Từ phía hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 86 - 91)

4.3.1.1 Tình hình chung

Mỗi sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều mang trong mình nguồn gốc cụ thể, đó là người sản xuất ra nó. Đó cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên của chuỗi liên kết, lưu chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Để có được đánh giá đúng về hiệu quả của liên kết kinh tế đem lại cũng như thấy được xu hướng liên kết của các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, chúng tôi tiến hành điều tra, phân tổ hộ sản xuất thành 2 nhóm: Nhóm các hộ tham gia liên kết trong sản xuất và nhóm các hộ không tham gia liên kết.

“Nhờ liên kết, chúng tôi kí được nhiều hợp đồng với HTX, thu được nguồn nông sản lớn, ổn định với chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” (Anh Lê Văn Nam, 40 tuổi, đại diện phía doanh nghiệp thu mua cho biết)

Bảng 4.12 Tình hình chung của các hộ điều tra Chia ra Nhóm LK Nhóm không LK

1. Tổng số hộ điều tra Hộ 45 30 15

Trong đó: - Hộ khá % 73,33 80,00 60,00

- Hộ TB % 26,67 20,00 40,00

2. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 51,67 53,87 50,57

3. Diện tích đất NN Sào 7,85 8,37 7,24

4. Thu nhập bình quân từ trồng trọt 1000đ 21530 28640 14420 5. Số năm kinh nghiệm sản xuất

- Từ 1 – 5 năm Hộ 2 0 2

- Từ 5 – 10 năm Hộ 15 7 8

- Từ 10 năm trở lên Hộ 28 20 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Hộ nông dân sản xuất nông nghiệp là người có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản bởi họ là những người tạo ra dòng sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Qua bảng số liệu trên ta thấy có một số lượng lớn các hộ sản xuất ở đây là các hộ có mức sống khá (chiếm 73,33% tổng số hộ), trong đó số hộ khá ở nhóm tham gia liên kết cao hơn số hộ ở nhóm không tham gia liên kết (lần lượt là 80% và 60%). Ngược lại tỷ lệ hộ TB ở các hộ không tham gia liên kết (chiếm 40%) lại cao hơn so với hộ có tham gia liên kết (chiếm 20%). Sở dĩ các hộ tham gia liên kết có tỷ lệ hộ khá cao hơn chủ yếu là do có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp. Các hộ đó có diện tích đất trồng các loại nông sản liên kết nhiều hơn, cho thu nhập cao hơn.

Về độ tuổi của chủ hộ sản xuất có sự chênh lệch khá lớn, chủ hộ trẻ nhất là 35 tuổi, chủ hộ lớn nhất là 65 tuổi. Tuổi bình quân của chủ hộ liên kết là 53,87% lớn hơn tuổi bình quân chủ hộ không liên kết là 50,57%. Điều này chứng tỏ hộ liên kết là những hộ đã có đầy đủ những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với yêu cầu đòi hỏi tính tỉ mỉ, cặn kẽ trong sản xuất, đặc biệt là trong liên kết sản xuất nông nghiệp.

Về diện tích đất nông nghiệp của các hộ thì chúng tôi nhận thấy trung bình mỗi hộ có khoảng hơn 7 sào, trong đó diện tích của nhóm tham gia liên kết cao hơn nhóm không tham gia liên kết. Thu nhập từ trồng trọt của nhóm tham gia liên kết (28,6 triệu đồng) lớn hơn nhóm không tham gia liên kết (14,4 triệu đồng). Sự chênh lệch này khá lớn bởi diện tích của các hộ tham gia liên kết lớn hơn, và phần nữa do có sự tham gia liên kết nên giá bán cao hơn, ổn định hơn, khối lượng nông sản tiêu thụ nhiều hơn.

Về số năm kinh nghiệm ta thấy đa phần số hộ được điều tra có số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp là trên 10 năm, trong đó rơi nhiều vào nhóm có liên kết. Điều này cho thấy rằng kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các hộ là khá cao, đặc biệt là hộ có tham gia liên kết.

Bảng 4.13 Tiêu chí lựa chọn nông sản sản xuất của các hộ

Tiêu chí Số lượng (hộ) Tỉ lệ (%)

Thành thạo kỹ thuật 44 97,78

Giống chất lượng 24 53,33

Giá giống rẻ 7 15,56

Dễ làm 32 71,11

Có thị trường 29 64,44

Theo nhu cầu thị trường 15 33,33

Giá bán sản phẩm cao 42 93,33

Được liên kết trong sản xuất 30 66,67

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Qua số liệu điều tra ta thấy rằng các tiêu chí lựa chọn sản xuất các loại nông sản của các hộ phần lớn là thành thạo kỹ thuật, được liên kết trong sản xuất, giá bán sản phẩm cao và dễ làm. Gần tuyệt đối số hộ được điều tra ưu tiên những loại nông sản mà họ đã thành thạo kỹ thuật, sau đó là đến giá bán sản phẩm cao. Hộ sản xuất hiểu rằng các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng. Có giống chất lượng tốt kết hợp với sự thành thạo kỹ thuật sẽ làm cho việc sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó,

vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng quan trọng không kém. Vì thế mà tiêu chí giá bán sản phẩm cao và có thị trường cũng được các hộ ưu tiên lựa chọn.

