Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 64)

3.2.5.1 Các chỉ tiêu phản ánh thông tin về các tác nhân trong liên kết

- Tên, tuổi, trình độ

- Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn - Lao động

- Quy mô diện tích - Vốn sản xuất

- Nguồn vốn: tự có, đi vay

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng liên kết

- Tổng số các bên tham gia liên kết: số doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân... - Số hợp đồng liên kết trong vụ sản xuất: tổng diện tích, sản lượng - Số năm liên kết

- Hình thức liên kết: thông qua hợp đồng, thỏa thuận miệng... - Giá bán nông sản trong hợp đồng

- Tổng số hộ liên kết

- Số chủng loại nông sản trong liên kết - Nội dung liên kết

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất

- Năng suất: Là khối lượng hoặc giá trị của nông sản sản xuất ra trên

một đơn vị diện tích (một sào Bắc Bộ = 360m2 ), trong một chu kì sản xuất nhất định (một vụ, tính từ khi trồng đến khi thu hoạch).

- Sản lượng của một loại nông sản là khối lượng nông sản đó tính trên một mảnh lớn nhất trong số các mảnh cùng trồng loại đó của hộ.

Q = Q1 + Q2 + ... + Qn

Trong đó Q1, Q2, ...Qn là sản lượng của các lần bán

- Giá trị sản xuất nông sản (GO): Giá trị sản xuất mỗi loại nông sản bằng tổng khối lượng sản phẩm chính thu được của mỗi loại nhân với giá bán của loại nông sản đó.

GO = ∑ Qi * Pi

Trong đó: Qi là khối lượng loại một loại của mảnh lớn nhất thu hoạch lần thứ i, Pi là giá bán loại nông sản đó.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất một sào của loại nông sản.

IC = ∑ Qj * Cj

Trong đó: Qj là khối lượng đầu vào thứ j đã sử dụng, Cj là đơn giá đầu vào thứ j.

- Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung

gian. Là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất được trên một sào.

VA = GO – IC - Chi phí lao động thuê:

CL = L * PL

Với L là số công lao động đi thuê để sử dụng trong một chu kì sản xuất trên một đơn vị diện tích của một loại nông sản; PL là giá lao động tại địa phương tại thời điểm người sản xuất sử dụng (1000đ/công).

- Công lao động gia đình (V): Là thời gian mà lao động của gia đình đã bỏ ra trong cả quá trình sản xuất, bao gồm công làm đất, nhặt cỏ, bón phân, phun thuốc, tưới (bơm) nước, thu hoạch và đem bán. Công lao động gia đình

được tính là số ngày người tham gia lao động, mỗi công là một ngày tương ứng với 8 giờ lao động.

- Thu thập hỗn hợp (MI): Là phần thu thập của người sản xuất bao gồm: thu thập của người lao động và lợi nhuận đang sản xuất một sào loại nông sản đó.

MI = VA – A – L – T

Trong đó:

A: Khấu hao tài sản cố định L: Lao động thuê

T: Thuế nông nghiệp

Chúng tôi không xét chỉ tiêu lợi nhuận vì trong thực tế sản xuất nông nghiệp, đối với các hộ nông dân thì việc xây dựng chi phí lao động gia đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng vùng. Hơn nữa, trong sản xuất, họ thường không tính đến lao động gia đình mà “lấy công làm lãi”. Chính vì thế mà họ chỉ quan tâm đến thu nhập hỗn hợp thu được bình quân trên một đơn vị diện tích, trên công lao động và làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.

- Tỷ suất sử dụng chi phí trung gian: Được tính bằng tỉ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian.

+ GO/IC + VA/IC +MI/IC

- Hiệu quả sử dụng lao động: Được tính bằng tỉ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với số công lao động gia đình.

+ GO/V + VA/V + MI/V

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÁI TÂN, HUYỆN THÁI THỤY,

TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w