Liên kết kinh tế sản xuất – tiêu thụ sản phẩm là các hộ, doanh nghiệp, các cá nhân phối hợp, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau thông qua các thỏa thuận có điều kiện từ sự phối hợp với các đối tác nhằm tìm cách khắc phục, bù đắp sự thiếu hụt của mình đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
Sơ đồ 4.2 Hướng liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân
Qua điều tra khảo sát về thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp địa bàn xã Thái Tân, chúng tôi nhận thấy: Hiện nay các hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Hợp tác xã đóng vai trò trung gian thu gom, điều hành một số các hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và căn cứ vào khảo sát thực tế, chúng tôi chỉ nghiên cứu liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân trong sản
Hộ nông dân sản xuất
Hộ nông dân sản xuất
HTX thu gom
Doanh nghiệp thu mua sản phẩm
doanh nghiệp thu mua nông sản, chúng tôi đưa ra sơ đồ thể hiện mối liên kết như trên. Sơ đồ trên thể hiện liên kết ngang giữa hộ nông dân sản xuất với hộ nông dân sản xuất và liên kết dọc giữa hộ sản xuất với HTX thu gom và doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Chúng tôi đi phân tích và đánh giá hai loại liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang.
4.2.2.1 Liên kết theo chiều ngang
Qua điều tra khảo sát của chúng tôi, liên kết ngang trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu bao gồm liên kết giữa hộ sản xuất với nhau.
Các hộ sản xuất là xã viên HTXDVNN liên kết với nhau với mục đích học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ những phương pháp, kỹ thuật mới giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc chia sẻ diễn ra hàng ngày trong quá trình sản xuất, canh tác hoặc có những buổi chia sẻ kinh nghiệm do ban lãnh đạo HTX tiến hành tổ chức.
Hộp 4.3 Lợi ích mang lại từ liên kết ngang
Bảng 4.7 Quan hệ trong liên kết ngang
Chỉ tiêu Liên kết Không liên kết
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Vay vốn 10 22,22 6 13,33
Dịch vụ nông nghiệp 9 20 7 15,56
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Qua bảng, so sánh giữa 2 nhóm hộ ta thấy liên kết ngang ở hộ liên kết chiếm tỉ lệ cao hơn hộ không liên kết. Cụ thể thể hiện ở hai chi tiêu là vay vốn và dịch vụ nông nghiệp. Có 10 hộ liên kết vay vốn của người thân, người quen, chiếm 22%, có 6 hộ không liên kết vay vốn của người thân, người quen, “Nhiều vụ nhà tôi phải vay vốn để sản xuất, thường thì tôi vay của người quen
trong xã, họ không lấy lãi nên mình cũng đỡ lo khoản lãi phát sinh. Còn máy móc phục vụ sản xuất thì tôi đi thuê hoặc mượn người trong làng. Tôi cũng hay tham gia các buổi tập huấn chia sẻ kinh nghiệm sản xuất do HTX tổ chức để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp sản xuất của các hộ khác.” (Ông Nguyễn Đình
chiếm 13,33% tổng số hộ được điều tra. Dịch vụ nông nghiệp (máy móc, trang thiết bị sản xuất) có 9 hộ liên kết mượn hoặc thuê từ người thân, người quen chiếm 20%, 7 hộ không liên kết mượn hoặc thuê của người thân, người quen chiếm 15,56%.
Như vậy, liên kết ngang ở nhóm hộ liên kết gắn kết chặt chẽ hơn so với nhóm hộ không liên kết.
4.2.2.2 Liên kết theo chiều dọc
Trong liên kết kinh tế, hộ sản xuất luôn là tác nhân đầu tiên của kênh tiêu thụ nên có mối liên kết với hầu hết các tác nhân.
Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng đa số các hộ được điều tra đều liên kết với các tác nhân còn lại trong liên kết dọc theo hình thức hợp đồng văn bản (66,67%). Liên kết theo hình thức thỏa thuận miệng tuy tiện lợi, không cần những thủ tục giấy tờ rườm rà nhưng lại không an toàn vì thiếu chắc chắn và dễ bị thay đổi, đồng thời không có tính pháp lý. Liên kết dọc giữa hộ sản xuất với các tác nhân khác thể hiện ở các nội dung về khối lượng các loại sản phẩm cung cấp cho các tác nhân, giá cả của từng loại, địa điểm thu gom, phương thức thanh toán, chất lượng mẫu mã sản phẩm... Hộ sản xuất được kí kết bao tiêu sản phẩm nhờ vào đơn vị trung gian là HTX. HTX đại diện cho hộ sản xuất, ký kết hợp đồng thu mua với bên doanh nghiệp. Điều đó giúp cho các hộ có nhiều thuận lợi và yên tâm sản xuất.
