Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 86 - 133)

Từ các dữ liệu thu thập được trong quá trình thực nghiệm như các NKĐS của HS, cuốn NKĐS của nhóm HS, thiết kế mẫu của nhóm HS, biên bản nhóm HS, biên bản dự giờ của GV, băng video,… chúng tôi chúng tôi sẽ phân tích các dữ liệu thu thập được để lần lượt làm sáng tỏ từng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

3.1.1.Phân tích các số liệu tổng hợp

3.1.1.1.Giai đoạn 1: Tuần 1 đến tuần 8 năm học 2013- 2014

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện “Nhật ký đọc văn bản thơ, kí, văn nghị luận” của học sinh lớp 11A20 (giai đoạn 1)

STT

Tên văn bản Mẫu NKĐS

Tổng số NKĐS từng bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Vào phủ chúa Trịnh 8 12 7 3 5 1 8 10 11 6 71 2 Tự tình II 9 8 10 1 0 5 7 13 10 3 64

3 Câu cá mùa thu 15 10 11 2 0 3 8 10 8 5 72

4 Thương vợ 12 7 9 4 2 4 6 9 5 2 60

5 ĐT: Vịnh khoa thi hương 1 2 1 0 0 0 1 3 2 0 10

6 ĐT: Khóc Dương Khuê 2 3 2 0 3 1 3 4 5 1 24

7 Bài ca ngất ngưởng 5 1 1 2 0 8 2 2 20 0 41

8 Bài ca ngắn đi trên bãi cát 8 1 1 5 0 5 1 3 3 5 32

9 ĐT: Lẽ ghét thương 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

10 ĐT: Chạy giặc 1 2 4 0 0 2 1 4 0 0 14

11 ĐT: Hương Sơn phong cảnh ca

1 2 1 0 0 0 1 2 2 0 9

12 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 1 1 2 1 0 3 2 3 1 1 15

13 Chiếu cầu hiền 0 1 1 0 2 1 1 2 0 3 1 12

Trong giai đoạn 1 này, chúng tôi nhận được tổng cộng 289 bài tập NKĐS của 40 HS lớp 11A20. Vì là giai đoạn đầu tiên của cả quá trình thực nghiệm và HS cũng mới tập làm quen với cách học này nên GV động viên, khuyến khích các em chuẩn bị bài tập NKĐS một cách tự nguyện. Các em được tự chọn bài tập NKĐS mà mình yêu thích và có khả năng thực hiện. Các em làm việc theo sự phân công của nhóm (4-5 HS). Sự phân công này đảm bảo có ít nhất 4-5 bài tập NKĐS (tương đượng với số HS của nhóm) cho một bài học. HS có thể chọn nhiều bài tập để chuẩn bị.

HS tham gia chuẩn bị bài tập NKĐS tương đối đầy đủ. Trong số 289 bài tập NKĐS chuẩn bị ở nhà có 82 bài tập NKĐS đạt yêu cầu, 207 bài tập còn nhiều thiếu sót. Trong số 82 bài tập đạt yêu cầu chuẩn bị thì có 40 bài tập được chia sẻ tốt ở trên lớp, nhận được nhiều phản hồi từ các HS khác. Trong số 207 bài tập còn có thiếu sót thì có 45 bài tập nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ để hoàn thiện cách chuẩn bị và hiểu văn bản. Các bài tập đạt yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chuẩn bị NKĐS ở nhà và tiêu chí đánh giá HS có tham gia sử dụng bài tập NKĐS để chia sẻ và thảo luận trên lớp. Tiêu chí đánh giá cho các bài đạt yêu cầu phải từ loại C trở lên. Các bài tập D và D- được đánh giá chưa đạt. Các bài tập chuẩn bị đạt tiêu chí A, A+ nhưng nếu không tham gia thảo luận và chia sẻ thì sẽ xếp hạ xuống một bậc trong thang mức độ và xếp loại. Các bài tập chuẩn bị ở nhà có thiếu sót, chưa đạt nhưng HS tham gia tích cực, chủ động để giải mã, tạo nghĩa cho văn bản; nhận xét; phản hồi ý kiến tốt thì có thể được xếp tăng mức độ và xếp loại từ 1 đến 2 bậc.

