Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 94 - 96)

Căn cứ vào thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy liên kết đã và đang dần phát triển tốt, thu

“Trước kia, khi mới bắt đầu kí hợp đồng với xã, chúng tôi cũng mắc phải một vài lần bị phá vỡ hợp đồng do chất lượng sản phẩm không đạt nên bên tôi không mua nữa hoặc do giá thị trường cao hơn giá kí kết nên người dân bán nông sản ra bên ngoài. Nhưng đó là thời gian đầu, còn những vụ tiếp theo, do đã uy tín nên tình trạng này không còn xảy ra nữa. Chúng tôi cũng yên tâm thu mua hơn.” (Anh Lê Văn Nam, đại diện phía doanh nghiệp cho biết)

được những kết quả nhất định như HTX Thái Tân đã phát huy được vai trò của mình trong việc liên kết với các doanh nghiệp, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của bà con, hộ sản xuất nâng cao được trình độ sản xuất, ổn định đầu ra sản phẩm, yên tâm sản xuất hơn, đạt được kết quả và hiệu quả sản xuất cao hơn nhóm không tham gia liên kết.

Tuy nhiên bên cạnh đó liên kết này còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sản xuất như đã phân tích ở trên, đó là các yếu tố từ hộ sản xuất, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Chính vì vậy chúng tôi đưa ra những biện pháp để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới liên kết này.

Căn cứ vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Thái Tân, mở rộng vùng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Căn cứ vào xu thế hội nhập kinh tế, khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới thì việc phân công lao động để tại ra năng suất, sản lượng cao trong mỗi ngành sản xuất là điều tất yếu. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, phân công lao động thể hiện qua sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong chuỗi cung ứng sản phẩm đầu ra. Người nông dân liên kết với các doanh nghiệp sản xuất phân bón, giống để được cung cấp các yếu tố đầu vào và liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra để bao tiêu sản phẩm.

Căn cứ vào đề án thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo tinh thần của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; bên cạnh đó là các thông tư hướng dẫn như: Thông tư 77/2002/BNN-TT, Thông tư 05/2002/TT-NHNN, Thông tư 80/2007/TT-BNN và chỉ thị 25/2008/CT-TTg nhằm đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện chính sách liên kết. Để thực hiện tốt, bản thân chính quyền địa phương cần nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và có hệ thống mục tiêu, cơ chế hỗ trợ, tổ chức thực hiện,

giải pháp thực hiện, đánh giá, giám sát về chủ trương liên kết; xác định quyền lợi và nhiệm vụ cụ thể của từng cấp nhằm thực hiện đúng chủ trương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thái Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (Trang 94 - 96)