Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Những thuận lợi

- Về kinh tế:

Đến nay, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 17,4%/năm, năm 2011 tăng 14,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Hiện nay, tỉnh có cơ cấu kinh tế: công nghiệp-xây dựng: 56,03%; dịch vụ: 30,23%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 13,74%. [60]

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 201

Nguồn: Niên giám Thống kê Vĩnh Phúc năm 2010

TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 Tăng bình quân

01-05 06-10 01-10 1 GO, tỷ đồng (giá 1994) Tổng số 7.928 19.335 42.462 51.730 19,52 21,8 20,6 1.1 Nông-Lâm-Thủy sản 1.294 1.816 2.275 2.632 7,01 7,7 7,4 1.2 Công nghiệp-Xây dựng 5.552 15.443 35.886 43.817 22,70 23,2 22,9 1.3 Dịch vụ 1.082 2.076 4.301 5.281 13,92 20,5 17,2 2 GDP, tỷ đồng (giá 1994) Tổng số 2.791 5.618 10.549 12.837 15,02 18,0 16,5

2.1 Nông - Lâm -Thủy sản 868 1.183 1.352 1.559 6,40 5,7 6,0

2.2 Công nghiệp-Xây dựng 1.127 2.904 6.109 7.410 20,84 20,6 20,7 2.3 Dịch vụ 796 1.531 3.087 3.868 13,96 20,4 17,1 3 GDP bình quân/người 3.1 Giá 1994 (106đ/người) 2,98 5,69 10,5 12,7 3.2 Giá hiện hành (106.đ/người) 3,83 8,99 24,6 33,6

Thu ngân sách liên tục tăng, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây; đạt 3.182,9 tỷ đồng vào năm 2005 và 14.505 tỷ đồng vào năm 2010, năm 2011 tổng thu ngân sách đạt 16.484 tỷ đồng. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, đời sống dân cư ở Vĩnh Phúc có bước cải thiện đáng kể: GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu đồng). Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, GDP bình quân/ người (theo giá thực tế) năm 2011 đạt khoảng 43 triệu đồng/ người (tương đương với trên 2.000 USD/năm). Nhiều công trình phúc lợi công cộng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng được xây dựng tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 18,3% (theo chuẩn QG mới) năm 2005 xuống 6% vào năm 2010. Công tác giải quyết việc làm luôn được chú trọng, số lao động được sắp xếp việc làm năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 có 17,8 ngàn lao động được sắp xếp việc làm, năm 2010 ước tính có khoảng 21 ngàn lao động được sắp xếp việc làm, trong đó số được sắp xếp chỗ làm ổn định là 16 ngàn người. [60]

Những thành tựu to lớn về kinh tế là điều kiện quan trọng tạo ra sức mạnh để tỉnh có thể phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó có việc phát triển các KCN.

- Về vị trí địa lý:

1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 820 người/km2; là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. + Phía Tây giáp Phú Thọ.

+ Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...

Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp và KCN.

Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội: nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, lao động kỹ thuật...

Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và xuất khẩu hàng hoá.

- Về văn hoá - xã hội:

Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.

Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, trong đó nổi bật là cụm di tích Tây Thiên (khu danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu, Thiền viện trúc lâm Tây Thiên), tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồng Dậu... Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn

có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…

Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.

Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là cơ sở gốc tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ.

- Về chủ trương chính sách:

Trước hết phải nói đến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước và xây dựng phát triển KCN; từ đó Vĩnh Phúc đã có chủ trương đúng đắn về quy hoạch và phát triển các KCN, coi đó là bước đột phá để xây dựng Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hết sức quan tâm đến việc phát triển các KCN, nó được xem như là một quyết sách để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển công nghiệp. Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển các KCN: chính sách ưu đãi đầu tư, ban hành chính sách quản lý đầu tư, thành lập Ban quản lý các KCN, cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng, hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

- Về nguồn nhân lực:

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, lực lượng lao động trong độ tuổi của Tỉnh chiếm một tỷ lệ khá cao, trên 70%.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2010

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007; năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%; năm 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%. Mỗi năm có trên một vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn cung cấp lao động quan trọng đảm bảo nguồn lao động cho tỉnh. Nhìn tổng thể, lực lượng lao động tại Vĩnh Phúc dồi dào về số lượng, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực tại Vĩnh Phúc được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước. [60]

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 38 - 43)