Vũ Thị Hoài Thu (2014), Nghiên cứu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đề tài đã phân tích tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản của xã Khánh Thành, kết quả và hiệu quả của liên kết đem lại. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn đồng thời tăng cường, nâng cao và hoàn thiện các mối liên kết.
Trần Đức Hạnh (2012), Giải pháp tăng cường liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Đề tài đã đưa ra thực trạng liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở địa phương, những thuận lợi và khó khăn trong liên kết bốn nhà ở địa phương trong thời gian qua. Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết bốn nhà đáp ứng sản xuất và tiêu thụ nông sản ở địa phương trong thời gian tới.
Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình (2014), “Một số giải pháp phát triển hợp đồng sản xuất – tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp” – Tạp chí Khoa học và
phát triển 2014, tập 12, số 6. Bài viết đã phân tích, đánh giá việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo tại tỉnh Đồng Thấp, từ đó đề xuất một số giải phát phát triển liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng.
Đối với đề tài của mình, tôi tập trung nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, kết quả và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nhờ liên kết trong thời gian qua. Từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương trong thời gian tới.
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thái Tân nằm ở phía Nam của huyện Thái Thụy, cách trung tâm huyện 12 km, cách thành phố Thái Bình 30 km, có tổng diện tích tự nhiên 461 ha. Xã có địa giới hành chính như sau:
- Phía Tây giáp xã Thái Học, Thái Thịnh - Phía Bắc giáp Thái Hưng
- Phía Đông giáp xã Thái Xuyên - Phía Nam giáp xã Mỹ Lộc
Với vị trí địa lý đặc thù tiếp giáp với nhiều xã trong huyện, xã Thái Tân có nhiều cơ hội trong trao đổi hàng hóa và giao lưu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội với khu vực lân cận, thuận lợi trong việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và tiên tiến.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Xã Thái Tân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, vùng cao nhất cao hơn mực nước biển 0,6 m, vùng thấp nhất thấp hơn mực nước biển 0,9 m. Xã nằm cách biển 6 km nên không bị nước mặn từ biển xâm nhập. Đất đai canh tác chủ yếu là đất pha thịt và đất thịt nhẹ, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Xã Thái Tân nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm chia làm 4 mùa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông
lạnh khô hanh kèm theo mưa phùn, tác động và làm ảnh hướng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất 34 – 37oC (tháng 6 – tháng 8), thường kèm theo mưa to. Nhiệt độ trung bình có năm xuống thấp dưới 10oC (tháng 12 và tháng 1) thường rét đậm, đôi khi kèm sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 - 1700 mm. Trong năm lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt vào tháng 6, 7, 8. Do lượng nước mưa không đều nên vào mùa mưa thường có úng, lụt gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này lượng nước mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm, tháng ít mưa nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Gió, bão: Hướng gió hàng năm thịnh hành là Đông Bắc và Đông Nam. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào. Hàng năm có 4 – 5 cơn bão ảnh hưởng đến địa bàn xã, tuy ít bị đổ bộ trực tiếp nhưng gây mưa lớn làm ảnh hưởng và thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 70 – 90%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và các mầm mống sâu bệnh phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến hoa màu.
Bức xạ nhiệt: số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 giờ/năm, thuộc loại tương đối cao, thích hợp để canh tác 4 vụ trong năm.
Với đặc điểm khí hậu như trên, cho phép trên địa bàn xã có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Tuy nhiên cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để tránh tình trạng úng ngập trong mùa mưa và tình trạng khô hạn trong mùa khô.
