Giải pháp về công tác quy hoạch phát triển KCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 87 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1Giải pháp về công tác quy hoạch phát triển KCN

Quy hoạch là vấn đề quan trọng nhưng cũng là vấn đề phức tạp, do đó, để hoàn thiện công tác quy hoạch, cần thực hiện tốt một số điểm sau:

- Quy hoạch phát triển các KCN phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của từng vùng, từng địa bàn trong tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, cần có quy hoạch KCN hợp lý để đảm bảo sự phát triển hài hòa, sử dụng quỹ đất hợp lý, gắn với quy hoạch ngành nghề phù hợp với tiềm năng và năng lực thu hút đầu tư của tỉnh, hạn chế ảnh hưởng đến khu dân cư và các công trình xã hội khác.

- Quy hoạch KCN phải có sự gắn kết chặt chẽ với các KCN đã được thành lập, tạo nên quần thể KCN có mối liên hệ tương tác, hỗ trợ cùng phát triển. Các KCN mới được thành lập nằm trong quy hoạch tổng thể các KCN trên địa bàn tỉnh. Có mối liên hệ chặt chẽ với các KCN đã được thành lập nhằm nâng cao khả năng liên kết giữa các DN trong các KCN, và với bên ngoài KCN. Với khả năng liên kết mạnh mẽ các KCN sẽ tạo nên một chỉnh thể KCN thống nhất, hỗ trợ nhau cùng phát triển, thúc đẩy sự phát triển KT- XH của địa phương.

- Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu dân cư, khu đô thị, bảo đảm sự phát triển tương xứng giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giữa quy hoạch trong KCN và ngoài hàng rào KCN. Xây dựng KCN, khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch định hướng phát triển không gian, mô hình tổ chức chung với cơ cấu doanh nghiệp sản xuất cộng với hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất với khu dân cư, nhà ở và dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí, theo đó các công trình kết cấu hạ tầng được thiết kế, xxaay dựng đáp ứng mô hình tổ chức đó.

trọng, thể hiện tầm nhận thức của tỉnh về vai trò của công tác quy hoạch. Trên thực tế, để đảm bảo chất lượng quy hoạch tỉnh đã xây dựng quy trình thẩm định, xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan. Do đó, công tác quy hoạch của tỉnh được đánh giá là có chất lượng tốt, các KCN mới chủ yếu được "đưa lên đồi" nơi mà có nhiều đất xấu, khó canh tác, hiệu quả canh tác nông nghiệp thấp. Trong quy hoạch phát triển các KCN thì quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là vô cùng quan trọng. Kết cầu hạ tầng phải tạo điều kiện, tiền đề cho môi trường KT-XH, thu hút và tiếp thu được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội phải đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lâu dài, trong đó vấn đề cần quan tâm đầu tiên là nhà ở cho người lao động trong các KCN. Cho đến nay, tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt 20 KCN ưu tiên thành lập đến năm 2015 định hướng đến năm 2020, là căn cứ quan trọng để tỉnh có hướng dành quỹ đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác.

- Quy hoạch ngành nghề trong KCN phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Bên cạnh việc thu hút những ngành có gí trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ cao, sử dụng ít lao động cần bố trí những ngành nghề gắn với việc kích thích sự phát triển của các làng nghề truyền thống của tỉnh, tạo điều kiện cho hộ gia đình có thể làm gia công cho các KCN, nâng cao mối liên kết kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Quy hoạch diện tích đất cho KCN cần hợp lý, phù hợp với quỹ đất của địa phương và khả năng thu hút đầu tư. Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, do vậy diện tích đất quy hoạch cho KCN cần được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với quỹ đất và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, tránh gây ảnh hưởng đến đến quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương. Đồng thời phải phù hợp với năng lực của chủ đầu tư về tài chính và khả năng thu hút đầu tư, tránh để xẩy ra tình trạng quy

hoạch treo, gây lãng phí và phải đảm bảo nhu cầu cho phát triển KCN trong tương lai.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

Thời gian qua công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh rất quan tâm, tạo được hình ảnh của Vĩnh Phúc một cách đầy đủ nhất cho các nhà đầu tư, thu hút được nhiều dự án đầu tư. Nhằm đạt được mục tiêu, đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đã đề ra, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, triển vọng của tỉnh đến các nhà đầu tư nhằm thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, các dự án đầu tư đến từ Mỹ và EU.

