7. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đối với Chính phủ
- Ban hành chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư trong KCN, tạo điều kiện thu hút đầu tư, tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư tại Việt Nam; có chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô, xe máy; ưu tiên, khuyến khích dự án có tỷ lệ nội địa hoá cao; ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật công nghệ cao.
- Hướng dẫn hoàn thiện các quy định về chức năng thanh tra, xử lý vi phạm hành chính của tổ chức thanh tra các Ban quản lý các KCN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các KCN.
- Ban hành Luật Khu công nghiệp nhằm tập trung, thống nhất các quy định có liên quan đến KCN đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Xem xét điều chỉnh Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị có quy định để một số địa phương có điều kiện cân đối ngân sách được đầu tư xây dựng nhà ở công nhân liền kề các khu công nghiệp để hỗ trợ các nhà đầu tư, đồng thời ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn liên quan đến chính sách thuế, tài chính ưu đãi với các nhà đầu tư có dự án đầu tư phát triển nhà ở công nhân.
Kết luận chương 3
Loại hình KCN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển KT- XH ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Cần khai thác và sử dụng hữu hiệu hơn nữa mô hình KCN để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng trong giai đoạn hiện nay và hướng tới năm 2020.
Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN, chúng tôi đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh phát triển KCN ở Vĩnh Phúc. Trong thời gian tới, các giải pháp cần được chú ý thực hiện là: tăng cường cải thiện môi trường đầu tư cho phát triển công nghiệp nói chung và từng KCN nói riêng, hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN sao cho đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi một số chính sách cho phù hợp....Vấn đề đặt ra là cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để đem lại hiệu quả như mong muốn.
KẾT LUẬN
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với nhiều lợi thế để phát triển KCN. Thực tế cho thấy, KCN đang ngày càng tỏ rõ những ưu thế của mình trong việc phát triển KT-XH: thu hút đầu tư, đóng góp giá trị lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành kinh tế, hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn để tăng cường khả năng cạnh tranh... Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế có thể khẳng định rằng phát triển các KCN là một hướng đi đúng đắn để thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, các KCN của Vĩnh Phúc cũng còn không ít tồn tại, hạn chế: thu hút đầu tư giảm sút, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, tiến độ triển khai dự án còn chậm, xuất hiện nhiều vấn đề xã hội bức xúc quanh KCN, tiến độ bồi thường, GPMB, thu hồi đất, tái định cư còn chậm chạp, công tác quản lý nhà nước còn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh KCN...
Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát thực tế, bước đầu luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:
- Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về KCN, đồng thời nêu được các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KCN.
- Trên cơ sở lý luận đó, cùng với quá trình điều tra khảo sát thực tế, luận văn đã nêu lên được thực trạng phát triển các KCN Vĩnh Phúc.
- Từ việc phân tích chỉ rõ những hạn chế của KCN Vĩnh Phúc, ở chương 3 của luận văn, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những đóng góp tích cực và khắc phục những hạn chế trong phát triển KCN.
Đồng thời có những khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển các KCN.
Tuy nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu cũng như khả năng còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các Thầy Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2004), Phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, kỷ yếu hội thảo.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2003), Kỹ năng xúc tiến đầu tư, NXBCTQG, Hà Nội.
3. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2003), Tổng hợp các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư các tỉnh đã ban hành.
4. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2006), Thực trạng của các khu cô ng nghiệp, cụm công nghiệp năm 2005 và định hướng cơ bản cho năm 2006.
5. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng năm 2010
6. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và phương hướng năm 2011
7. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và phương hướng năm 2012
8. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo về rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ
9. Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
10. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh.
11. Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương (2011), Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển KCN tỉnh Hải Dương.
12. Bộ Công nghiệp (2006), Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tổng hợp đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam thời kỳ 2005- 2020, 14. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
15. Cục thống kê Vĩnh Phúc (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc: www.vinhphuc.gov.vn.
17. Trần Thị Dung (2004), Về việc phát triển các khu công nghiệp tại các khu vực Bắc Bộ, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (5), tr.14-15.
18. Nguyễn Thành Dũng (2002), Vai trò của khu chế xuất, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế trước thực trạng toàn cầu hóa kinh tế ngày nay, Tạp chí Phát triển kinh tế, tr.6.