Bảng 4.8 Hiệu quả từ liên kết dọc
Chỉ tiêu Dưa chuột Ớt
Trước LK Sau LK So sánh (%) Trước LK Sau LK So sánh (%) Giá (1000đ/kg) 4,90 5,53 112,86 16,19 19,19 118,53 Năng suất (tạ/sào) 7,75 8,38 108,13 4,98 5,70 114,46 Doanh thu (1000đ/sào) 3.809,30 4.562,87 119,78 7.560,75 10.596,23 140,15
(1000đ/sào)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) Qua bảng dễ thấy được hiệu quả sản xuất do liên kết dọc mang lại, thể hiện ở các chỉ tiêu giá, năng suất, doanh thu và chi phí. So sánh các chỉ tiêu trước và sau liên kết ta thấy ta thấy giá, năng suất, doanh thu của cả dưa chuột và ớt đều tăng khá mạnh, còn chi phí sản xuất giảm xuống. Giá trung bình của dưa chuột trước liên kết là 4.900đ/kg, sau liên kết là 5.530đ/kg, tăng 12,86%. Tương tự với ớt và các chỉ tiêu khác.
Như vậy, liên kết dọc là liên kết quan trọng quyết định tính hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
4.2.2.3 Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Khi tham gia liên kết, các tác nhân đều nhận được những tác động trở lại của liên kết, hay nói đúng hơn là liên kết mang lại những kết quả và hiệu quả nhất định cho hộ nông dân sản xuất cũng như các tác nhân tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
Để cụ thể hóa lợi ích của liên kết mang lại cho hộ sản xuất, chúng tôi đã tổng kết thành bảng sau:
Bảng 4.9 Lợi ích trong sản xuất nông nghiệp do liên kết mang lại cho các nhóm hộ
TT Chỉ tiêu Hộ có liên kết Hộ không liên kết
1 Hình thức quan hệ Qua hợp đồng + thỏa thuận miệng Thỏa thuận miệng
2 Ổn định đầu ra Khá cao Thấp
3 Hỗ trợ giống, vật tư Có Không
4 Giá bán Theo thị trường và mức giá sàn
trong hợp đồng (Ổn định)
Theo giá thị trường (Bấp bênh)
5 Tập huấn kỹ thuật (Công ty + CBKN) Ưu tiên thường xuyên Ít được ưu tiên
6 Yên tâm sản xuất Cao Trung bình
7 Ảnh hưởng của chính quyền địa phương
Có Có
8 Chính sách hỗ trợ khuyến khích Ưu tiên được nhận trước Ít được nhận, ưu tiên sau
9 Vay vốn cho sản xuất Được chính quyền địa phương ưu
tiên + vốn tự có
Chủ yếu là vốn tự có
10 Giảm chi phí tiêu thụ Có Không
Khi tham gia liên kết, hộ sản xuất có cơ hội được tham gia nhiều hơn các lớp tập huấn về quy trình sản xuất, chăm sóc, thu hoạch các loại nông sản, được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao hiểu biết, trình độ sản xuất.
Trong những năm qua, xã đã tích cực triển khai nhiều buổi tập huấn cho hộ nông dân nhằm giúp bà con tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm để áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp của gia đình mình. Bám sát tình hình thực tế, trong năm 2014 cán bộ khuyến nông xã đã tổ chức được 8 lớp tập huấn cho các hộ sản xuất trong xã với số lượng học viên trung bình mỗi lớp khoảng 100 người. Nội dung cụ thể của các buổi tập huấn được thể hiện trong bảng 4.10 dưới đây.