3.1.1.4 Chế độ thủy văn
Nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã là hệ thống sông Trà Lý, một nhánh của sông Hồng, đồng thời đây cũng là hệ thống tiêu thoát nước của nhiều xã trong khu vực. Chế độ thủy văn của sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực, thường biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều sông. Tuy chỉ có một con sông cung cấp nước nhưng vẫn đảm bảo được đủ lượng nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, còn có hệ thống ao hồ của các hộ gia đình và hệ thống kênh mương tưới tiêu dày đặc trải đều trên địa bàn xã là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích đất tự nhiên xã Thái Tân là 461 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp 410 ha, chiếm 88,94%, diện tích đất phi nông nghiệp là 51 ha, chiếm 11,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Xã không có đất chưa sử dụng.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Thái Tân
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 461 100
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp 410 88,94
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 390 84,60
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 375 81,34
Trong đó: - Đất trồng lúa - Đất màu
311 64
67,46 13,88
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 15 3,25
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản 20 4,34
2. Đất phi nông nghiệp 51 11,06
2.1. Đất ở 33 7,16
2.2. Đất phi nông nghiệp khác 18 3,90
3. Đất chưa sử dụng 0 0
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất nông nghiệp vẫn là lớn nhất 410 ha (chiếm 88,94% trong cơ cấu sử dụng đất), chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng vai trò trụ cột trong sản xuất. Trong đất nông nghiệp, cơ cấu diện tích đất trồng lúa nước chiếm tỷ trọng cao nhất (67,46%). Như bao địa phương thuộc đồng bằng Bắc Bộ, lúa nước là cây lương thực chủ yếu ở địa phương. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2014, các con số cụ thể như sau:
* Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 311 ha: 100% diện tích được gieo bằng lúa xuân muộn và lúa mùa sớm. Cơ cấu giống chủ yếu là giống lúa thuần và lúa lai chất lượng, như Thái Xuyên 111, BC15, T10, Bắc Thơm 7 chiếm 60% diện tích, còn lại 40% diện tích gieo cấy giống lúa Nhật. Năng suất khoảng 123 tạ/ha (vụ xuân 70 tạ, vụ mùa 53 tạ), tăng so với năm 2013 là 1,2 tạ/ha. Giá trị tại thời điểm đạt 80 triệu đồng/ha.
* Cây vụ đông:
Năm 2013 – 2014: xã, HTX chủ động kế hoạch ngay từ đầu năm, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và thu mua sản phẩm, chú trọng cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích đã trồng đạt 170 ha, giá trị thu 33 triệu đồng/ha.
Năm 2014 – 2015: Tổng diện tích đã trồng đạt 175 ha, thu nhập từ trồng trọt đạt 33,5 triệu đồng/ha, tương ứng với 41,9 % tổng giá trị ngành nông nghiệp.
* Chăn nuôi: Trên địa bàn xã có 20 ha đất sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Nhiều hộ tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn. Ngoài ra, một số hộ đang phát triển nuôi thêm đàn dê, mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 51 ha, chiếm 11,06% cơ cấu sử dụng đất. Trong đó đất ở chiếm 7,16% (33 ha), còn lại 3,90% (18 ha) dành cho các cơ sở hạ tầng (UBND xã, trường học, trạm xá...)
Thái Tân không có đất chưa sử dụng. Điều này cho thấy xã đã chủ trương sử dụng đất hợp lý, tránh gây lãng phí. Từ đó thúc đẩy nâng cao các hoạt động kinh tế – xã hội của xã.
Như vậy, qua thực trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Thái Tân ta thấy
diện tích đất nông nghiệp còn chiếm đa số. Điều này là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của địa phương, tuy nhiên cũng là thách thức đối với chính quyền và người dân. Đó là làm thế nào để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, quy hoạch đất cho hợp lý, để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp cao nhất cho người dân xã nhà.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Số nhân khẩu và số hộ của xã giảm nhẹ qua từng năm. Trong đó số hộ thuần nông và nhân khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm, số hộ phi nông nghiệp và nhân khẩu phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ, ngoài nông nghiệp, địa phương đã phát triển thêm các ngành nghề phi nông nghiệp và có nhiều hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp. Sự chuyển dịch kinh tế này phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp hóa hiện nay, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Số lao động qua các năm giảm nhẹ ở mức 0,36%/năm. Trong đó lao động trong tuổi lao động tăng còn ngoài tuổi lao động giảm. Sự dịch chuyển kinh tế hộ là kết quả của sự dịch chuyển lao động.
Số nhân khẩu/hộ và số lao động/hộ có tăng nhưng không đáng kể. Tỷ số giữa số nhân khẩu/hộ và số lao động/hộ cho thấy mức gánh vác của lao động. Chỉ số này được hiểu là một lao động phải chịu trách nhiệm nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình. Chỉ số này càng cao thì mức độ gánh vác càng lớn, số người ăn theo càng nhiều. Số khẩu/lao động giữ nguyên qua 2 năm 2013 và 2014. Con số này gần như không biến động chứng tỏ người lao động cũng đang dần được giảm bớt gánh nặng trách nhiệm, có điều kiện đầu tư chăm sóc bản thân và các thành viên khác trong gia đình tốt hơn. Tuy nhiên ngày nay nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao nên con số này chỉ phản ánh được chiều hướng tăng giảm về mặt lượng.
