Từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 93 - 94)

Vai trò của doanh nghiệp trong liên kết là vô cùng quan trọng vì doanh nghiệp tiêu thụ phần lớn sản phẩm nông nghiệp nông dân sản xuất ra. Họ ký kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân, có thể là ký trực tiếp với người nông dân hoặc ký qua trung gian như HTX nông nghiệp, hợp đồng quy định khối lượng sản phẩm thu mua, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng… Họ cũng là người chia sẻ với nông dân một phần khi có rủi ro xảy ra. Ví dụ như khi hợp đồng văn bản được ký kết đã quy định tiêu chuẩn chất lượng và giá cả nhưng khi thị trường thay đổi về giá thì doanh nghiệp có hướng giải quyết theo giá thị trường nếu giá giảm và tăng giá nếu giá thị trường tăng. Khi thu hoạch, kích cỡ nông sản có một số lượng ít không đạt yêu cầu nhiều, sau khi thỏa thuận, doanh nghiệp có thể vẫn chấp nhận mua thêm số không đạt yêu cầu này với giá thấp hơn số đạt chuẩn. Như vậy, người nông dân có thêm thu nhập, rủi ro thì được được doanh nghiệp san sẻ…

Doanh nghiệp là đầu mối tiêu thụ quan trọng cho nông sản hàng hóa nhưng hiện nay, số lượng doanh nghiệp tham gia liên kết còn ít, đôi khi các doanh nghiệp tham gia liên kết có xảy ra tình trạng phá hợp đồng lỗi bên “HTX bắt đầu thực hiện liên kết từ năm 1997 với sản phẩm ngô bao tử. Từ những năm 2005 bắt đầu đưa ớt và dưa chuột vào sản xuất trên diện rộng. Từ khi bắt đầu liên kết đến nay, đơn vị đều giúp nông dân bán sản phẩm thông qua hợp đồng văn bản vì tính pháp lý cao của nó.” (Ông Lê Công Chính, Chủ nhiệm HTXDVNN Thái Tân cho biết)

“Những năm gần đây, số nông sản liên kết thu gom được ngày càng tăng. Như năm 2014 vừa rồi, đơn vị đã thu gom được khoảng 30 tấn ớt và 78 tấn dưa chuột.” (Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó chủ nhiệm HTXDVNN Thái Tân cho biết thêm)

doanh nghiệp hoặc hộ nông dân khiến doanh nghiệp hay người nông dân chán nản không muốn ký kết hợp đồng khiến cho sự liên kết không đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì thế, những biện pháp khắc phục tình trạng phá vỡ hợp đồng, gắn chặt liên kết là rất cần thiết. HTX thay mặt người dân ký hợp đồng cần tìm hiểu kỹ các điều khoản, quy định rõ các điều khoản để các bên trong hợp đồng có sự gắn kết với nhau về lợi ích, giảm tình trạng phá hợp đồng khi thị trường nông sản có biến động.

Tuy nhiên, do đã hợp tác nhiều năm nên trên thực tế uy tín giữa các bên tham gia liên kết với nhau là khá tốt, hầu như không xảy ra tranh chấp hay phá vỡ hợp đồng. Đôi khi mâu thuẫn chỉ là về vấn đề giá cả chưa được thống nhất hay việc doanh nghiệp trả tiền chậm. Tuy nhiên tình trạng đó rất hiếm khi xảy ra, hầu hết giá cả được thỏa thuận thống nhất ngay trên hợp đồng và trả tiền theo đúng thời gian đã định.

Hộp 4.7 Nhận định của bên doanh nghiệp về thực trạng liên kết

Tóm lại, doanh nghiệp là một tác nhân quan trọng trong chuỗi liến kết,

nông dân sản xuất cần có doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Việc ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân và là hướng đi đúng trong việc tiêu thụ nông sản hàng hóa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w