19. Nguyễn Ngọc Dũng (2005), Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu- trao đổi, (3), tr.26- 27.
20. Lê Tuấn Dũng (2004), Hướng đi cho phát triển KCN tại một số tỉnh miền núi Bắc Bộ, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (5), tr 8-9.
21. Nguyễn Hữu Dũng (2006), Phát triển Khu công nghiệp với vấn đề lao động- việc làm ở Việt Nam”.
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXBCTQG, Hà Nội.
23. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCTQG, Hà Nội.
24. Đậu Thị Đức (2009), Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. GS, TS Đặng Đình Đào (2006), Một số vấn đề phát triển KCN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị- Hội thảo khoa học quốc gia 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Long An.
26. Ngô Văn Điển (6/2000), Các khu công nghiệp và khu chế xuất tại Việt Nam; Thực trạng và các giải pháp đang áp dụng, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam.
27. Đặng Quang Điều (2004), Xung quanh vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, Tạp chí Lao động và xã hội, (260), tr.10-12. 28. Phạm Xuân Đức (2005), Cung cầu về nhà ở cho công nhân các KCN hiện
nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Trần Ngọc Hiên (2005), Cơ sở lý luận phát triển mô hình KCN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (2), tr.12-16.
30. Đan Đức Hiệp (2002), Mô hình nào cho xây dựng và phát triển khu công nghiệp, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (4), tr.21-23.
31. Hoàng Xuân Hòa (2005), Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (327), tr.8,9,15.
32. Vũ Huy Hoàng (2002), Tổng quan về hoạt động của các KCN, Kỷ yếu: khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 33. Minh Huệ (2002), khu công nghiệp, khu chế xuất và vấn đề lao động –
34. Trần Ngọc Hùng (2004), Thống nhất về khuyến khích và đảm bảo đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (10), tr.30-33.
35. Bạch Minh Huyền (1997), khu công nghiệp, khu chế xuất, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính. (10), tr.21.
36. Võ Thành Lập (2006), khu công nghiệp Đồng Nai trong quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Kỷ yếu: 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Nxb Long An.
37. Bích Liên (2004), Khu công nghiệp qua hơn 10 năm phát triển – thành công và khó khăn cần giải quyết, Tạp chí Thông tin KT – XH, (11), tr.25. 38. Nguyễn Công Lộc (2006), Vai trò của các khu công nghiệp đối với quá
trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, Kỷ yếu: 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Nxb Long An.
39. ThS Bùi Vĩnh Kiên (2007), Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (7).
40. Đinh Thị Kim Khánh (2007), Năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Anh Minh (1998), Để lấp đầy chỗ khu công nghiệp, Báo Đầu tư, ngày 9/4/1998.
42. Vũ Xuân Mừng (2004), Khai thác tốt lợi thế, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh phía Nam, Tạp chí Cộng sản, (1), tr.44-48. 43. Võ Văn Một (2006), Phát triển các khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH tại tỉnh Đồng Nai, Kỷ yếu: 15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, Nxb Long An.
44. Trần Văn Phòng (2007), Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của các khu công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
45. Lê Dương Quang (2007), Vấn đề quy hoạch các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước, (135).
46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đầu tư, số 59/2005/QH11.
47. Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường của các khu chế xuất, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Nguyễn Huy Thám (1997), Mấy vấn đề khu chế xuất và khu công nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (8), tr. 15-17.
49. Đặng Văn Thắng (2006), Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp – bài học thực tiễn và những quan điểm định hướng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (5), tr.15-18.
50. Võ Thanh Thu (2004), Thực trạng lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại miền Đông Nam Bộ, Thông tin KCN Việt Nam, (10), tr. 8-9. 51. Tạ Trung Tính (5/2004), Vĩnh Phúc với việc xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam.
52. Nguyễn Chơn Trung (2004), Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Bùi Quang Tuấn (2005), Vai trò của khu công nghiệp và khu chế xuất đối với tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 21.
54. Vũ Anh Tuấn (2004), Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, những vấn đề đặt ra, Tạp chí Phát triển kinh tế, (2), tr. 8-10.
55. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV.
56. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
57. Trang Web của Bộ Kế hoach và đầu tư: www.mpi.gov.vn 58. Trang Web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
59. Trang Web của Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc: bqlkcnvp.gov.vn 60. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
61. Lê Hồng Yến (1996), Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: qua thực tiễn các KCN phía Bắc (1996), Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội. 62. Lê Hồng Yến (2005), Quản lý nhà nước về môi trường trong các khu công