Quá trình xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 45 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc xuất phát là một tỉnh có nền kinh tế thấp, kém phát triển, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Cơ sở nền móng cho công nghiệp còn yếu, nhỏ bé chưa có nhân tố "đầu tàu" làm động lực phát triển. GTSXCN tập trung

chủ yếu trong khu vực quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu gắn với làng nghề truyền thống, là khu vực có hoạt động kinh tế năng động, hấp thụ nhanh các cơ chế chính sách mới. Song lại là khu vực hạn chế nhiều về năng lực và khả năng đổi mới công nghệ. Khu vực quốc doanh tuy có tỷ trọng lớn nhưng do nhiều năm duy trì sản xuất từ thời bao cấp lại không được tổ chức lại trong thời kỳ đổi mới nên đã bộc lộ nhiều yếu kém, khó có thể trụ vững làm trụ cột tiếp cho những năm sau.

Trước thực tế đó và xuất phát từ các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giao thông...Vĩnh Phúc đã chủ trương đẩy mạnh phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH; phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thực hiện định hướng đó, Vĩnh Phúc đã tiến hành quy hoạch xây dựng các KCN gắn liền với phát triển các cụm công nghiệp làng nghề.

Ngày 01/8/1998, KCN Kim Hoa - KCN đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 679/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với diện tích quy hoach giai đoạn I là 50ha. Đến nay đã lấp đầy 100% diện tích giai đoạn I (Công ty Honda thuê toàn bộ diện tích KCN Kim Hoa).

Phát huy triệt để lợi thế của tỉnh, đồng thời với việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Kim Hoa, tỉnh tiếp tục chỉ đạo Ban quản lý các KCN phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lập quy hoạch các KCN khác trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 20 KCN được phê duyệt với tổng diện tích là 6,038 ha.

STT Tên KCN Vị trí địa lý Diện tích (ha)

Tình hình đầu tư

1 Kim Hoa (Giai đoạn I) TX. Phúc Yên 50 Đang hoạt động

2 Khai Quang TP. Vĩnh Yên 262 Đang hoạt động

3 Bình Xuyên H. Bình Xuyên 271 Đang hoạt động

4 Bá Thiện H. Bình Xuyên 327 Đang hoạt động

5 Bình Xuyên II H. Bình Xuyên 485 Đang xây dựng

6 Bá Thiện II H. Bình Xuyên 308 Đang xây dựng

7 Phúc Yên TX. Phúc Yên 150 Đang xây dựng

8 Tam Dương I H. Tam Dương 700

Khởi công xây dựng cuối năm

2010

9 Chấn Hưng H. Vĩnh Tường 131 Phát triển từ năm

2012 trở đi

10 Hội Hợp TP. Vĩnh Yên 150 Phát triển từ năm

2012 trở đi

11 Sơn Lôi H. Bình Xuyên 300 Phát triển từ năm

2012 trở đi 12 Nam Bình Xuyên H. Bình Xuyên 304 Phát triển từ năm

2012 trở đi

13 Lập Thạch II H. Lập Thạch 250 Phát triển sau

năm 2012

14 Sông Lô I H. Sông Lô 200 Phát triển sau

năm 2012

15 Sông Lô II H. Sông Lô 180 Phát triển sau

STT Tên KCN Vị trí địa lý Diện tích (ha) Tình hình đầu tư 16 Lập Thạch I H. Lập Thạch 150 Phát triển sau năm 2012