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thái Tân năm 2013 - 2014
Diễn giải ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) (%)
1 Tổng số nhân khẩu Người 4010 100,00 3999 100,00 99,73
- NK nông nghiệp Người 3208 80,00 3191 79,79 99,47
- NK phi nông nghiệp Người 802 20,00 808 21,21 100,74
2 Tổng số hộ Hộ 1157 100,00 1150 100,00 99,39
- Hộ thuần nông Hộ 1006 86,95 991 86,17 98,51
- Hộ phi nông nghiệp Hộ 151 13,05 159 13,83 105,30
3 Số lao động Người 2800 100,00 2790 100,00 99,64
- LĐ trong tuổi Người 2237 79,89 2282 81,79 102,01
- LĐ ngoài tuổi Người 563 20,11 508 18,21 90,23
4 Một số chỉ tiêu
- Số NK/hộ Người/hộ 3,47 - 3,48 - 100,29
- Số LĐ/hộ Người/hộ 2,42 - 2,43 - 100,41
- Số khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 1,43 - 1,43 - 100,00
KL: Lao động nông nghiệp của xã Thái Tân đang có xu hướng giảm và
chuyển dịch sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác. Nhưng nhờ vào các chính sách dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như chuyển đổi phương thức canh tác cho nên dù lượng nhân công nông nghiệp giảm nhưng nguồn thu nhập của từ sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhìn chung trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của xã đều được nâng cấp và cải tạo, phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
* Giao thông
Tuyến đường tỉnh lộ 39B đoạn chạy qua xã, tiếp giáp với 2 xã bạn là Thái Thịnh và Thái Xuyên dài 2,5 km. Đây là con đường chiến lược bảo vệ bờ biển. Tuyến đường trong nhiều năm qua đã bị xuống cấp, và hiện đang trong quá trình nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Dự tính nền đường rộng 54 m cả hàng lang, trong đó lòng đường là 24 m, và sẽ hoàn thành trong năm 2015 này.
Các tuyến liên xã: Trong năm 2013 – 2014 các tuyến đường liên xã đã được nâng cấp cải tạo rải nhựa mới với tổng chiều dài là 11 km, mặt đường được mở rộng là 8 m, chất lượng tốt.
Các tuyến đường làng ngõ xóm: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, cũng trong năm 2013 – 2014, cùng với sự hỗ trợ 100% xi măng của tỉnh Thái Bình, sự đóng góp ngày công & vật chất của các hộ dân, và sự kết hợp tích cực với chính quyền, xã Thái Tân đã tu bổ, cải tạo lại đường làng ngõ xóm trong xã. Đến nay, 100% đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa kiên cố với tổng chiều dài là 20 km, chiều rộng mặt đường đạt từ 5 - 6 m. Việc nâng cấp các tuyến đường làng ngõ xóm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã
Các tuyến giao thông nội đồng: Giao thông nội đồng của xã với tổng chiều dài bờ vùng là 6956 m, đến nay đã được bê tông hóa 80% với chiều rộng là 4,5 m, được xây kè 2 bên đảm bảo lâu dài.
Nhìn chung, giao thông trên địa bàn xã đã và đang dần hoàn thiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới về kết cấu và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại cũng như trong sản xuất kinh doanh phát triển.
* Hệ thống thuỷ lợi
Xã Thái Tân có hệ thống công trình thủy lợi cơ bản với hệ thống mương máng được cứng hóa theo quy hoạch và bản vẽ thiết kế trong chương trình nông thôn mới. Hệ thống máng cứng kênh cấp I là 5713 m, kênh cấp II là 4996 m.
Xã có 6 trạm bơm với tổng công suất 5295 m3/h, trong đó máy lớn nhất có công suất đạt 1800m3/h, máy nhỏ nhất có công suất là 450 m3/h. 136 cống tiêu thoát nước, trong đó số cống lấy từ các sông dẫn ngoài vào là 15 cống, còn lại là cống nội đồng lấy từ hệ thống sông dẫn chung vào, đảm bảo đủ năng lực tưới tiêu cho gần 400 ha diện dịch tích đất canh tác của xã.
Nhìn chung, hệ thống kênh mương trên địa bàn xã Thái Tân đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
* Hệ thống năng lượng
Xã có 5 trạm biến áp với tổng công suất 760 KVA và 19 km đường dây