Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Những khó khăn

- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp:

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập vào ngày 01/01/1997, khi mới tái lập nền kinh tế của tỉnh rất thấp kém, chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Thu ngân sách năm 1997 mới đạt 114 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế năm 1997: nông nghiệp: 48,27 %; công nghiệp-xây dựng: 13,98%; dịch vụ: 37,75%. Kết cấu hạ tầng yếu kém, chưa đồng bộ.[60]

Mặc dù tốc độ phát triển những năm gần đây khá cao, nhưng do xuất phát điểm thấp, lại mới chia tách nên nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế tuy tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn,

1 Nguồn lao động 103 người. 567 675 737

2 Dân số trong độ tuổi lao

động 10

3 người. 542,3 650 718

3 Số lao động đang làm việc

trong các ngành kinh tế 10

3 người. 493,4 569 625

4 Cơ cấu sử dụng lao động % 100,0 100,0 100,0

4.1 Nông, lâm, ngư nghiệp % 85,7 59,2 46,4

4.2 Công nghiệp và xây dựng % 6,5 16,6 25,5

phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài. Mức sống dân cư Vĩnh Phúc chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng của một tỉnh là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội.

- Vĩnh Phúc đất chật, người đông:

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha, dân số là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số rất cao (820 người/km2).

Trên địa bàn tỉnh, đất có thể xây dựng KCN chủ yếu là đất trồng lúa, đã giao cho nông hộ sản xuất lâu dài, bình quân diện tích canh tác trên đầu người thấp, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh khá cao, có nhiều điểm dân cư tập trung rất cao, cự ly giữa các điểm dân cư chỉ đủ khoảng cách ly môi trường, vì thế, khi giải phóng mặt bằng xây dựng KCN, có nơi không còn đất canh tác (như KCN Kim Hoa), đồng thời quỹ đất dành cho mỗi KCN cũng không lớn. Diện tích đất đai đã được khai thác sử dụng vào các mục đích của tỉnh tính đến hết năm 2010 có 120.263,82ha, chiếm 97,6% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng còn lại rất nhỏ, chỉ chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên, nhưng lại phân bố rất manh mún, rải rác và chủ yếu là các bãi cát vên sông nên khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hầu như không còn.

- Vĩnh Phúc nghèo về tài nguyên khoáng sản:

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chỉ có một vài nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit; than nâu ở Sông

Lô; Than bùn ở Lập Thạch, Tam Dương. Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt... nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh. Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau. Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8 triệu m3, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng.

- Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn nhiều hạn chế:

Tuy số người trong độ tuổi lao động cao nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, rất thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho những ngành công nghệ cao. Thái độ lao động, tính tổ chức và tính kỷ luật lao động vẫn là những hạn chế phổ biến mà các doanh nghiệp gặp phải.

- Thị trường tiêu thụ và sức mua còn kém:

Nền kinh tế tăng trưởng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên sự tăng trưởng đó không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, giữa các vùng miền và giữa các tầng lớp dân cư. Hơn nữa, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI chiếm thị trường lớn nhưng lại ít phục vụ cho thị trường nội địa, tại chỗ. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến dung lượng thị trường và sức mua. Thị trường nội tỉnh có quy mô nhỏ so với yêu cầu phát triển công nghiệp, do đó hướng ra thị trường bên ngoài là một tất yếu khách quan nhưng đang bị tác động lớn bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)