17 Tam Dương II H. Tam Dương 750 Phát triển sau

năm 2012

18 Vĩnh Tường H. Vĩnh Tường 200 Phát triển sau

năm 2012

19 Vĩnh Thịnh H. Vĩnh Tường 270 Phát triển sau

năm 2012 20 Thái Hòa, Liễn Sơn,

Liên Hòa H. Lập Thạch 600

Phát triển sau năm 2012

Tổng 6,038

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc

Trong đó có 04 KCN đã đi vào hoạt động: KCN Kim Hoa, KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, KCN Bá Thiện. Các KCN Bình Xuyên II, KCN Bá Thiện II, KCN Phúc Yên đang triển khai xây dựng, hiện đang thực hiện công tác bồi thường, GPMB để triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đồng thời thực hiện xúc tiến đầu tư vào KCN. Các KCN khác, UBND tỉnh và Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc đang thực hiện hoàn thiện các thủ tục thành lập và xúc tiến thu hút chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Như vậy, cho đến nay việc xây dựng và phát triển các KCN Vĩnh Phúc đã hội tụ đủ các DN đầu tư thuộc đủ các thành phần kinh tế, bao gồm: DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện, điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, ô tô, xe máy, chế biến, may mặc...Các KCN Vĩnh Phúc đã có bước tiến vượt bậc, thu hút nhiều DN trong nước và nước ngoài đầu tư, trong đó có

nhiều hãng lớn đầu tư như: Honda, Toyota (Nhật), Piaggio (Italia), Foxcon, Compal, Fullpower (Đài Loan), G.O. Max, Kumho, Lotte (Hàn Quốc), YCH (Singapore)...tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

2.2.2.Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2.1. Thực trạng quy hoạch và phát triển KCN

Giai đoạn từ 2005-2010 là giai đoạn phát triển vượt bậc của tỉnh Vĩnh Phúc trong việc quy hoạch và phát triển KCN. Chỉ trong vòng 5 năm tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư là 17 KCN với diện tích là (5.455 ha) với tổng số vốn đã đầu tư vào hạ tầng các KCN khoảng 877 tỷ đồng và 13,5 triệu USD.

Năm 2011, Ban quản lý các KCN đã phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu, điều chỉnh giảm quy mô KCN Khai Quang từ 248,5 ha xuống còn 197 ha, báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để phù hợp với quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn 2050; đôn đốc Chủ đầu tư hạ tầng KCN Bình Xuyên II điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN có liên quan đến đường Nguyễn Tất Thành kéo dài; đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng KCN Tam Dương I – Khu 2 và Khu 3 hoàn thiện quy hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt.

Nhìn lại hơn 10 năm phát triển, có thể nhận thấy quy hoạch phát triển KCN của tỉnh khá hợp lý, cho phép khai thác được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Cụ thể:

- Các KCN đều được quy hoạch ở vị trí thuận lợi về giao thông, gắn với các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, gần các bến cảng, nhà ga, sân bay, các trung tâm KT - XH của địa phương và các khu vực lân cận. Ví dụ, các KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang đều nằm cạnh quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội – Lào

Cai, cách sân bay quốc tế nội bài 20 km.

- Quy hoạch KCN được gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển KT- XH của địa phương. Các KCN được phân bố hợp lý tại các vùng, các địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển KCN trong tỉnh, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế tại mỗi địa phương trong tỉnh, đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề, các cụm công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh. Do điều kiện địa lý và thổ nhưỡng, các KCN chủ yếu được quy hoạch tại các huyện phía Bắc tỉnh là Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và Sông Lô. Các huyện phía Nam tỉnh như Vĩnh Tường có 02 KCN, Yên Lạc không quy hoạch KCN, do đây là vùng đất trồng lúa năng suất cao, và đó cũng là hạn chế trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá các địa phương này.

- Quy hoạch KCN đã gắn với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ đảm bảo cung cấp nhà ở cho công nhân, chuyên gia làm việc trong KCN; cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, vui chơi giải trí cho người lao động. Các KCN hiện có chủ yếu được phân bố ở thành phố Vĩnh Yên (KCN Khai Quang), Thị xã Phúc Yên (Kim Hoa), và huyện Bình Xuyên (KCN Bá Thiện, KCN Bình Xuyên). Khoảng cách giữa các KCN này với các trung tâm đô thị lớn (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) là không lớn, do đó, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội cơ bản, cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cần thiết khác cho phát triển các KCN.

