Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển KCN

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển KCN

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương * Những thành công tiêu biểu:

Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên hơn 1.600 km2 với dân số trên 1,7 triệu người. Tỉnh có nhiều ưu thế lớn về giao thông, bên cạnh đó với vị trí nằm giữa tam giác động lực phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã tạo cho Hải Dương có tiềm năng, lợi thế nổi bật để phát triển KCN. Không chỉ lợi thế về vị trí địa lý, Hải Dương còn có nguồn nhân lực dồi dào với số người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 60 tuổi) năm 2011 chiếm 64,62% dân số toàn tỉnh.

Với những lợi thế đó, đến nay trên địa bàn tỉnh, Chính phủ cho phép quy hoạch, đầu tư xây dựng 18 khu công nghiệp tập trung với diện tích quy hoạch gần 4.000 ha; trong đó 10 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 2.086 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được giao đất và xây dựng hạ tầng đạt khoảng 60%. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 236 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) của các nhà đầu tư đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký là 5,650 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện tại tỉnh Hải Dương ước đạt 2,208 tỷ USD, bằng 39,1% tổng vốn đăng ký. Trong 6 tháng đầu năm

2012, tỉnh Hải Dương thu hút thêm 76,3 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó, tổng vốn đăng ký mới là 21,8 triệu USD. Số vốn thực hiện của các dự án FDI trong 6 tháng đầu năm tại tỉnh Hải Dương đạt 212 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2011. Thu hút hàng nghìn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khác. [11]

Quá trình nỗ lực phấn đấu, tập trung xây dựng các KCN ở Hải Dương đã tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng khá, quy mô kinh tế được cải thiện. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân 9,8%/năm; năm 2011, GDP trên địa bàn tỉnh đạt 9,3%. Cơ cấu kinh tế của Hải Dương tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Việc phát triển các KCN đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện khai thác nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng, như đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lực… giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương.

* Những hạn chế trong phát triển các KCN ở Hải Dương:

Dù đã có nhiều thành công trong phát triển các KCN nhưng Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục: cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng lãnh thổ, đối tác còn chưa phù hợp với yêu cầu, định hướng thu hút đầu tư và sự phát triển của địa phương; đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đến nay còn rất thấp; các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu ven Quốc lộ 5A, khu vực có nhiều thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng lượng vốn đầu tư đăng ký còn thấp; vẫn còn một số doanh nghiệp triển khai dự án chậm, dẫn đến thực trạng lãng phí đất đai, nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường.

Từ kết quả nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển các KCN Hải Dương như sau:

- Tỉnh luôn chú trọng rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển CN của tỉnh đến năm 2020. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và thu hút các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các KCN. Nâng cao hiệu quả sử dụng và tỉ lệ lấp đầy các KCN. Rà soát, xây dựng danh mục các sản phẩm, nhóm sản phẩm, ngành CN ưu tiên thu hút đầu tư.

- Phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ với quy hoạch xây dựng KCN, khu đô thị. Hải Dương đã đầu tư 1.028 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, gồm 152 km đường tỉnh, đường huyện và 28 cây cầu.

- Có nhiều giải pháp cụ thể, tạo ra sự thông thoáng thật sự và đồng bộ trong cải cách hành chính một cửa liên thông, xóa bỏ tình trạng "một cửa nhưng nhiều khóa", tạo ra môi trường minh bạch để nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển.

- Ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều đất, tác động xấu đến môi trường; thẩm định dự án, có những tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật để ngăn các dự án công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến môi trường.

- Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh * Những thành công tiêu biểu:

Bắc Ninh có diện tích tự nhiên hơn 800km2, dân số khoảng 1 triệu người với gần 700.000 lao động. Là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô

Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và giao lưu với bên ngoài.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch KCN đạt 53,35 %, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,84%. Đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB… phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Đã thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD. Hiện có 263 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI). Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính công ty đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng.

Năm 2011, các KCN Bắc Ninh đã thu hút hơn 30.100 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các KCN lên hơn 87.000 lao động. Trong đó, số lao động địa phương là hơn 35.600 lao động, chiếm 41%; mức thu nhập bình quân 2,4 triệu đồng/người/tháng. Trong năm đã có 33 dự án mới đi vào hoạt động, đã thu hút được một số dự án lớn như: tập đoàn Nokia, dự án Ojitex, dự án Vinasoy, dự án AsianPacking…Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN không ngừng tăng. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 6,5 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt khoảng hơn 5,8 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước hơn 2650 tỷ đồng... [10]

Nhờ những kết quả đó, trong 15 năm qua, Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp thuần tuý thì đến nay đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá: quy mô kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2011 gấp 6,6

lần so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định, bình quân đạt 14,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng

hiện đại.

GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 2.130 USD (năm 1997 là 196 USD). Công nghiệp phát triển nhanh, tính chung toàn ngành tăng bình quân 38%/năm, đưa Bắc Ninh đứng trong top 10 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất toàn quốc.

* Những hạn chế trong phát triển các KCN ở Bắc Ninh:

Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, việc phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: quy mô KCN chưa được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng KCN chuyên ngành chưa rõ rệt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn. Bài toán về lao động và cơ cấu lao động chưa cân bằng. Trình dộ tay nghề, kỹ năng và ý thức làm việc của người lao động còn thấp. Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Cũng có doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo gây khó khăn cho công tác tổng hợp, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước. Các công ty đầu tư hạ tầng KCN chưa có khu lưu trữ chất thải tạm thời theo quy định, hệ thống xử lý nước thải tập trung xây dựng chậm so với tiến độ đề ra. Vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật…

* Bài học kinh nghiệm từ Bắc Ninh:

Từ sự phát triển nhanh chóng của các KCN Bắc Ninh có thể rút ra một số kinh nghiệm cụ thể sau:

- Tỉnh luôn coi trọng công tác quy hoạch KCN song song với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư. Gắn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với

hạ tầng xã hội nhằm triển khai thành công mô hình KCN - đô thị và bảo đảm an sinh xã hội.

- Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, tập trung vào các thị trường lớn, tiềm năng như châu Âu, Mỹ, Nhật,…để thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, tạo môi trường đầu tư lành mạnh.

- Tiến hành công tác bồi thường GPMB nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, nhất là quản lý môi trường đối với các KCN. Hỗ trợ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước sau đầu tư.

- Thúc đẩy việc phát triển các KCN chuyên ngành, tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, viễn thông) và công nghiệp hỗ trợ.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp KCN, khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc

Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển KCN của các địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm phát triển các KCN của Vĩnh Phúc:

Thứ nhất, quy hoạch KCN phải được hết sức quan tâm, phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế; đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch phải linh hoạt, thông thoáng. Quy

hoạch phải mang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch trong và ngoài hàng rào KCN. Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các KCN trong khu vực.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước.

Phát triển KCN cũng có nghĩa là phát huy vai trò hạt nhân của nó đối với sự hình thành những đô thị hiện đại, muốn vậy phải chú ý đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN với cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ, hiện đại.

Thứ ba, phát triển KCN cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng, tránh phát triển ồ ạt, xé rào. Trong bối cảnh hiện nay, cần lựa chọn những ngành có hàm lượng công nghệ cao để nâng cao sức cạnh tranh, tránh những ngành sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều đất đai và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc phát triển KCN muốn đạt kết quả tốt cần có sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, nhạy bén và dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, của Ban quản lý các KCN; sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các Sở, Ban, Ngành liên quan trong quản lý cũng như trong giải quyết những khúc mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thứ năm, cần kết hợp giữa khâu cấp phép và khâu thanh tra, giám sát hoạt động của KCN; đặc biệt là việc kiểm tra sau cấp phép. Đảm bảo việc cấp phép nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư; tuy nhiên phải thực hiện chặt chẽ và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo của các DN tới các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động của các DN lành mạnh, đúng pháp luật.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và DN. Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa tại chỗ", tăng cường mối liên kết giữa Ban quản lý và các DN.

Thứ bảy, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ tay nghề cũng như kỷ luật lao động, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các DN. Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN để họ yên tâm lao động và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Kết luận chương 1

KCN là một khái niệm rộng, gắn liền với điều kiện hình thành và phát triển cụ thể ở mỗi quốc gia. KCN được hình thành và phát triển do những yêu cầu khách quan, có mục tiêu xác định phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Quan niệm đúng về KCN không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa tính thực tiễn cao, khẳng định sự cần thiết ra đời và phát triển của nó.

Từ khi ra đời cho đến nay, các KCN ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự ra đời và không ngừng lớn mạnh của các KCN tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT - XH của đất nước. Các KCN tạo động lực cho thu hút đầu tư, tận dụng các nguồn lực: vốn, công nghệ, lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; hình thành và phát triển các khu dân cư, khu đô thị, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đời sống dân cư, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

Để KCN phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, chúng ta cần xác định được các tiêu chí đánh giá sự phát triển của KCN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KCN, từ đó có những tác động cần thiết và đúng hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các KCN.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

2.1.1. Những thuận lợi

- Về kinh tế:

Đến nay, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30)