Vấn đề tiêu thụ nông sản là vấn đề luôn được quan tâm chú trọng vì nông sản hàng hóa khác với các loại hàng hóa khác, khó bảo quản, lưu trữ. Mặt khác, nếu sản phẩm bán ra không có nơi tiêu thụ thì người sản xuất cũng sẽ khó duy trì sản xuất. Vì vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là tìm thị trường tiêu thụ. Sản xuất nông nghiệp truyền thống vẫn là người nông dân sản xuất tự đem sản phẩm đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ, giá thường không cao, số lượng bán được ít, phải bán làm nhiều lần nên hiệu quả kinh tế không cao, đôi khi người nông dân còn bị ép giá khiến lợi nhuận thu được của họ không cao.
Dưới đây là sơ đồ khái quát các kênh tiêu thụ của nhóm nông sản được sản xuất theo liên kết của xã Thái Tân.
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ nông sản xã Thái Tân
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015) 66,67% 66,67% 11,10% 15,56% 15,56% 15,56% 11,10% 66,67% Người sản xuất DN chế biến Trung gian thu gom Người
bán lẻ Người tiêu dùng 66,67%
Hệ thống kênh tiêu thụ nông sản xã gồm các kênh chính như sau: Kênh 1: Người sản xuất – Người tiêu dùng
Kênh 2: Người sản xuất – Người bán lẻ – Người tiêu dùng
Kênh 3: Người sản xuất – Trung gian thu gom – Người bán lẻ - Người tiêu dùng
Kênh 4: Người sản xuất – Trung gian thu gom – Doanh nghiệp chế biến - Người tiêu dùng
Trong đó:
Người sản xuất: Là các hộ gia đình sản xuất các loại nông sản: dưa chuột, ớt chỉ thiên, salat, ngô ngọt.
Người tiêu dùng: Bao gồm các hộ gia đình, khách hàng của các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, các cá nhân tiêu dùng qua bếp ăn tập thể,...
Trung gian thu gom: Là những cá nhân, hộ gia đình ở địa phương hoặc địa phương khác, thu mua nông sản từ hộ sản xuất bán cho người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp chế biến hoặc người bán lẻ. HTX cũng đóng vai trò là một đơn vị trung gian thu gom sản phẩm.
Người bán lẻ: Ở đây chúng tôi đề chủ yếu đến các cửa hàng, đại lý hoặc những người buôn bán nhỏ lẻ bán nông sản trực tiếp cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp chế biến: Là đơn vị thu mua trực tiếp sản phẩm của hộ sản xuất hoặc gián tiếp qua trung gian thu gom để chế biến, xuất bán cho người tiêu dùng.
Như vậy, qua sơ đồ có thể nhận thấy hệ thống kênh tiêu thụ nông sản của các hộ sản xuất khu vực xã Thái Tân khá phong phú và phù hợp với cầu nông sản. Từ người sản xuất, các loại nông sản được cung cấp đến với người tiêu dùng cuối cùng qua nhiều kênh khác nhau. Các nông sản có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng qua các chợ quanh khu vực địa bàn xã, hoặc cung cấp đến người tiêu dùng thông qua người bán lẻ. Nông sản được thu gom bởi trung gian thu gom trước khi chuyển đến tay những người bán lẻ rồi
cung cấp cho người tiêu dùng. Hoặc nông sản được các doanh nghiệp chế biến thu mua thông qua trung gian thu gom, sau đó đến tay người bán lẻ, và cuối cùng là cung cấp cho người tiêu dùng.
Qua tìm hiểu ở địa phương thì kênh 4 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (66,67%). Trong những năm qua, một số loại nông sản như dưa chuột, ớt đã và đang được xã đẩy mạnh sản xuất, tăng diện tích canh tác vì những loại này cho năng suất cao, giá bán và đầu ra ổn định. Nếu như trước đây người nông dân chủ yếu tự đi tiêu thụ, đem ra chợ bán hoặc là có người thu gom đến mua thì hiện nay xã đã chú trọng việc tìm thị trường tiêu thụ, liên kết với các doanh nghiệp thu mua. Việc tiêu thụ qua doanh nghiệp chế biến giúp nông dân có nơi tiêu thụ nông sản ổn định, bán được sản phẩm với số lượng lớn và giá thành ổn định, giúp người nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Mặt khác, các nông sản được tiêu thụ thông qua doanh nghiệp sẽ có thương hiệu, xuất xứ, giúp người tiêu dùng tin tưởng vào vào chất lượng sản phẩm hơn.
Hộp 4.1 Tìm được đối tác làm ăn lâu dài
Giá đầu ra của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định đến thu nhập của người nông dân cũng như đầu tư vốn để sản xuất vụ sau. Giá cả ổn định, sản xuất có nơi bao tiêu sản phẩm giúp người dân yên tâm sản xuất.
“Ngày trước khi chưa có liên kết, nông sản sản xuất được bà con đem ra chợ
bán là chủ yếu, nhưng số lượng bán không được nhiều mà giá lại bấp bênh. Từ những năm 1997, chúng tôi đã bắt đầu đưa liên kết vào sản xuất nông nghiệp, tích cực tìm đầu ra sản phẩm cho bà con. Từ đó đến nay chúng tôi đã kí kết được rất nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp, vừa tạo đầu ra ổn định cho bà con, vừa tìm được đối tác làm ăn lâu dài.” (Ông Lê Công Chính, 58 tuổi, chủ nhiệm HTXDVNN Thái Tân cho biết)
Bảng 4.4 Giá một số nông sản theo liên kết và không liên kết của xã Thái Tân ĐVT: 1000/kg Dưa chuột Ớt LK Không KL LK Không LK Giá bán bình quân 5,25 4,73 18,64 16,90 Giá bán cao nhất 6 7 23 30 Giá bán thấp nhất 3 2 8 5
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2005) Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy được giá bán của hai loại nông sản tiêu biểu tiêu thụ theo mô hình liên kết. Trong mùa thu hoạch, có thời điểm giá bán ngoài thị trường cao hơn so với giá mà doanh nghiệp thu mua. Tức là giá bán không theo liên kết cao hơn giá theo liên kết. Ví dụ như dưa chuột có thể lên đến 7.000đ/kg, còn ớt có khi lên đến 30.000đ/kg do thời điểm đầu vụ số lượng nông sản được thu hoạch chưa rộ mà nhu cầu tiêu dùng của thị trường lại cao. Tuy nhiên, giá bán của hộ không liên kết chỉ lên cao khi nông sản thu hoạch được với số lượng ít, còn khi vào chính vụ, số lượng nông sản nhiều lên sẽ rất khó tiêu thụ, bà con lại lâm vào tình cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa. Trong khi giá bán của hộ liên kết trong cả vụ gần như ổn định vì đã được kí kết trong hợp đồng. Vì thế nên giá bình quân của hộ liên kết vẫn cao hơn hộ không liên kết (của dưa chuột lần lượt là 5.250đ/kg và 4.730đ/kg, của ớt là 18.640đ/kg và 16.900đ/kg).
Như vậy, liên kết với các doanh nghiệp thu mua vẫn là lựa chọn tốt
nhất cho các hộ sản xuất trong vùng.