7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc
Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển KCN của các địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm phát triển các KCN của Vĩnh Phúc:
Thứ nhất, quy hoạch KCN phải được hết sức quan tâm, phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế; đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch phải linh hoạt, thông thoáng. Quy
hoạch phải mang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch trong và ngoài hàng rào KCN. Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các KCN trong khu vực.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước.
Phát triển KCN cũng có nghĩa là phát huy vai trò hạt nhân của nó đối với sự hình thành những đô thị hiện đại, muốn vậy phải chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ, hiện đại.
Thứ ba, phát triển KCN cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng, tránh phát triển ồ ạt, xé rào. Trong bối cảnh hiện nay, cần lựa chọn những ngành có hàm lượng công nghệ cao để nâng cao sức cạnh tranh, tránh những ngành sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều đất đai và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc phát triển KCN muốn đạt kết quả tốt cần có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, nhạy bén và dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, của Ban quản lý các KCN; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các Sở, Ban, Ngành liên quan trong quản lý cũng như trong giải quyết những khúc mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thứ năm, cần kết hợp giữa khâu cấp phép và khâu thanh tra, giám sát hoạt động của KCN; đặc biệt là việc kiểm tra sau cấp phép. Đảm bảo việc cấp phép nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư; tuy nhiên phải thực hiện chặt chẽ và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo của các DN tới các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của các DN lành mạnh, đúng pháp luật.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và DN. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa tại chỗ", tăng cường mối liên kết giữa Ban quản lý và các DN.
Thứ bảy, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như kỷ luật lao động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các DN. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN để họ yên tâm lao động và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Kết luận chương 1
KCN là một khái niệm rộng, gắn liền với điều kiện hình thành và phát triển cụ thể ở mỗi quốc gia. KCN được hình thành và phát triển do những yêu cầu khách quan, có mục tiêu xác định phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Quan niệm đúng về KCN không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa tính thực tiễn cao, khẳng định sự cần thiết ra đời và phát triển của nó.
Từ khi ra đời cho đến nay, các KCN ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự ra đời và không ngừng lớn mạnh của các KCN tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT - XH của đất nước. Các KCN tạo động lực cho thu hút đầu tư, tận dụng các nguồn lực: vốn, công nghệ, lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; hình thành và phát triển các khu dân cư, khu đô thị, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống dân cư, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Để KCN phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, chúng ta cần xác định được các tiêu chí đánh giá sự phát triển của KCN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KCN, từ đó có những tác động cần thiết và đúng hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các KCN.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP