Đối với người sản xuất hàng hóa, quá trình tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các hộ. Ở từng địa phương, từng ngành nghề, từng giai đoạn cụ thể mà sản xuất và lưu thông hàng hóa diễn ra theo những khâu, các bước khác nhau theo các đặc thù riêng. Việc giải quyết vấn đề đầu vào, đầu ra cho các hộ sản xuất giúp các hộ nâng cao hiệu quả kinh tế yên tâm sản xuất, quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy và chuyên nghiệp. Trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiêu thụ gồm có nhiều tác nhân tham gia thực hiện theo từng công việc cụ thể của mình, góp phần hoàn thiện việc sản xuất và lưu thông, cùng giúp nhau phát triển.
Hộp 4.2 Nhận định về vấn đề đầu vào, đầu ra
Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thấy được rằng hình thức liên kết chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thái Tân tồn tại dưới 2 dạng hình thức sau: mua bán thỏa thuận miệng và hợp đồng ký kết bằng văn bản.
Thứ nhất, mua bán thỏa thuận miệng: Hình thức này diễn ra chủ yếu trong liên kết dọc giữa người sản xuất và người thu gom nông sản. Trong thỏa thuận giữa hai bên chủ yếu là thỏa thuận về giá cả, địa điểm, giờ đến lấy nông sản, khối lượng nông sản, mà không thông qua hợp đồng bằng văn bản trên giấy tờ. Các hộ giao và nhận hàng thông qua thỏa thuận miệng với nhau, thời gian thỏa thận trước ngày giao nhận hàng khoảng 1 – 2 ngày. Vì các hộ tự liên hệ với bên thu gom mà không thông qua cơ sở pháp lý nào nên đôi khi mâu thuẫn vẫn xảy ra. Một phần vì thế nên trong tổng số 45 hộ được điều tra thì tỉ lệ hộ liên kết qua hình thức mua bán thỏa thuận miệng không nhiều (15,56%)
“Những năm trước đây làm nông nghiệp khó khăn lắm. Đầu tư đầu vào là một
chuyện, cái quan trọng là đầu ra. Ngày trước nhà tôi chỉ trồng rồi đem ra chợ bán, lời lãi chẳng được bao nhiêu. Từ khi tham gia liên kết tôi thấy yên tâm sản xuất hơn vì không phải tự đi tìm đầu ra sản phẩm mà còn được cung cấp đầu vào nữa, thu nhập của gia đình tôi ổn định hơn rất nhiều.” (Cô Nguyễn Thị Chanh, 50 tuổi, thôn Minh Thành cho biết)
Thứ hai, hình thức hợp đồng bằng văn bản: Đây là hình thức liên kết có tính pháp lý cao và nó đang được khuyến khích áp dụng trong liên kết sản xuất nông nghiệp trên đã bàn xã những năm vừa qua với mặt hàng là ớt chỉ thiên, dưa chuột. Trong 45 hộ điều tra thì các hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp đều áp dụng hình thức này trong liên kết của gia đình mình (66,67%).
Đồ thị 4.1 Hình thức thỏa thuận trong liên kết ở xã Thái Tân năm 2014
Qua đồ thị 4.1 ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ số hộ tham gia liên kết bằng hình thức thỏa thuận miệng và hợp đồng văn bản, thể hiện ở hai loại nông sản liên kết là dưa chuột và ớt. Đối với dưa chuột, có 23 hộ áp dụng hình thức hợp đồng văn bản trong khi hình thức thỏa thuận miệng chỉ có 4 hộ áp dụng, và tương tự đối với ớt. Tỉ lệ hộ áp dụng hình thức hợp đồng văn bản vào sản xuất nông nghiệp cao hơn hẳn so với hình thức thỏa thuận miệng chứng tỏ rằng liên kết bằng hợp đồng văn bản mang lại lợi ích rất nhiều so với thỏa thuận miệng.
Hợp tác xã nông nghiệp Thái Tân thay mặt cho các hộ sản xuất ký kết hợp đồng với bên doanh nghiệp, với sự chứng kiến của các bên và đại diện hộ nông dân. Nội dung hợp đồng được ký kết giữa ba bên về trách nhiệm của
từng bên, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, quy cách chất lượng sản phẩm và cam kết chung...
Dưới đây là nội dung một hợp đồng mà HTX kí kết với doanh nghiệp. Trong đó bên A là doanh nghiệp thu mua sản phẩm, bên B là HTX đại diện cho hộ sản xuất tham gia liên kết. Trách nhiệm cụ thể của các bên được thể hiện trong bảng 4.5. Hai bên thỏa thuận về mua bán mặt hàng ớt chỉ thiên, trong đó bên A chịu trách nhiệm cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật, chịu trách nhiệm thu mua. Bên B có trách nhiệm trồng và cung ứng đầy đủ sản phẩm theo thỏa thuận cho bên A. Giá cả theo mức sàn của hợp đồng.
Bảng 4.5 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng
HTX Doanh nghiệp mua ớt chỉ thiên
Trách nhiệm
- Cung ứng đầy đủ số lượng và chất lượng chủng loại hàng hóa ớt cho bên A.
- Cung cấp giống cho bên B - Bên B giao hàng theo đúng chất lượng, trọng lượng, quy cách mẫu
mã và giá cả được thỏa thuận giữa hai bên theo từng thời điểm của thị trường. Trong trường hợp có sự thay đổi về giá, bên A sẽ thông báo cho bên B (Bên A mua ớt của bên B với giá 19.000 đồng/kg).
- Bên A đầu tư giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng.
- Do bên A đầu tư giống nên bên B chỉ được bán cho bên A mà không được bán cho người khác. Nếu vi phạm, bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Đặt hàng và nhận hàng đúng như thỏa thuận
- Khi bên A thực hiện đầy đủ các khoản trong hợp đồng, bên B phải có trách nhiệm thanh toán lại tiền giống mà bên B đã cung cấp.
- Đảm bảo việc thu mua hàng hóa cho bên B như đã cam kết.
- Thường xuyên thông báo cho bên B tình hình tiêu thụ hàng hóa. Thanh toán tiền cho bên B theo thỏa thuận đã định.
Ngoài nội dung thể hiện trách nhiệm của các bên trong hợp đồng, còn có phương thức và cam kết chung của các bên. Hai bên thỏa thuận phương thức thanh toán bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản sau khi bên A đã nhận đầy đủ số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Hai bên cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng đã kí, bên nào vi phạm thì sẽ giải quyết bằng thương lượng, nếu không sẽ nhờ chính quyền địa phương hoặc tòa án can thiệp để giải quyết.
Bảng 4.6 Nội dung cơ bản của các bên trong hợp đồng Phương
thức thanh
toán
- Bên A thanh toán cho bên B đầy đủ số tiền theo điều khoản trách nhiệm hai bên sau khi bên A nhận đủ số hàng hóa theo hóa đơn nhập kho thực tế.
- Bên B có trách nhiệm thanh toán số tiền giống mà bên A đã cung cấp. - Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Phương thức
giao nhận
- Khi nhận hàng, bên A phải có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa và ký nhận.
- Hàng hóa sẽ được thu theo từng ngày của các hộ dân. - Chi phí vận chuyển do bên A chịu.
- Trong trường hợp có sai lệch giữa số liệu trên phiếu xuất hàng hóa của bên B và hàng thực giao, bên B phải xuất lại hóa đơn theo lượng hàng thực nhận bên A. Hóa đơn mới chậm nhất là giao vào ngày hôm sau. Phiếu nhập kho và hóa đơn giao hàng là cơ sở để bên A thanh toán tiền cho bên B khi hết hạn.
Cam kết chung
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc thì hai bên phải bàn bạc thống nhất cách giải quyết. Mọi sự thay đổi của mỗi bên đều không có giá trị pháp lý.
- Bên nào gây tổn thất cho bên còn lại phải chịu trách nhiệm theo pháp luật, hai bên giải quyết phát sinh bằng thương lượng, hoặc sự can thiệp của chính quyền, tòa án.
Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy được lợi ích mà hình thức hợp
đồng văn bản mang lại cho các hộ sản xuất. Đó là hộ sản xuất được cung ứng đầu vào, được hỗ trợ kỹ thuật, chắc chắn có đầu ra và được thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên, để liên kết được lâu dài thì các bên cũng cần phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã được nêu trong hợp đồng.