Bảng 4.10 Nội dung tập huấn cho các hộ nông dân trong xã Thái Tân năm 2014
STT Nội dung tập huấn Số lượng
1 Tập huấn triển khai đề án sản xuất lúa vụ xuân 2 2 Tập huấn triển khai đề án sản xuất lúa vụ mùa 2
3 Tập huấn chiến dịch phòng trừ sâu bệnh 3
4 Tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây màu vụ đông 1
(Nguồn: Văn phòng HTXDVNN Thái Tân, 2015) Nói chung, việc tập huấn kỹ thuật cho người dân ở địa phương, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại những kết quả khả quan. Người dân ứng dụng được tiến bộ mới vào sản xuất, tăng năng suất sản lượng. Bên cạnh đó, khi tham gia liên kết hộ sản xuất có đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình, từ đó sẽ yên tâm tập trung vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của đơn vị thu mua. Họ sẵn sàng đầu tư công sức, tiền của vào đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Và kết quả, hiệu quả mang lại cao hơn, giá bán ổn định hơn, lượng nông sản tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể, mang lại lợi nhuận cao cho hộ sản xuất. Kết quả của quá trình điều tra khảo sát nhóm hộ liên kết và nhóm hộ không liên kết, cho thấy
Bảng 4.11 Kết quả, hiệu quả sản xuất bình quân dưa chuột và ớt của hộ điều tra
(Tính bình quân 1 sào cho 2 loại chính: dưa chuột, ớt)
STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm LK Nhóm không LK So sánh HQSX giữa nhóm
LK và nhóm không LK
1 Năng suất Kg 1266,69 1142,62 1,11
2 Giá trị sản xuất (GO) 1000đ 14566,94 12454,56 1,17
3 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 1025,29 996,32 1,03
4 Khấu hao TSCĐ (A) 1000đ 98,63 84,51 1,17
5 Công lao động gia đình Công 12,15 11,02 1,10
6 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 13541,65 11458,24 1,18
7 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 13443,02 11373,73 1,18
8 GO/IC Lần 14,21 12,50 1,14
9 VA/IC Lần 13,21 11,50 1,15
10 MI/IC Lần 13,11 11,42 1,15
Từ bảng số liệu ta thấy, năng suất bình quân dưa chuột và ớt của nhóm hộ liên kết cao hơn 1,11 lần so với nhóm hộ không liên kết, giá trị sản xuất của nhóm liên kết cao gấp 1,17 lần so với hộ không tham gia liên kết. Chi phí trung gian của nhóm hộ liên kết cũng cao hơn nhiều so với nhóm hộ không liên kết chứng tỏ nhóm hộ liên kết đầu tư vào sản xuất nhiều hơn so với nhóm hộ không liên kết. So với sản xuất lúa với cùng diện tích thì giá trị sản xuất khi trồng các loại nông sản này cao hơn rất nhiều lần. Thu nhập hỗn hợp của nhóm tham gia liên kết khoảng 13,5 triệu đồng/hộ, cao hơn nhóm không tham gia liên kết 1,18 lần. Có được điều này là vì các hộ liên kết thường được xã triển khai tập huấn gieo trồng giống chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến nên chất lượng đầu ra cao hơn, bán được với giá ổn định; trong khi hộ không liên kết ít đầu tư hơn và giá bán thường bấp bênh, đầu ra lại không ổn định.
Qua các chỉ tiêu, chúng tôi thấy rằng hiệu quả sản xuất của nhóm tham gia liên kết cao hơn nhóm không tham gia liên kết. Giá trị sản xuất so với chi phí trung gian của nhóm hộ liên kết là 14,21 lần trong khi đó nhóm hộ không tham gia liên kết đạt 12,5 lần. Tương tự với hiệu quả giữa thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian, chỉ tiêu này của nhóm hộ liên kết là 13,21 lần và cao gấp 1,15 lần so với nhóm hộ không tham gia liên kết.
Như vậy, tham gia liên kết thực sự mang lại hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp về nhiều khía cạnh từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm.
Về phía bên trung gian thu gom là HTX, liên kết thúc đẩy HTX tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của xã nhà, đồng thời tạo được lòng tin cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Hộp 4.4 Lợi ích liên kết của đơn vị trung gian thu gom
“Liên kết không chỉ giúp nông dân có được đầu ra sản phẩm ổn định mà còn giúp cho chúng tôi có cơ hội giao lưu với nhiều doanh nghiệp, nhiều bạn hàng, tìm được đối tác kinh doanh phù hợp đồng thời còn tạo được lòng tin cho bà con nông dân.” (Ông Nguyễn Văn Tuyên, 55 tuổi, Phó chủ nhiệm HTXDVNN Thái Tân cho biết)