Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 133 - 175)

Việc có thể tổ chức sử dụng NKĐS để dạy đọc hiểu văn bản văn học theo thể loại trong trường phổ thông hay không, nhiều cơ sở phân tích thực nghiệm đã thể hiện rõ: - NKĐS hình thành và phát triển năng lực giải mã và tạo nghĩa cho HS trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học. HS khám phá vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của văn bản một cách tự giác, chủ động, sáng tạo theo các mẫu bài tập NKĐS phù hợp với từng thể loại. HS tự cảm nhận, suy nghĩ, tìm tòi nhiều khía cạnh khác nhau của văn bản để hiểu sâu hơn văn bản. HS có thể đồng sáng tạo với tác giả trong quá trình tiếp nhận, nghĩa là có thể tự mình tạo ra nghĩa mới cho văn bản. HS đọc hiểu tốt văn bản và tạo lập văn bản tốt hơn, nói cách khác NKĐS hướng dẫn HS đọc và viết tích cực. GV có cơ hội cùng HS tìm hiểu những vẻ đẹp mới lạ của văn bản văn học.

- NKĐS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp trong quá trình tổ chức đọc hiểu văn bản văn học theo thể loại. HS hiểu sâu sắc văn bản khi làm bài tập NKĐS chuẩn bị cho bài học và thảo luận với các HS khác trong nhóm, chia sẻ giữa các nhóm với nhau. HS đồng sáng tạo với tác giả, đối thoại với bản thân, đối thoại tác giả và người đọc khác. HS rèn kĩ năng nói lưu loát, diễn ý mạch lạc, tự tin trong giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm sống. HS kết hợp viết NKĐS và phản hồi ý kiến để tăng cường sự hợp tác, khả năng phân tích, bàn luận vấn đề, học cách lắng nghe và thấu hiểu. HS có cơ hội mài sắc tư duy, sáng tạo cách cảm và cách nghĩ mới trong quá trình tiếp nhận văn học. GV có cơ hội trải nghiệm cùng HS.

- NKĐS hình thành và phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tổ chức đọc hiểu văn bản văn học theo thể loại. HS liên hệ văn bản với bản thân, văn bản với cuộc sống, bản thân với cuộc sống. HS liên hệ các giá trị trong văn bản, so sánh các văn bản với nhau để hiểu biết sâu, rộng về văn bản. HS hứng thú, tự do, sáng tạo

trong cách nghĩ, cảm nhận qua hình dung các vẻ đẹp khác nhau của văn bản trong tâm trí mình. HS được bồi đắp khả năng cảm thụ thẩm mĩ và tiếp nhận văn bản. HS phát huy năng khiếu hội họa. GV có thể chia sẻ, cùng HS thưởng thức thành quả của trí tưởng tượng.

Việc tổ chức NKĐS để dạy đọc hiểu ở trường phổ thông hoàn toàn phù hợp với mục tiêu dạy học hiện nay. GV dạy học theo nghiên cứu bài học, tăng cường tổ chức các hoạt động cho HS, hướng đến HS làm trung tâm; hình thành kĩ năng và phát triển năng lực cho HS- nhất là năng lực đọc, viết, nghe, nói.

Việc tổ chức NKĐS để dạy đọc hiểu ở trường phổ thông hoàn toàn phù hợp với mục tiêu thi cử môn Văn từ năm 2015 trở đi. Đề thi có dành riêng một phần đọc hiểu, các câu hỏi cũng theo tinh thần đọc hiểu các văn bản ngoài nhà trường để kiểm tra đúng năng lực đọc hiểu của từng cá nhân HS. Tiêu chí kiểm tra, đánh giá đang mở ra theo hướng chấp nhận cách hiểu khác nhau của HS miễn có tính hợp lý; coi trọng năng lực HS kết hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ; cảm nhận văn học kết hợp bàn luận, liên hệ thực tế cuộc sống.

Việc tổ chức NKĐS để dạy đọc hiểu ở trường phổ thông còn quá mới mẻ nên chưa thể thực hiện đại trà. Trình độ HS không đồng đều, mục tiêu học tập khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình dạy học của GV. Kinh nghiệm và năng lực GV khi dạy học có sử dụng NKĐS cũng còn nhiều hạn chế. Tổ chức dạy học theo cách này cũng cần có sự đồng thuận của tổ chuyên môn nhằm đảm bảo công bằng cho HS về quyền lợi và kết quả học tập. Thời gian cần phân chia hợp lý cho các bài học khác nhau tùy theo mục tiêu chương trình.

