Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thái Tân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 97)

Tân

4.4.3.1 Đối với hộ sản xuất

+ Nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất về liên kết, nâng cao trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thông tin, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Trong thời gian tới cần tăng cường các hình thức tập huấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin giá cả thị trường, thông tin khoa học, lợi ích mà hoạt động liên kết đem lại cho các tác nhân tham gia....thường xuyên cập nhật tới các hộ sản xuất để họ hiểu và có ý thức thực hiện. Khuyến khích các hộ nông dân tích cực tham gia liên kết với các công ty để tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất nông sản hàng hóa ở địa phương. Giúp những hộ chưa liên kết thấy được những cái lợi của liên kết có hiệu quả hơn so với khi khi không tham liên kết, thay đổi tập quán sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa bằng cách khuyến khích hộ chủ động ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Thay đổi tập quán sản xuất của người dân, giúp họ thay đổi nhận thức, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để có được hiệu quả sản xuất cao hơn, năng suất chất lượng đầu ra cao hơn lại tiết kiệm chi phí. Dần thay đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, sử dụng quy trình kỹ thuật công nghệ tiên tiến và giống chất lượng để có năng suất chất lượng cao, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất.

+ Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn, tập huấn về qui trình kỹ thuật sản xuất nông sản để nông dân nắm bắt thực hiện. Các chương trình tập huấn cần mang sát tính thực tế hơn để người dân dễ tiếp thu thực hiện. Hộ cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, quy trình nào không hiểu cần phải đưa thắc mắc lên cán bộ tập huấn để được giải đáp, thực hiện đúng quy trình được học. Ngoài ra, trong quá trình học và thực hiện cần theo dõi và phản hồi với cán bộ khuyến nông để có những giải đáp, hướng dẫn, thay đổi phù hợp với điều kiện của hộ.

+ Hộ cần theo dõi đầy đủ thông tin thị trường, hiện nay, tivi đã phổ biến, hộ có thể xem thông tin trên các kênh truyền hình, chú ý các thông báo của trạm khuyến nông. Mặc dù internet trong các hộ nông dân chưa thật phổ biến, nhưng cũng đã có một số hộ biết sử dụng internet để theo dõi cập nhật thông tin...các hộ này nên phổ biến cho mọi người trrong địa phương cùng biết để cùng sản xuất, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nông thôn.

+ Mặc dù được chính quyền địa phương và khuyến nông tập huấn, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể cho bà con cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nhưng bà con cũng từ tìm tòi, học hỏi để có thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng nông sản.

+ Hộ cần tìm hiểu thêm về liên kết, tránh vi phạm hợp đồng, không nên vì lợi ích trước mắt mà vi phạm hợp đồng vì khi ấy cơ sở xây dựng lòng tin trong mối liên kết sẽ bị phá vỡ, doanh nghiệp sẽ không muốn thu mua của hộ nữa, điều này sẽ dẫn đến thiệt hại cho hộ về sau này.

4.4.3.2 Đối với doanh nghiệp

Để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động liên kết ở địa phương thì doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Doanh nghiệp cần có mạng lưới thu gom chính thức của doanh nghiệp ở địa phương nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất.

+ Tạo dựng lòng tin với hộ sản xuất thông qua việc thực hiện đúng những điều khoản ghi trong hợp đồng văn bản đã ký kết.

+ Công ty cần có những mức giá phù hợp sao cho một mặt tạo động lực khuyến khích người nông dân đầu tư sản xuất tăng năng suất để cung cấp nhiều sản phẩm cho nhà máy và phát huy được tối đa nguồn lực tự có của hộ tạo sự ganh đua trong sản xuất giữa các hộ với nhau. Mặt khác, công ty sẽ giảm được khoản đầu tư mà vẫn mua được lượng nông sản nhiều hơn.

+ Cần có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ tại các trạm thu mua vì đây là những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành giám sát. Vì vậy, để giảm thiểu những vi phạm hợp đồng thì các cán bộ địa bàn phải bám sát cơ sở, kết hợp chặt chẽ với chính quyền xã, các hộ sản xuất. Công ty cần có hình thức khen thưởng cho những cán bộ, những trạm thu mua hoàn thành tốt nhiệm vụ và ngược lại có hình thức kỷ luật nghiêm với những cán bộ không hoàn hành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức họp mặt với hộ nông dân, trong đó có sự tham gia của các ngành có liên quan nhằm giải quyết tốt các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng (về giá, về chất lượng nông sản, quy chế thưởng, phạt). Tại buổi họp mặt, người nông dân có thể nêu những khó khăn, vướng mắc, băn khoăn của mình về giá, về các chính sách hỗ trợ của công ty...Phía công ty thì giải đáp những thắc mắc và giải thích rõ hơn về các chính sách của công ty, qua đó cả hai phía công ty và người dân sẽ hiểu rõ nhau hơn nên liên kết sẽ được gắn chặt hơn.

+ Có phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên. Khi xảy ra rủi ro như thiên tai, đột biến về giá cả và các nguyên nhân bất khả kháng khác thì các thành viên liên kết phải tham gia kiểm tra bàn bạc, thảo luận để tìm ra một cơ chế

thích hợp giải quyết thoả đáng lợi ích hai bên, để không bên nào cảm thấy thiệt thòi.

+ Doanh nghiệp cần có chế độ bồi thường hợp lý khi vi phạm hợp đồng nông sản, vì khi có rủi ro hay vi phạm xảy ra về phía hộ nông dân vẫn phải chịu thiệt nhiều nhất vì hộ nắm bắt thông tin thị trường kém, khi thu nhập không ổn định, không cao họ sẽ không muốn tham gia hợp tác, điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất một nguồn đầu vào chế biến hay xuất khẩu.

4.4.3.3 Đối với chính quyền địa phương

Hiện nay, nhiều hộ sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thói quen trong sản xuất nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất không cao. Mặt khác, hộ sản xuất thường thiếu các kiến thức về kỹ thuật cũng như các kiến thức về thị trường giá cả vì vậy để giúp người dân nắm bắt được các kỹ thuật gieo trồng cũng như tìm hiểu về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì phải có sự trợ giúp của các cán bộ kỹ thuật về mặt chuyên môn, kể cả việc dự báo thị trường, thời tiết. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tiếp tục:

+ Kết hợp với đội ngũ khuyến nông tăng cường cán bộ chỉ đạo về kỹ thuật khi trồng mới và thu hoạch sản phẩm cho địa phương. Việc hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân phải được chú trọng ngay từ khâu trồng mới, chăm sóc đến thu hoạch sản phẩm. Có như vậy mới tạo tiền đề cho phát triển vùng nguyên liệu được bền vững, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao. + Tổ chức tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật, những thông tin thị trường và tuyên truyền về chủ chương chính sách của Nhà nước. Các lớp tập huấn cần mang tính thực tế nhiều hơn. Qua đó, để nâng cao trình độ nhận thức của người dân và giúp họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả và giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh

tác. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật để họ nắm chắc chuyên môn hơn và việc triển khai hoạt động cũng hiệu quả hơn.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn để người dân nắm bắt được thông tin như cung cấp lịch thời vụ, bố trí sản xuất cây trồng hợp lý nhằm đảm bảo năng suất nông sản và bán được với giá cao. Cập nhật thông tin giá cả thị trường thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, báo chí.

+ Khi mở các lớp tập huấn, cần chú ý là hộ rất khó để tiếp thu lý thuyết suông, mà tình hình mỗi hộ, mỗi địa phương là khác nhau nên không để dùng một khung lý thuyết được mà cần tùy theo tình hình mỗi địa phương, mỗi vùng mà áp dụng mô hình cho phù hợp, hay các lớp tập huận cần xem xét tình hình thực tế để có nội dung tập huấn phù hợp.

+ Cán bộ khuyến nông cần có những dự báo chính xác, kịp thời để hạn chế rủi ro cho hộ.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần:

+ Cần thúc đẩy việc chuyển nhượng ruộng đất giữa các hộ nông dân, quy hoạch tập trung đất sản xuất nông sản tạo nên sự tích tụ ruộng đất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh dồn điền đổi thửa. Bởi hiện nay ruộng đất của các hộ nông dân trong xã còn tương đối manh mún, nhỏ lẻ, nên việc đầu tiên là cần thực hiện việc qui hoạch ruộng đất chỉ đạo thực hiện cách đồng mẫu lớn ở địa phương để người nông dân có điều kiện mở rộng, tạo thuận lợi cho đầu tư thâm canh sản xuất tốt nhất.

+ Cần duy trì và có thêm sự tăng cường các hình thức hỗ trợ khuyến khích liên kết trong sản xuất như vốn, đầu vào, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, lưới điện, đê bao, kiên cố hóa kênh mương, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phải được cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác sản xuất cây trồng phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân, để đảm bảo cho phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tốt nhất.