2.2.2.2. Tình hình và kết quả hoạt động của các KCN

Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, tiềm lực kinh tế của tỉnh nhỏ bé, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, có thể nói từ khi tỉnh có chủ trương thành lập KCN, bộ mặt của tỉnh đã có bước thay đổi nhanh chóng. Các KCN phát triển khá thành công, thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tỷ lệ lấp đầy KCN

Các KCN Vĩnh Phúc được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, được đặt ở vị trí thuận lợi về giao thông, được cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ, quy hoạch KCN gắn liền với quy hoạch các khu đô thị, dịch vụ tạo nên một quần thể vững chắc. Cùng với đó việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư của ban quản lý các KCN và các công ty đầu tư phát triển hạ tầng đã đẩy nhanh quá trình lấp đầy diện tích KCN, tính đến hết năm 2011, tỷ lệ lấp đầy theo diện tích đất đã thu hồi, xây dựng hạ tầng: 78,1%. [7]

Bảng 2.4: Tỷ lệ lấp đầy các KCN tính theo năm, từ 2005 – 2011

Năm Tổng diện tích Diện tích có thể cho thuê theo quy hoạch (đơn vị tính ha) Diện tích có thể cho thuê đã xây dựng cơ sở hạ tầng (đơn vị tính ha) Diện tích đất đã cho thuê (đơn vị tính ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 2005 583 390 260 130 50 2006 854 391,2 279 167,4 60 2007 1040,2 668 334 214 64 2008 1395,1 919,8 598,92 464,63 77,.6 2009 1695,5 1129,6 598,92 454,34 75,9 2010 1695,5 1129,6 579,22 432,1 74,6 2011 1695,5 1166,9 551,7 430,9 78,1

Nguồn: Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc

KCN Kim Hoa - giai đoạn I, có diện tích tự nhiên 50 ha, diện tích đất công nghiệp 50 ha. Công ty Honda đã thuê lại toàn bộ diện tích đất KCN Kim Hoa – Giai đoạn I (lấp đầy 100%) để thực hiện dự án sản xuất ô tô, xe máy. Tổng vốn đăng ký 374,31 triệu USD, vốn thực hiện lũy kế 330,7 triệu USD.

Hiện nay, Công ty Honda giải quyết 8.629 lao động, năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp là 26.376 tỷ đồng, doanh thu đạt 2.424,7 triệu USD, Nộp ngân sách năm 2011 là 4.500 tỷ đồng (bao gồm cả thu nội địa và thuế xuất nhập khẩu)

KCN Khai Quang, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giảm quy mô tại văn bản số 949/TTg-KTN ngày 15/6/2011, diện tích tự nhiên hiện nay là 197 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 135,78 ha. Diện tích đất đã cho thuê là 124 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 91,32%. Trong KCN hiện có 62 dự án đăng ký đầu tư, gồm 49 dự án FDI, vốn đăng ký 381,19 triệu USD, vốn thực hiện 311,59 triệu USD (đạt 81,7%), 13 dự án DDI, vốn đăng ký 544,99 tỷ đồng, vốn thực hiện 487 tỷ đồng (đạt 89,36%). Đã có 56 dự án hoạt động (45 dự án FDI, 11 dự án DDI), giải quyết 22.722 lao động, nộp ngân sách năm 2011 là 750,5 tỷ đồng.

KCN Bình xuyên, diện tích đất tự nhiên 277 ha, diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch 186 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 139 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 101,4 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy KCN: 54,52 %; nếu tính trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất là 139 ha thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,9%. KCN Bình Xuyên hiện có 39 dự án đầu tư, gồm 22 dự án đầu tư FDI, vốn đăng ký 191,2 triệu USD, vốn thực hiện 133,5 triệu USD (đạt 69,8%), 17 dự án DDI, vốn đăng ký 1.557,49 tỷ đồng, vốn thực hiện 1.948,43 tỷ đồng (tăng 25,1% so với vốn đăng ký). Đã có 34 dự án hoạt động (18 dự án FDI, 16 dự án DDI), giải quyết 5.660 lao động, nộp ngân sách năm 2011 là 517 tỷ đồng.