3.3.Bài học kinh nghiệm

Tổ chức sử dụng NKĐS để dạy đọc hiểu văn bản văn học cho HS ở trường THPT không phải dễ dàng thực hiện. GV cần tìm hiểu kĩ càng để biết những vấn đề liên quan đến NKĐS. Chẳng hạn như đặc điểm của NKĐS, cách thức sử dụng NKĐS, ưu nhược điểm trong quá trình sử dụng NKĐS, các tài liệu liên quan đến NKĐS,… GV nắm đặc điểm của NKĐS để biết cách sử dụng nó. GV sử dụng nó phù hợp khi muốn hình thành và phát triển năng lực cho HS để đọc hiểu văn bản, đọc sách. GV biết được ưu điểm của nó để tiếp tục phát huy trong các giờ dạy của mình, sáng tạo thêm những

những hình thức mới của nó để phục vụ cho công tác giảng dạy lâu dài, gợi hứng thú cho HS, rèn luyện và phát triển tố chất cho HS. GV biết nhược điểm của nó để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau của mình đồng thời tìm cách khắc phục những hạn chế đó. Nói về ưu điểm của sử dụng NKĐS, chúng tôi thấy rất rõ nhiều lợi ích trong quá trình HS sử dụng nó để đọc văn:

 HS sẽ phải đọc trước văn bản ở nhà và suy nghĩ về nó.

 HS sẽ tập viết ở nhà dưới nhiều hình thức khác nhau (viết tay, đánh máy; viết theo cách mình nghĩ hay có tham khảo tài liệu).

 HS có thể đọcthêm tài liệu để có hiểu biết sâu rộng về vấn đề mình cần chuẩn bị.

 HS được yêu cầu phải đọc và viết song hành để hình thành kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản.

 HS phải chuẩn bị bài một cách độc lập, sáng tạo để rèn thói quen làm việc chủ động sau này.

 HS có thể tham khảo tài liệu khi làm một số bài tập NKĐS như giải thích, th pháp và nghệ thuật đặc sắc, điểm sách/ phê bình, phần đặc sắc, từ hay, hồ sơ nhân vật, bố cục, tình huống/ xung đột/hành động kịch,… nhưng không thể chép tài liệu

tham khảo các bài tập như quan điểm, bản thân và văn bản, hình ảnh. HS phải tự làm các bài tập đó.Nếu HS làm các bài tập trong quá trình giải mã và tạo nghĩa mà có tham khảo tài liệu thì GV cũng dễ nhân biết ở giọng văn, cách diễn đạt. GV nên chấp nhận một số trường hợp này trong giai đoạn đầu mới làm quen với NKĐS. Dần dần qua phản hồi ý kiến, GV sẽ khuyến khích cách viết và cách nghĩ riêng của HS. Sở dĩ phải làm vậy là để ngăn chặn biểu hiện chán nản, chống đối của HS. Bởi vì HS mới quen cách học này nên cảm thấy áp lực, cảm thấy mất thời gian khi phải suy nghĩ, đọc và tìm kiếm thông tin. Cũng có trường hợp HS tham khảo bài của bạn và chép y nguyên, GV có thể kiểm tra thông qua báo cáo làm việc nhóm, qua bài gửi hộp thư điện tử, qua phản hồi trên “group facebook”. Vậy HS có chép bài tập hình ảnh không? Dĩ nhiên GV vẫn chấp nhận hình thức này, nếu có, bởi vì đó cũng là dạng NKĐS phát huy liên tưởng của HS không có khiếu vẽ. GV sẽ khuyến khích và đánh giá cao những sáng tạo mang màu sắc cá nhân độc đáo của HS.

đông, nói theo chủ đề. Có thể khẳng định rằng, cách học này giúp HS tự tin, tự giác, tự động khi phát biểu.

 HS được phản hồi thông tin, được nghe nhận xét, đánh giá, phân tích, phẩm bình văn chương dưới cách nhìn, cách nghĩ của chính bản thân và bạn bè cùng trang lứa. Trong môi trường mà HS nói được cái riêng, nói thật, nói vấp váp mà vẫn được động viên nói, vẫn được nhiều người khao khát lắng nghe, trân trọng thì có lẽ việc chuẩn bị NKĐS đã thực hiện được chức năng nâng đỡ HS trong quá trình tập nói, dẫu hơi muộn màng đối với HS THPT.

