7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát
Trong báo cáo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định mục tiêu tổng quá phát triển KCN Vĩnh Phúc đến năm 2020 là: “Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tăng tỷ lệ đóng góp của CN (đặc biệt là các KCN) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh”.
Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong KCN đi đôi với việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực như dệt may, giầy dép, linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm gỗ…
Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp (đặc biệt là các khu công nghiệp) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào 20 khu công nghiệp đã được thành lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với quy mô diện tích là 6.038 ha.
Thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, ít phế thải, thân thiện môi trường; hình thành các cụm khu công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo… có quy mô lớn có ý nghĩa toàn vùng và cả nước.
Nghiên cứu chuẩn bị về dự trữ đất đai, phát triển hạ tầng để phát triển thêm các khu công nghiệp (ngoài các khu công nghiệp đã xác định) khi có điều kiện, dự kiến quy mô diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ổn định vào khoảng 8.500-9.000ha.
Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, xét tình hình triển khai thực tế thời gian qua và khả năng cung ứng điều kiện hạ tầng cần thiết để phát triển các KCN, đề ra mục tiêu cụ thể phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020
TT Tiêu chí 2020
1 Diện tích KCN 6,038 ha
2 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (tăng thêm) 1 tỷ USD
3 Vốn đầu tư sản xuất trong KCN 7,5 tỷ USD
4 Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp 70 %
5 Giá trị sản xuất công nghiệp Tăng 17%/năm
6 Tỷ lệ đóng góp vào GTSX CN 75%
7 Thu hút thêm lao động 26 vạn
Mục tiêu cụ thể để phát triển các KCN Vĩnh Phúc đến 2020 là rất lớn, không thể bố trí triển khai ngay cùng một lúc, khi cân đối với yếu tố ảnh hưởng của phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.
Để việc đầu tư phát triển KCN đạt hiệu quả cao nhất, sẽ lựa chọn một số KCN và một số khu vực ưu tiên để đầu tư đồng bộ ngoài hàng rào KCN tương đương với trong hàng rào KCN nhằm nhanh chóng phát huy hiệu quả đầu tư.