+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao trình độ dân trí cho người dân, giúp họ dễ tiếp cận với khoa học kỹ thuật hơn.

+ Tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn ở các địa phương khác, quan tâm mở rộng các chương trình kinh tế, các mô hình làm ăn có hiệu quả đã được khẳng định, từng bước thay đổi tư duy và tập quán sản xuất lạc hậu, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá của mọi người dân.

+ Có chiến lược quảng bá giới thiệu để các nhà đầu tư thấy rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp chế biến về hợp đồng thu mua sản phẩm giúp dân, giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người dân an tâm sản xuất, góp phần làm kinh tế của xã ngày càng phát triển hơn nữa.

+ Nâng cao trình độ quản lý, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của các cán bộ lãnh đạo, để điều hành thực hiện, quản lý, tăng cường thúc đẩy hoạt động liên kết ở địa phương.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”, tôi rút ra một số kết luận sau:

Đề tài “Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” đã khái quát và góp phần làm rõ lý luận về liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều khái niệm liên quan đến liên kết khác nhau, nhưng có thể hiểu một các đơn giản liên kết là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên, lâu dài thông qua những thỏa thuận, hợp đồng từ trước giữa các bên tham gia liên kết. Không phải quan hệ kinh tế nào cũng là liên kết. Những quan hệ kinh tế nhất thời, những trao đổi ngẫu nhiên, không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế thì không được coi là liên kết. Liên kết gồm hai cơ chế là liên kết theo chiều dọc và liên kết theo chiều ngang. Liên kết gồm hai hình thức là thỏa thuận miệng và hợp đồng văn bản.

Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy Thái Tân vẫn là một xã lấy sản xuất nông nghiệp làm ngành chủ đạo. Những năm qua xã đã có những thay đổi nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nông nghiệp chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu tăng dần qua các năm. Tập trung một số sản phẩm có thế mạnh trong việc thực hiện liên kết đó là dưa chuột và ớt. Thực tế cho thấy liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở xã đang phát triển theo hướng tích cực và đã mang lại những hiệu quả nhất định, nhất là đối với các hộ sản xuất. Tham gia liên kết hộ sản xuất có cơ hội được tham gia nhiều hơn về các lớp tập huấn, được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

trong sản xuất, được cung cấp đầu vào và chi phí vận chuyển. Phần lớn các hộ liên kết đã nhận thức rõ hơn về liên kết và hiệu quả mà liên kết mang lại, họ đã ý thức hơn về trách nhiệm của mình trong liên kết với các doanh nghiệp. Liên kết giúp cho các hộ sản xuất bán được nông sản với giá ổn định hơn, với số lượng lớn hơn và tập trung hơn so với các hộ không liên kết, giúp cho các hộ yên tâm sản xuất.

Những thuận lợi và khó khăn mà địa phương gặp phải trong quá trình thực hiện mối liên kết:

+ Thuận lợi: xã Thái Tân đã triển khai thực hiện tốt chính sách đất đai, dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn… quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp để thuận lợi cho việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư nâng cấp để phát triển kinh tế xã hội. Người nông dân cần cù chịu khó, nhiều kinh nghiệm, chịu tiếp thu khoa học kỹ thuật tiến bộ. Thái Tân đang từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Chính quyền địa phương chú trọng việc phát triển mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp cho bà con, phối hợp tích cực với trung tâm khuyến nông mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khao học kỹ thuật tiến bộ cho nông dân. Giá trị sản xuất nông nghiệp của xã ngày càng tăng lên.

+ Khó khăn: Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính truyền thống. Trình độ dân trí của người dân chưa cao, trình độ tiếp cận thông tin của người dân còn thấp, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về liên kết. Sản phẩm liên kết đôi khi chưa thật đồng đều về mẫu mã và chất lượng.

Để tăng cường liên kết ở địa phương, các biện pháp cần thực hiện tốt là: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho người nông dân hiểu về lợi ích mà liên kết mang lại, nâng cao năng lực của hộ nông dân tham gia liên kết, thực hiện chuyển đổi, khoanh vùng sản xuất ở địa phương, nâng cao trình độ quản lý, kiến thức chuyên môn cho cán bộ lãnh đạo ở địa phương; tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp

tập huấn cho hộ nông dân về kỹ thuật và thông tin thị trường, nâng cao trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w