 HS được học cách thảo luận nhóm, làm việc nhóm. HS làm việc nhóm tích cực, chủ động và tìm kiếm nhiều thông tin khi biết sử dụng công nghệ thông tin. Qua việc GV khuyến khích làm việc theo nhóm trên “group facebook” và gửi thư điện tử, GV phát hiện ra một số em không biết đánh máy vi tính, không biết gửi thư điện tử. Đây là những kĩ năng hết sức cần thiết cho một người đi xin việc sau này. Cho nên, việc gửi bài tập NKĐS cho GV và nhóm cũng là cách giúp HS có cơ hội tự học và học lẫn nhau cách sử dụng công nghệ thông tin.

 HS quen với cách học thụ động nên ban đầu sẽ cảm thấy rất khó khăn với cách học NKĐS. Khi đã quen, HS sẽ chủ động học tập hơn.

 HS phải có một cuốn NKĐS hoàn chỉnh đầy đủ 10 bài tập NKĐS về một văn bản thơ, truyện,… hoặc một cuốn sách yêu thích. Mục đích để HS có dịp thưởng thức thành quả sau một giai đoạn học tập, một học kì hay năm học. HS có kỉ niệm về quá trình mình đã trải qua,có cảm giác vất vả hay thú vị để tạo ra nhật kí đọc cho riêng mình. HS không chỉ đọc một lần mà có thể lưu giữ để đọc lại hoặc chia sẻ với người khác. NKĐS vì thế sẽ được nhân rộng.

 HS sẽ được chấm điểm NKĐS một cách khách quan, công bằng và đúng tiêu chí kiểm tra, đánh giá. HS được đánh giá lẫn nhau để có thêm cơ hội đọc NKĐS của bạn khác và phản hồi bằng viết.

 HS được học tập và rèn luyện kỹ năng sống qua các phần liên hệ bản thân.

Sử dụng NKĐS và hướng dẫn HS sử dụng nó một cách có ích cũng là cách GV đổi mới phương pháp dạy văn theo tinh thần đọc hiểu và phát triển năng lực HS. Trong quá trình đó, GV cũng tự bồi dưỡng năng lực cho mình qua nhiều hoạt động:

 GV sẽ được học tập trực tiếp khi HS có những phát biểu hay, những suy nghĩ và phản hồi sắc sảo trong quá trình thảo luận NKĐS trên lớp. Các NKĐS được đánh giá tốt sẽ được chia sẻ với nhóm đồng nghiệp và cả tổ để rút kinh nghiệm.

 GV cùng HS luyện kĩ năng giao tiếp. Ngoài một số minh họa cho hoạt động thảo luận và làm việc nhóm đã trình bày ở trên, chúng tôi cũng lưu ý một số vấn đề: Đối với nhóm các em đều quá thụ động, không tự phân chia công việc thì GV phải làm công tác trưởng nhóm đó. GV cùng làm việc và hướng dẫn các em làm việc. Khi các em đã quen việc, GV sẽ nhập nhóm khác để lần lượt làm việc cùng tất cả các HS, hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS và cũng có cơ hội kiểm nghiệm cách thức tổ chức bài học của mình có hợp lý không. GV có thể rút kinh nghiệm cho việc chia nhóm và phản hồi ý kiến trong quá trình chuẩn bị bài, đây là kinh nghiệm hữu ích vì đa số GV thường quan sát HS làm việc nhóm trên lớp. Đối với nhóm HS khá, giỏi, khi tham gia nhóm đó, GV sẽ trong vai trò thành viên nhóm. GV sẽ được nhóm trưởng phân công hoặc chọn bài tập để làm. GV cũng phải nộp bài tập cho nhóm và tham gia phản hồi ý kiến trong vai trò của HS. Việc này thật khó và mất thời gian nhưng nó sẽ giúp HS cảm thấy thú vị còn GV thì học được cách tư duy sắc sảo và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong quá trình làm việc với các em.

 GV đọc nhiều và sưu tầm những mẫu đọc sách mới phù hợp với HS để làm cho quá trình sử dụng NKĐS thêm mới mẻ.

 Để biết sâu sắc và cập nhật kịp thời các kiến thức và kỹ năng sử dụng NKĐS, GVthường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, tạp chí khoa học giảng dạy, các trang thông tin điện tử. Vì NKĐS là cách học hiện đại ở nước ngoài nên GV có dịp trau dồi vốn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích một cách nhanh chóng. GV có thể tìm kiếm nhiều thông tin về quan điểm và cách thức dạy học theo kiểu NKĐS của các tác giả viết về nó như Taffy, Hiebert hoặc các vấn đề về câu lạc bộ sách (“book club”), hồ sơ học tập (“portfolios”), dạy đọc (“teaching reading”); đọc, viết (“reading comprehension”, “write to read”),…