4.3.1.2 Chi phí trong sản xuất nông nghiệp của hộ

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế đều nhằm mục đích cuối cùng là đạt lợi nhuận kinh tế cao nhất. Tuy nhiên để đạt được lợi nhuận lớn không thể không nhắc tới một yếu tố quan trọng, đó là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến liên kết của hộ.

Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất của hộ.

Bảng 4.14 Chi phí sản xuất trung bình dưa chuột và ớt của các hộ điều tra

(ĐVT: 1000đ/sào)

Diễn giải Nhóm

LK

Nhóm không LK

CPSX nhóm LK/nhóm không LK 1. Chi phí vật chất

Giống 98,33 102,42 0,96

Đạm 74,94 54,33 1,38

Lân 103,34 124,04 0,83

Kali 99,73 106,44 0,94

Thuốc BVTV 83,46 139,80 0,60

2. Chi phí dịch vụ

Thuê lao động 126,50 106,67 1,19

3. Chi phí khác 98,63 84,51 1,17

Tổng chi phí (TC) 684,93 718,21 0,95

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Qua bảng số liệu ta thấy nhóm hộ tham gia liên kết đầu tư thâm canh ít hơn nhóm hộ không tham gia liên kết. Cụ thể:

Về phân bón hóa học: Nhóm liên kết dùng nhiều đạm hơn nhóm không liên kết 1,38 lần, ít lân hơn nhóm không liên kết 0,83 lần và ít kali hơn 0,94 lần.

Giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất và sản lượng cũng như chất lượng của các giống cây trồng. Việc đầu tư lượng giống trên một diện tích hợp lí vừa giảm chi phí sản xuất, vừa mang lại hiệu quả cao. Từ

bảng số liệu ta thấy, lượng giống đầu tư của hộ liên kết thấp hơn hộ không liên kết 0,96 lần.

Như vậy, nhìn chung chi phí đầu vào cho sản xuất giữa hai nhóm hộ không có sự chênh lệch nhau quá lớn. Tuy nhiên, nhóm hộ liên kết vẫn có nhiều ưu thế hơn hộ không liên kết. Bởi lẽ hộ không liên kết phải đầu tư đầu vào ngay từ ban đầu, còn hộ liên kết được cung ứng trước đầu vào và được chuyển giao kỹ thuật từ phía doanh nghiệp, khi bán sản phẩm họ mới phải thanh toán chi phí đầu vào, vậy nên sẽ giảm bớt nỗi lo về vốn sản xuất, giúp hộ yên tâm sản xuất.

4.3.1.3 Hiểu biết về liên kết của hộ

Sự hiểu biết về liên kết của hộ, hay nói cách khác là nhận thức của hộ về liên kết là một yếu tố mà hộ dùng để quyết định xem gia đình mình có nên tham gia liên kết hay không. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy về tình hình hiểu biết liên kết của hộ được điều tra:

Bảng 4.15 Hiểu biết của hộ về liên kết

Chỉ tiêu Nhóm LK Nhóm không LK

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Không hiểu biết 0 0 7 15,56

Biết nhưng không hiểu lắm 11 24,24 7 15,56

Hiểu rất rõ 19 42,22 1 2,22

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Theo điều tra có 7 hộ không hiểu biết về liên kết, chiếm 15,56% tổng số hộ điều tra, và những hộ không hiểu biết này đều nằm trong nhóm không liên kết. Có 18 hộ trong tổng số hộ điều tra có biết về liên kết nhưng không hiểu rõ, chiếm 39,8%, trong đó nhóm liên kết chiếm 24,24% cao hơn nhóm không liên kết là 15,56%. Có tất cả 20 hộ hiểu biết rõ về liên kết, chiếm 44,44%, trong đó nhóm liên kết chiếm 42,22% và nhóm không liên kết chỉ chiếm 2,22%.

Như vậy, ta có thể thấy rằng thường các hộ sản xuất chỉ tham gia liên kết khi họ đã hiểu rất rõ hoặc hiểu một phần về liên kết. Vì vậy để vận động

hộ sản xuất tham gia liên kết trước hết cần tuyên truyền, tập huấn để hộ hiểu rõ về liên kết.

Tóm lại, yếu tố hộ sản xuất, cụ thể về tình hình chung của hộ, chi phí

sản xuất và sự hiểu biết của hộ về liên kết có ảnh hưởng rất lớn đến liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w