Định hướng phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 85 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Định hướng phát triển các KCN ở Vĩnh Phúc

Để đạt được mục tiêu phát triển các khu công nghiệp hướng tới thực hiện được mục tiêu phát triển Vĩnh Phúc thành tỉnh công nghiệp vào những năm 2020, trên cơ sở phân tích những điều kiện hiện tại về đất đai và các tài nguyên khác cũng như các điều kiện hiện tại và dự kiến phát triển tương lai hạ tầng và phát triển đô thị, dự kiến bố trí không gian hệ thống khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

- Trục công nghiệp dọc theo hành lang các tuyến Quốc lộ số 2: Đây là trục công nghiệp dự kiến được phát triển sớm trong giai đoạn đến trước và sau năm 2010. Tuy nhiên, đây là tuyến trục đi qua các đô thị trung tâm của tỉnh như Thị Xã Phúc Yên, Thành phố Vĩnh Yên, nên hạn chế về quy mô đất đai, dễ gây quá tải về hạ tầng kỹ thuật, song thuận lợi về nguồn nhân lực và các dịch vụ hạ tầng xã hội khác. Dự kiến bố trí phát triển các khu công nghiệp với quy mô vừa phải, thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường như cơ khi chế tạo, công nghiệp ô tô, xe máy.

- Trục công nghiệp Bắc – Nam dọc theo hành lang đường 302b:

Đây là tuyến hành lang thuận lợi về điều kiện đất đai cho phát triển các khu công nghiệp. Khu vực này có hạ tầng phát triển và đã và đang được đầu tư theo quy hoạch, đảm bảo sự kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn (gần Thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, gần các đô thị trung tâm tỉnh…).

Trục công nghiệp này hội đủ điều kiện để phát triển sớm trong giai đoạn đến năm 2010 và các năm tiếp theo tới 2015.

Do vị trí gần với các đô thị, các trung tâm du lịch hiện tại và tương lai, các khu công nghiệp ở đây đặc biệt được chú ý thu hút những ngành công nghiệp kỹ nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít nguyên liệu đầu vào, suất đầu tư lớn như công nghiệp điện tử, cơ điện tử...

- Trục công nghiệp theo hướng Bắc – Nam dọc theo Quốc lộ 2C:

Đây là tuyến hành lang Bắc – Nam phía Tây thành phố Vĩnh Yên kết nối Vĩnh Phúc với Tuyên Quang, Sơn Tây, giao cắt với trục quốc lộ số 2 và tuyến đường xuyên Á. Ngoài một số khu công nghiệp dự kiến phát triển gắn với quốc lộ số 2, dự kiến trong triển vọng xa khi tuyến đường xuyên Á và đường quốc lộ 2C đi Tuyên Quang được đầu tư sẽ hình thành một số khu công nghiệp nhằm tạo hạt nhân phát triển các khu vực còn chậm phát triển trên địa bàn tỉnh và khai thác các nguồn lực của các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Hà Nội (Sơn Tây), đảm bảo sự phát triển cân đối của lãnh thổ tỉnh.

Ngoài việc tiếp tục thu hút các ngành công nghiệp như cơ điện tử, thu hút các ngành công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu trong tỉnh và các tỉnh khác thuộc vùng núi phía Bắc và Tây - Bắc và vùng phía Tây - Nam tỉnh.

- Trục công nghiệp gắn với đường cao tốc xuyên Á:

Đây là trục công nghiệp có nhiều điều kiện phát triển trong tương lai xa, gắn với chương trình hợp tác hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh – Lào Cai -Hà Nội – Hải Phòng (tất nhiên quá tình hợp tác phát triển trong tuyến hành lang này sẽ tạo điều kiện chung cho cả các khu vực khác). Việc bố trí phát triển công nghiệp ở đây nhiều thuận lợi, có tính khả thi cao trong triển vọng dài hạn.

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 85 - 87)