 Để GV khác và nhiều GV có thể tổ chức sử sụng NKĐS trong quá trình dạy đọc hiểu thì GV phải tổ chức các chuyên để để hướng cụ thể từng bước: từ mục tiêu dạy học, vấn đề đọc hiểu, thể loại văn bản, NKĐS, tài liệu mẫu, hướng dẫn mẫu, dạy

mẫu, rút kinh nghiệm sau khi dạy, chia sẻ kinh nghiệm, làm việc theo nhóm GV để nghiên cứu dự án bài học về NKĐS,…đến việc tham gia nhân rộng nó qua các buổi báo cáo, bài viết nghiên cứu, thao giảng, hội thảo,…Qua đó, GV có cơ hội chia sẻ và rút kinh nghiệm cho việc dạy học của mình.

GV khi dạy đọc hiểu bằng NKĐS ở trường phổ thông cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn (chúng tôi chỉ giới hạn ở thời điểm nghiên cứ đề tài này):

 SGK rất nhiều văn bản nhưng một số văn bản trích gây cảm giác đột ngột, khó hiểu cho HS. Đặc biệt, khi làm bài tập trình tự sự kiện, bố cục, hồ sơ nhân vật, HS khó có cái nhìn toàn diện. HS muốn có cái nhìn bao quát và sâu sắc về vấn đề thì phải đọc nhiều hơn. Điều này không thuận lợi với đa số HS. GV có thể gợi ý bằng hệ thống sơ đồ tư duy để HS dễ hình dung. Cách này phù hợp để đọc hồ sơ nhân vật và trình tự sự kiện ở các văn bản có dung lượng lớn.

 Nhiều văn bản trong chương trình học không thu hút được sự chú ý của HS, nhất là các văn bản văn học trung đại. Một số bài đọc thêm bố trí ngay thời gian HS kiểm tra, thi nên khó tổ chức chuẩn bị NKĐS kịp thời. GV sẽ dự kiến trước kế hoạch để tranh thủ thời gian cho HS thực hiện vào các tuần sau thi, luyện tập, trước khi nghỉ hè, trong hè. GV cho HS tự chọn các sách và văn bản yêu thích để viết nhật ký. GV tổ chức các hoạt động ngoại khóa để HS có dịp giao lưu, trao đổi NKĐS.

 HS thụ động, quen với cách học thuộc nên tiến độ chuẩn bị bài cũng có khi chậm lại, suy nghĩ của HS chưa thật sự độc lập và bài tập chưa sáng tạo đôi khi gây nhàm chán, sáo mòn. GV phải kiên nhẫn hướng dẫn và theo dõi sát sao các trường hợp này để kịp thời giúp đỡ các em.

 Số lượng văn bản phân bố trong chương trình khá nhiều nhưng rất sát nhau khiến GV phải cố gắng đảm bảo kế hoạch giảng dạy, không thể yêu cầu HS học tập một cách đầy đủ và tốt nhất theo NKĐS. GV khắc phục bằng cách hướng dẫn HS tìm hiểu sâu và kĩ những văn bản quan trọng trong các bài có cùng thể loại, những văn bản gần gũi với đời sống và tâm lí HS.

 Thời gian chuẩn bị NKĐS ở nhà cũng chiếm mất một phần thời gian HS làm việc riêng nên cũng gây trở ngại trong tâm lí các em. Nhiều HS không sắp xếp được thời gian chuẩn bị nên đã chép bài bạn hoặc chép bài trên mạng. GV khắc phục bằng

cách cho các em làm luân phiên từng bài tập cho đến khi đủ 10 bài thì sẽ tăng lên mỗi HS làm 2 bài. Tùy thực tế, GV có thể nghĩ thêm các phương án khác.

 HS chưa ý thức việc học văn là hình thành và phát triển năng lực đọc văn, dù GV đã nêu mục tiêu vào đầu năm và có nhiều động viên khuyến khích, HS vẫn lo lắng và thắc mắc cách học này không thể làm bài kiểm tra được vì không chép bài trên lớp, GV cũng không giảng bài. Thật sự kết quả kiểm tra và cuối năm học chứng tỏ HS đều có thể làm bài được vì HS đã tập viết trước khi và sau khi học. Để phù hợp với thực tế hiện nay và nhu cầu của HS, sau khi hoàn thành đọc hiểu bài học trên lớp, GV có thể phát kèm tài liệu để định hướng cách học cho HS có năng lựctrung bình trở xuống. Đối với HS khá, giỏi, GV gửi các địa chỉ trang thông tin điện tử và

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 133 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)