Thể loại văn bản mà HS được học trong giai đoạn này chủ yếu là văn học trung đại (kí, thơ, nghị luận). Các văn bản thuộc thể loại thơ (Đường luật), kí học chính thức trong chương trình được HS chọn và chuẩn bị nhiều bài tập NKĐS là Vào phủ chúa

Trịnh (71 bài), Câu cá mùa thu (72 bài), Tự tình (64 bài), Thương vợ (60 bài). Các văn

bản thơ thuộc thể hành, hát nói, văn tế (Bài ca ngất ngưởng, Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) và văn nghị luận (Chiếu cầu hiền) thì có số bài tập

NKĐS ít hơn. Các văn bản đọc thêm, trong đó có văn bản thơ “Khóc Dương Khuê”, có số bài tập chuẩn bị nhiều hợn các văn bản đọc thêm còn lại. Đặc biệt, văn bản thơ “Lẽ

ghét thương” và văn bản nghị luận “Xin lập khoa luật” thì không có HS nào chuẩn bị bài tập.

Các bài tập sau được HS chọn và chuẩn bị nhiều nhất là bài tập giải thích (66 bài), bản thânvà văn bản (64 bài). Kế đến là bài tập phần đặc sắc (44 bài) và điểm sách/ phê bình (40 bài). Các bài tập hình ảnh (38), thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc (32), từ hay (28) có sự chọn lựa ít hơn các bài trên. Cuối cùng là các bài tập còn lại. Do các văn bản thể loại kí và văn nghị luận chiếm số lượng rất ít nên các bài

tập trình tự sự kiện, bố cục, … cũng có ít bài tập chuẩn bị.

Hầu hết HS làm đúng mẫu NKĐS mình chọn nhưng nội dung thể hiện còn sơ sài, đơn giản. Một số HS được nhóm trưởng báo cáo về việc thiếu tự giác trong quá trình chuẩn bị, nhờ bạn trong nhóm làm giùm. Một số HS chép các bài viết trên mạng. Việc thảo luận trên lớp gặp nhiều khó khăn vì HS không chịu chia sẻ nhật ký đã chuẩn bị hoặc có HS chia sẻ nhưng không hề có ý kiến phản hồi, đặc biệt là các văn bản thơ khó tiếp cận. Đa số các tiết học diễn ra có phần nặng nề, thiếu sự chủ động giao tiếp của HS.

Nhìn chung, các văn bản thơ ngắn, dễ hiểu có nhiều bài tập NKĐS nhất. Các văn bản thuộc thể loại hành, hát nói, văn tế, chiếu thì HS ít chuẩn bị. Các bài tập NKĐS hình thành và phát triển năng lực tạo nghĩa cho văn bản (giải thích) được HS chú ý

chọn lựa. Các bài tập hình thành và phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng; giao tiếp (bản thânvà văn bản, hình ảnh) cũng được HS quan tâm. Các bài tập hình thành và phát triển năng lực giải mã cho văn bản (thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc, từ hay) cũng có nhiều bài tập chuẩn bị. Điều đó cũng chứng minh, việc GV hướng dẫn

HS sử dụng NKĐS để đọc văn bản văn học nhằm hình thành và phát triển một số loại năng lực đọc hiểu cho HS là có tính khả thi và có nhiều tín hiệu tích cực.

3.1.1.2Giai đoạn 2: Tuần 11 đến tuần 18 năm học 2013- 2014

Bảng 3.2: Kết quả thực hiện “Nhật ký đọc văn bản truyện” của học sinh lớp 11A20 (giai đoạn 2)

