Bắt nguồn từ nhu cầu thị trường và học hỏi được các kỹ thuật trồng trọt mới, người dân xã Thái Tân đã phát triển sản xuất các loại rau như dưa chuột bao tử , ngô bao tử vào khoảng năm 1997. Giai đoạn những năm 1997 - 2000, các hộ dân sản xuất dưa chuột bao tử, ngô bao tử theo sự chỉ đạo của HTXDVNN Thái Tân, sau đó xuất bán cho các các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Các loại nông sản đó yêu cầu kỹ thuật cao và công sức chăm sóc, các đơn vị thu mua lại yêu cầu sản phẩm quá khắt khe nên bà con chuyển hướng, không trồng các loại sản phẩm đó nữa, chuyển sang phát triển sản xuất một số cây trồng như dưa chuột, ớt, salat. Năm 2013 xã Thái Tân bắt đầu thực hiện chương trình nông thôn mới, quá trình dồn điền đổi thửa cũng được diễn ra, tạo điều kiện cho bà con có đất sản xuất tập trung thuận lợi. Chính quyền xã và các ban ngành cấp trên rất quan tâm đến việc sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản, rau vụ đông của bà con trong xã. Các hệ thống cơ sở phục vụ cho sản xuất như quy hoạch quy vùng, hình thành cánh đồng mẫu kết hợp liên kết 4 nhà, nông dân sản xuất theo hợp đồng kinh tế với khối lượng hàng hóa lớn, hàng năm tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân từ 200 – 300 tấn sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được phác họa qua những nét cơ bản về biến động diện tích, năng suất và sản lượng một số loại nông sản chủ yếu của xã.
4.1.1.1 Diện tích sản xuất một số nông sản chủ yếu
Toàn xã có 4 thôn thì trong đó 3 thôn Minh Thành, Nghĩa Hưng, Hồng Thái là những thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra rất tích cực. Những loại nông sản được trồng chủ yếu ở đây là lúa, dưa chuột, rau vụ đông. Ngoài ra, các hộ còn lại sản xuất với diện tích nhỏ, chủ yếu là sản xuất để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình.
Dưới đây là bảng diện tích một số nông sản qua 3 năm xã Thái Tân
Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014
Diễn giải Diện tích (ha) Tốc độ phát triển (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ Lúa 250 241 237 96.40 98.34 97.37 Dưa chuột 50 65 66 130.00 101.54 115.77 Ớt 30 34 34 113.33 100.00 106.67 Ngô 30 26 25 86.67 96.15 91.41 Lạc 35 32 33 91.43 103.13 97.28 Rau vụ đông 70 75 76 107.14 101.33 104.24 Các loại rau khác 30 26 28 86.67 107.69 97.18
(Nguồn: Văn phòng HTXDVNN xã Thái Tân, 2015) Qua bảng trên ta thấy, diện tích các loại nông sản của xã Thái Tân nhìn chung đều tăng dần qua 3 năm từ 2012 đến 2014. Lúa vẫn là loại nông sản được trồng với diện tích lớn, trên 200 ha. Tuy nhiên diện tích trồng lúa đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Bình quân qua 3 năm diện tích lúa giảm 2,63%. Nguyên nhân là do thu nhập từ cấy lúa không cao, nông dân đang có xu hướng giảm trồng lúa để phát triển các loại rau màu khác mang lại thu nhập cao hơn.
Ngoài ra, trong những năm gần đây việc sản xuất các loại nông sản như dưa chuột, rau vụ đông, ớt chỉ thiên đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho hộ sản xuất. Các loại nông sản được các hộ trồng trên hai loại đất là đất vườn và đất hai lúa. Nhờ những điều kiện thuận lợi về hiệu quả kinh tế cộng thêm các chính sách khuyến khích sản xuất và sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương nên trong những năm gần đây diện tích các loại nông sản đó liên liên tục tăng nhẹ. Diện tích các loại nông sản tương đối đồng đều, khoảng trên 20 ha, trong đó dưa chuột và rau vụ đông có diện tích lớn hơn (năm 2014 diện tích dưa chuột là 66 ha, diện tích rau vụ đông là 76 ha). Bình quân từ năm 2012 đến 2014: dưa chuột tăng 15,77%, rau vụ đông tăng 4,24%, ớt tăng 6,67%. Còn lại các loại nông sản khác như ngô, lạc lại có xu hướng giảm dần. Bình quân diện tích lạc giảm 2,72%, ngô giảm 8,59%.
Như vậy, diện tích trồng lúa đang có xu hướng giảm, thay vào đó diện
tích các nông sản khác đang có xu hướng tăng. Lý do là trồng lúa tuy năng suất cao nhưng chỉ trồng được 2 vụ/năm, thu nhập mang lại cũng không cao, trong khi đó một số loại nông sản khác cho thu nhập cao mà lại có thể quay vòng 5 – 6 vụ/năm. Vì thế mà những người dân đang dần chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng rau màu với những diện tích có thể chuyển đổi được để tăng vụ, tăng thu nhập cho gia đình.