KCN Bá Thiện, diện tích đất tự nhiên 327 ha, diện tích đất công nghiệp 207,92 ha; diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 207,92 ha; diện tích đất đã cho thuê và đăng ký thuê 126 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,6%. KCN Bá Thiện có 09 dự án FDI đăng ký đầu tư, vốn đăng ký 576,5 triệu USD, vốn thực hiện

31,9 triệu USD (bằng 5,53%). Đã có 02 dự án hoạt động nhưng chưa đủ đủ công suất, giải quyết 120 lao động. Các dự án FDI đăng ký đầu tư vào KCN Bá Thiện chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế của các quốc gia trong khu vực, do vậy chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà máy; đã có 04 dự án xin rút Giấy phép đầu tư, giải thể doanh nghiệp trước thời hạn.

KCN Bình Xuyên II, diện tích đất tự nhiên là 485,1 ha, diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 281,3 ha, diện tích đã giải phóng mặt bằng, thu hồi để xây dựng KCN là 63,887 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 36 ha nhưng chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Trong KCN Bình Xuyên II có 02 đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn KHKT Hồng Hải đăng ký và đã được cấp Giấy CN đầu tư thực hiện dự án sản xuất điện thoại không dây và linh kiện điện tử; tổng vốn đăng ký 218 triệu USD, diện tích đất xin thuê 24 ha. Theo nhà đầu tư báo cáo, cả hai dự án trên chưa thực hiện do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, do cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trên trường quốc tế và do chưa có mặt bằng xây dựng.

KCN Bá Thiện II, diện tích đất tự nhiên là 308 ha, diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch là 212,4 ha; Diện tích đất đã giải phóng mặt bằng, thu hồi và giao cho chủ đầu tư là 111,7 ha nhưng không liền mảnh, xen kẽ với diện tích chưa đền bù. Hiện chủ đầu tư đang xây dựng hạ tầng trên diện tích khoảng 40 ha, tạo ra được 24 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. KCN này hiện có 01 dự án đăng ký đầu tư, vốn đăng ký 14 triệu USD, diện tích đất thuê 06 ha, mới được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 05/4/2012, dự kiến tháng 3/2013 dự án đi vào hoạt động.

KCN Phúc Yên, diện tích đất tự nhiên dành cho KCN là 135,33 ha, đất công nghiệp là 98,55 ha. KCN này hiện chưa bồi thường, GPMB, chưa xây dựng hạ tầng.[8]

Bảng 2.5: Tỷ lệ lấp đầy tính theo các KCN đang hoạt động, năm 2011

TT

Diện tích có thể cho thuê đã xây dựng cơ sở hạ tầng (ha) Diện tích đất đã cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) KCN Kim Hoa 50 50 100 KCN Khai Quang 135,78 124 91,32 KCN Bình Xuyên 139 101,4 72,9 KCN Bá Thiện 207,92 126 60,6

Nguồn: Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc

Như vậy, có thể thấy mặc dù những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011 nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động đầu tư vào KCN của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được kết quả cao. Tỷ lệ lấp đầy KCN tương đối cao, nếu năm 2005 mới chỉ đạt 50 %, thì đến năm 2008 là năm nền kinh tế bắt đầu gặp nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ lấp đầy vẫn đạt 77,6 %. Đến năm 2010 là 74,6 %, năm 2011 là 78,1 %. Đây là con số khá cao so với các tỉnh bạn có điều kiện tương tự như Vĩnh Phúc. Nếu tính riêng các KCN đã hoạt động ổn định thì tỷ lệ này còn cao hơn (thể hiện ở bảng 2.5).

- Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện

Trong năm 2011, Ban quản lý các KCN đã làm thủ tục cấp và trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 46 dự án, gồm 40 dự án DDI đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 1.702,73 tỷ đồng (trong đó có 1.581,4 tỷ đồng vốn đầu tư cấp mới và 121,33 tỷ đồng của 7 dự án điều chỉnh, tăng vốn),

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 45 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)