, số 1, 2000. 81.Phạm Đặng Xuân Hương, Ý nghĩa không gian thời gian của con số 7 trong đời sống dân tộc Ê đê, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 5 năm 2005.

PHẦN PHỤ LỤC

TÓM TẮT TRUYỆN CỔ Ê ĐÊ

A. Nhóm thần thoại

1. Lấy trộm lửa của trời

Trước khi trời đất hình thành, loài người sống với nhau trong một buôn làng. Họ chưa có lửa, sống trong cảnh tối tăm. Họ cử Đăm San – cháu của Trời lên trời xin lửa, chàng cầm ngọn nến mang về. Trên đường mang về chàng vấp cục đá làm tắt ngọn lửa, chàng lấy cây tre quật đá, những hòn đá đập vào nhau làm tre cháy bùng lên. Buôn làng mở hội ăn mừng, ai cũng vui sướng hân hoan bên ngọn lửa hồng.

2. Quả bầu vàng

Buôn làng Ê đê đang sống yên vui bỗng bị mưa lũ nhấn chìm trong dòng nước, chỉ còn lại hai anh em Khốt và Kho sống sót, hai người ngồi trong một trái bầu để lánh nạn. Trái bầu đưa họ đến một vùng đất lạ, họ tìm một cái hang gần đó để trú ngụ. Hai anh em tìm được hạt bầu trong quả bầu, họ đem gieo chúng trước cửa hang và thu hoạch được một quả bầu khổng lồ, họ chọc thủng quả bầu và từ lỗ thủng đó có sáu mươi đôi nam nữ chui ra. Sáu mươi đôi nam nữ chia nhau đi khắp mọi nơi sinh cơ lập nghiệp đó cũng chính là nguồn gốc của các dân tộc ngày nay.

3. Con ếch Aê Đuk

Hạn hán xảy ra, con ếch Aê Đuk rủ hổ và cáo cùng đi lên trời xin mưa. Trời đồng ý đổ nước xuống trần gian để có mưa. Ếch sợ ít nên múc thêm ba gáo nước nữa dội xuống, gây ra lụt lớn, nhấn chìm tất cả chỉ còn hai vợ chồng sống sót do ngồi trú trong cái trống, từ đó sinh con đẻ cái cho loài người đông đúc.

Một ngày nọ cây kơ pang đột nhiên cao vút tận trời, đến tận nhà ông bà trời. Dân làng nối đuôi nhau trèo lên cây để đến xem nhà ông bà trời thế nào. Bà trời rắc lá cây xuống làm con người không hiểu tiếng của nhau nữa, mỗi người nói một tiếng khác nhau.

5. Hang Ađrênh

Thuở con người còn sống dưới lòng đất, thần Pô Êpik bảo con trai xuống dạy cho loài người biết nấu cơm, biết làm rựợu. Làm ra rượu loài

Một phần của tài liệu khảo sát truyện cổ dân gian ê đê dưới góc độ loại hình (Trang 119 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)