Hình 4.1 Người dân đang chăm sóc dưa chuột
Hình 4.2 Ớt vào thời kỳ thu hoạch
4.1.1.2 Năng suất và sản lượng một số loại nông sản chủ yếu
* Năng suất một số nông sản
Cùng với sự gia tăng của diện tích, kỹ thuật sản xuất nâng cao thì năng suất nông sản của các hộ cũng tăng qua 3 năm qua. Tuy nhiên sự gia tăng này còn nhẹ, chưa thật lớn. Dưới đây là bảng năng suất một số nông sản của xã Thái Tân qua 3 năm từ 2012 – 2014.
Bảng 4.2 Năng suất một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014
Diễn giải Năng suất (tạ/ha) Tốc độ phát triển (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ Lúa 120 122 122.5 101.6 7 100.4 1 101.0 4 Dưa chuột 194.44 208.33 222.22 107.1 4 106.6 7 106.91 Ớt 138.89 141.67 138.89 102.0 0 98.04 100.0 2 Ngô 52.78 55.56 58.33 105.2 7 104.99 105.1 3 Lạc 22.22 25 30.56 112.51 122.24 117.3 8 (Nguồn: Văn phòng HTXDVNN xã Thái Tân, 2015) Nhìn chung năng suất các loại nông sản đều tăng dần theo từng năm. Các loại cho năng suất lớn là: dưa chuột khoảng trên dưới 200 tạ/ha (bình quân tăng 6,91%), ớt khoảng trên 130 tạ/sào (bình quân tăng 0,02%), lúa trên 120 tạ/ha (bình quân tăng 1,04%), đó cũng là những loại cây trồng chủ đạo của hộ sản xuất. Qua đây ta thấy năng suất một số loại như ớt và dưa chuột đã cho năng suất vượt qua lúa, mà lại tốn ít công và kỹ thuật chăm sóc hơn lúa. Ớt có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều loại đất, chống chịu sâu bệnh cao, năng suất tăng nhẹ qua 3 năm. Dưa chuột có trọng lượng lớn, mỗi sào trồng khoảng 800 cây, mỗi cây khoảng 1,5 kg, năng suất bình quân tăng 6,9%. Vì thế mà địa phương đang có hướng phát
Như vậy, năng suất của một số loại nông sản đang dần tăng đều qua
các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong sản xuất nông nghiệp xã nhà. Sở dĩ có được kết quả này là do người dân biết áp dụng tiến bộ khoa học cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu đời, nắm bắt chuyển dịch cơ cấu để điều tiết thời vụ hợp lý, tính toán đưa loại cây nào vào sản xuất để phù hợp với thời tiết, né tránh được sâu bệnh hại.
* Sản lượng một số nông sản
Cùng với sự tăng lên về diện tích của một số loại nông sản thì sản lượng cũng tăng lên. Tình hình tăng giảm sản lượng của một số loại nông sản của xã thể hiện qua bảng 4.3. Nhìn chung sản lượng rau màu qua 3 năm có sự thay đổi nhẹ, từ năm 2012 – 2014 hầu hết sản lượng của các loại nông sản đều tăng lên do thời tiết khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó, sự áp dụng các giống có chất lượng vào sản xuất là nguyên nhân chính làm cho sản lượng nông sản tăng trong những năm gần đây. Chỉ có sản lượng lúa giảm nhẹ đều qua các năm do diện tích cấy lúa giảm đi, bình quân giảm 1,63%. Sản lượng ngô biến động nhẹ, giảm bình quân 3,91% do diện tích trồng ngô giảm.
Bảng 4.3 Sản lượng một số nông sản chính của xã Thái Tân giai đoạn 2012 – 2014 Diễn giải Sản lượng (tạ) Tốc độ phát triển (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ Lúa 30000 29402 29032.5 98.01 98.74 98.37 Dưa chuột 9722 13541.5 14666.5 139.29 108.31 123.80 Ớt 4166.7 4816.78 4722.26 115.60 98.04 106.82 Ngô 1583.4 1444.56 1458.25 91.23 100.95 96.09 Lạc 777.7 800 1008.48 102.87 126.06 114.46
(Nguồn: Văn phòng HTXDVNN xã Thái Tân, 2015) Qua tình hình sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân ta thấy rằng lúa tuy là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp với diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại không phải là cao nhất. Bên cạnh đó một số loại cây như ớt và dưa chuột tuy diện tích trồng không nhiều nhưng lại cho năng suất và sản lượng cao.
Vì vậy, xã cần chủ trương phát triển sản xuất hai loại nông sản này để phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương cũng như tăng thu nhập cho người dân.
Như vậy, sản lượng nông sản không chỉ phụ thuộc vào diện tích gieo
trồng và năng suất nông sản mà còn phụ thuộc vào số vụ canh tác. Cùng một diện tích, trồng cùng một loại cây với cùng năng suất, nhưng nếu tăng vụ thì sản lượng sẽ tăng.