Trong năm 2012, tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn do các đồng chí lãnh đạo tỉnh dẫn đầu đi xúc tiến đầu tư tại các nước: Bí thư Tỉnh ủy đi xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ; Chủ tịch UBND tỉnh đi xúc tiến tại Nhật Bản và Hàn Quốc... nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và triển vọng phát triển của tỉnh đến với các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm đầu tư vào Vĩnh Phúc, đặc biệt mong muốn thu hút được các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư cũng như những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức như hội thảo, báo chí, qua hoạt động của các doanh nghiệp đang đầu tư tại Vĩnh Phúc. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh là cơ quan chuyên trách tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Xúc tiến và Hỗ trợ tỉnh trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ, thu hút đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu

của sự phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đầu tư từ các nước có thế mạnh về công nghệ như Mỹ, một số quốc gia EU… còn hạn chế; việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thiếu; đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao ngày càng tăng nhưng vẫn còn chậm triển khai …

Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

- Chính quyền tỉnh phải thực sự vào cuộc, coi công tác xúc tiến đầu tư, tiếp thị và hỗ trợ đầu tư là công tác đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đầu tư vào tỉnh. Cần có định hướng cụ thể hơn việc quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư tại quốc gia có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp phụ trợ và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Các doanh nghiệp thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, EU, các nước NICs, kinh phí xúc tiến đầu tư có thể được huy động từ ngân sách địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp chủ yếu là các công ty phát triển hạ tầng. Thiết lập quan hệ hợp tác với một số tỉnh, thành phố trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy tiếng nói của các nhà đầu tư đang hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư mới. Có biện pháp để đưa những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư: danh mục những dự án khuyến khích đầu tư, những chính sách ưu đãi đầu tư, những lợi thế so sánh của tỉnh nhà.

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần tạo điều kiện để các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội đầu tư thông qua việc giới thiệu định hướng phát triển KT- XH, quy hoạch các KCN. Ngoài việc cải thiện phần mềm để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn, Vĩnh Phúc còn chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Tỉnh Vĩnh Phúc đã biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư

của tỉnh; in sách “Vĩnh Phúc - Điểm đến của các Nhà đầu tư” bằng tiếng Nhật Bản; dịch và lồng tiếng đĩa phim 3D giới thiệu quy hoạch TP. Vĩnh Phúc do Tập đoàn Nikken Sekkei Civil Engineering LTD (Nhật Bản) lập và quy hoạch thành 4 thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Anh; chuẩn bị các tài liệu giới thiệu về tiềm năng du lịch, các khu giải trí, sân golf... Các tài liệu này đã được giới thiệu tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Mục tiêu của hoạt động xúc tiến đầu tư này là tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đã có một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc đến tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, hứa hẹn sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư mới vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KCN trong khuôn khổ pháp luật như giảm tối đa giá thuê đất, đảm bảo cơ chế "một cửa", giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho các nhà đầu tư, hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn, giải quyết kịp thời hạn cấp phép trong thời gian ngắn nhất.

- Đối với các công ty kinh doanh trong KCN cũng cần tăng cường tiếp thị cho KCN thông qua các công ty có uy tín trong và ngoài nước để tìm kiếm các nhà đầu tư, cử chuyên gia tiếp xúc với các hiệp hội, tổ chức thương mại của khu vực và thế giới. Giới thiệu các công ty đã đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư đang có dự định đầu tư vào KCN.

- Ban quản lý các KCN cần phối hợp với các cơ quan chức năng như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, các công ty kinh doanh hạ tầng KCN... để cùng nhau giới thiệu các KCN. Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi giao lưu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và các nhà đầu tư để giúp đỡ họ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và phát triển sản xuất kinh doanh, giúp họ ngày càng tin tưởng vào môi trường đầu tư. Đồng thời có kế hoạch mời gọi các đoàn doanh nghiệp có tiềm

năng đến tham quan các KCN, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ tìm hiểu kỹ về các KCN của Vĩnh Phúc, từ đó giúp họ hình thành phương án đầu tư vào các KCN.

- Ban hành các chính sách hướng dẫn đầu tư vào KCN trong đó nêu rõ các chính sách, thủ tục thực hiện đầu tư, giới thiệu những thông tin kinh tế cơ bản về các công trình hạ tầng đã xây dựng, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi. Xem xét giải pháp tài chính để cung cấp cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, không chỉ dựa vào nỗ lực của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, mà cần có hoạt động chiến lược tầm vĩ mô để đạt được mục tiêu. Trước mắt phải đầu tư kinh phí để làm công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của địa phương đối với các nhà đầu tư, xây dựng những website với đầy đủ thông tin hơn về tỉnh và về các KCN cũng như những ưu đãi và cam kết đầu tư của địa phương và tình hình đầu tư thực tế của các KCN.

- Đổi mới hơn nữa về nội dung và hình thức vận động xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng KCN, từng loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Công tác xúc tiến đầu tư cần xác định đúng trọng tâm và phải bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh. Tiếp cận thông tin từ các Bộ, ngành trung ương, các tổ chức: Jica, Jetro, Kotra., Erocharm để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Chú trọng hình thức xúc tiến đầu tư trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư của tỉnh. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư tại Ban quản lý các KCN và Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh.

- Cần xác định lĩnh vực mũi nhọn để thực hiện xúc tiến đầu tư. Là tỉnh có quỹ đất nhỏ, quỹ đất dành cho KCN không còn nhiều. Do đó, Vĩnh Phúc

cần xác định lĩnh vực mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao. Thực tế cho thấy để đạt hiệu quả hoạt động của các KCN cần thực hiện tốt việc xúc tiến các dự án sản xuất trong các lĩnh vực điện, điện tử, linh kiện điện tử, xe máy, ôtô.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 87 - 93)