Trong giai đoạn 2, chúng tôi nhận được tổng cộng 386 bài tập NKĐS của 40 HS lớp 11A20. Giai đoạn này HS đã quen với cách học này nên GV yêu cầu mỗi HS đều phải chuẩn bị ít nhất là 2 bài tập (HS có thể chọn một mẫu bài tập cũ và một mẫu bài tập mới, khác với mẫu giai đoạn 1) hoặc nếu HS chỉ làm 1 bài tập thì phải là mẫu bài tập mới (khác với mẫu HS đã làm ở giai đoạn 1). Các em cũng tiếp tục làm việc theo sự phân công của nhóm (4-5 HS). Sự phân công này đảm bảo có ít nhất 8-10 bài tập NKĐS cho một bài học. HS có thể chọn nhiều bài tập để chuẩn bị.HS tham gia chuẩn bị bài tập NKĐS nhiều hơn giai đoạn 1. Các mẫu bài tập cũng được chuẩn bị phong phú và nhiều thay đổi trong lựa chọn. Trong số 386 bài tập NKĐS chuẩn bị ở nhà có

STT Tên văn bản Mẫu NKĐS Tổng

số NKĐS từng bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 14 1 Hai đứa trẻ 8 10 10 6 14 4 10 10 10 10 88 2 Chữ người tử tù 12 12 11 8 15 2 8 11 15 2 81 3 Hạnh phúc của một tang gia 5 7 5 5 10 0 5 6 11 7 56 4 Chí Phèo 14 13 12 9 11 2 8 15 13 5 102

5 Vĩnh biệt Cửu trùng đài 2 3 2 2 3 0 1 3 3 0 6 24

6 Tình yêu và thù hận (trích) 2 3 2 0 3 1 3 4 5 1 24

7 ĐT: Cha con nghĩa nặng 1 1 1 1 1 0 1 2 2 2 11

8 ĐT: Vi hành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

9 ĐT: Tinh thần thể dục 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

225 bài tập NKĐS đạt yêu cầu. Các bài tập đạt yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chuẩn bị NKĐS .

Thể loại văn bản mà HS được học trong giai đoạn này là văn học hiện đại (truyện, kịch). Mặc dù đã chuẩn bị NKĐS ở giai đoạn 2 nhưng đây là lần đầu các em làm quen với việc chuẩn bị và sử dụng NKĐS cho thể loại văn bản truyện, kịch. Các văn bản thuộc thể loại truyện học chính thức trong chương trình được HS chọn và chuẩn bị nhiều bài tập NKĐS là Chí Phèo (102 bài), Hai đứa trẻ (88 bài), Chữ người tử tù (81 bài), Hạnh phúc của một tang gia (56 bài). Các văn bản thơ thuộc thể kịch như Vĩnh biệt cử trùng đài (24 bài), Tình yêu và thù hận (24 bài) thì có số bài tập NKĐS ít hơn. Các văn bản đọc thêm, trong đó có văn bản “Cha con nghĩa nặng”, có số bài tập chuẩn bị nhiều hợn các văn bản đọc thêm còn lại (11 bài). Đặc biệt, văn bản đọc thêm “Vi hành”, “Tinh thần thể dục” thì không có HS nào chuẩn bị bài tập.

Các bài tập sau được HS chọn và chuẩn bị nhiều nhất là bài tập giải thích

(50bài), từ hay (49 bài), hình ảnh (44 bài). Kế đến là bài tập hồ sơ nhân vật (65 bài),

phần đặc sắc (65 bài), thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc (43 bài). Các bài tập

bản thân và văn bản (31 bài), điểm sách/ phê bình (43 bài), trình tự sự kiện (31 bài) có

sự chọn lựa ít hơn các bài trên. Cuối cùng là các bài tập còn lại. Do các văn bản thể loại kịch chiếm số lượng ít nên các bài tình huống/ xung đột/ hành động kịch cũng có ít bài tập chuẩn bị.

Đa số HS làm đúng mẫu NKĐS mình chọn. Hình thức nhật ký đẹp và nội dung thể hiện sâu sắc. Một số HS được nhóm trưởng báo cáo về việc thiếu tự giác trong quá trình chuẩn bị, nhờ bạn trong nhóm làm giùm trong giai đoạn 1 đã khắc phục trong giai đoạn này. Vẫn còn một số HS chép các bài viết trên mạng. Việc thảo luận trên lớp có nhiều tiến bộ vì HS đã quen với việc chia sẻ nhật ký đã chuẩn bị và phản hồi ý kiến. Các tiết học diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện. HS đã tự tin trình bày ý kiến cá nhân.

Nhìn chung, các văn bản truyện trong chương trình Ngữ Văn 11 đều dễ hiểu, phù hợp tâm lý và trình độ tiếp cận của HS nên bài tập NKĐS có tăng về số lượng. Tuy nhiên chất lượng giữa các bài tập NKĐS chưa thật đồng đều. Các văn bản thuộc thể loại kịch thì HS ít chuẩn bị. Các bài tập NKĐS hình thành và phát triển năng lực tạo

nghĩa cho văn bản (giải thích) vẫn được HS chú ý chọn lựa nhiều nhất. Các bài tập giải mã cho văn bản (từ hay, thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc) cũng được HS quan tâm. Đặc biệt, bài tập hình thành và phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng (hình ảnh) tăng rất nhiều so với giai đoạn 1. Các bài tập còn lại đều có HS chuẩn bị. Điều đó chứng tỏ HS dần quen với chuẩn bị NKĐS và lựa chọn các mẫu đa dạng. Việc học tập theo cách này có đáp ứng tiêu chí hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu hay không, chúng ta tiếp tục phân tích một số ngữ liệu trong giai đoạn kiểm tra, đánh giá năng lực sẽ rõ.

3.1.1.3.Giai đoạn 3: Tuần 20 đến tuần 26 năm học 2013- 2014

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện “Nhật ký đọc văn bản thơ” của học sinh lớp 11A20 (giai đoạn 3)

ST T

Tên văn bản Mẫu NKĐS Tổng

số NKĐS

từng bài

1 2 3 5 6 7 8 9 10 11

1 Xuất dương lưu biệt 6 30 27 10 2 25 20 30 30 29 209

2 Hầu trời 2 5 5 6 2 10 8 38 2 1 81 3 Vội vàng 7 30 32 5 1 12 32 30 32 30 211 4 Tràng giang 8 22 20 4 3 20 37 35 29 15 169 5 Đây thôn Vĩ Dạ 6 29 25 20 2 19 30 10 23 29 213 6 Chiều tối 13 40 40 5 1 22 29 40 39 1 230 7 Từ ấy 8 38 37 34 1 25 32 40 40 28 283 8 ĐT: Tương tư 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 11 9 ĐT: Chiều xuân 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 21 10 ĐT: Lai Tân 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 11 ĐT: Nhớ đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 12 Tôi yêu em 9 40 23 38 5 19 38 40 40 17 269 13 ĐT: Bài thơ số 28 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 11

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện “Nhật ký đọc văn bản truyện” của học sinh lớp 11A20 (giai đoạn 3)

Trong giai đoạn 3, chúng tôi nhận được tổng cộng bài tập NKĐS của 40 HS lớp 11A20. Đây là giai đoạn thứ hai HS cả lớp cùng chuẩn bị bài tập NKĐS thể loại thơ, truyện. Các em làm việc theo sự phân công của nhóm (4-5 HS) và GV có thể cho HS chọn nhóm mới. Sự phân công này đảm bảo có ít nhất 8-10 bài tập NKĐS cho một bài học. GV khuyến khích HS chuẩn bị 1 NKĐS hoàn chỉnh gồm 8- 10 bài tập NKĐS

HS tham gia chuẩn bị bài tập NKĐS ở các văn bản học chính thức, đầy đủ. Thể loại văn bản mà HS được học trong giai đoạn này chủ yếu là thơ, truyện hiện đại. Các văn bản thuộc thể loại thơ học chính thức trong chương trình được HS chọn và chuẩn bị nhiều bài tập NKĐS là Từ ấy (283 bài), Tôi yêu em (269 bài),Chiều tối (230 bài).

Đây thôn Vĩ Dạ (213bài), Xuất dương lưu biệt (209 bài), Tràng giang (169 bài), Vội

vàng (211bài). Kế đến là bài Hầu trời (81 bài). Và các bài còn lại. Các văn bản thơ đọc thêm ít có HS chuẩn bị. Đặc biệt, văn bản thơ “Lai Tân” và “Nhớ đồng” thì không có

HS nào chuẩn bị bài tập. Văn bản thuộc thể loại truyện “Người trong bao” có nhiều bài tập chuẩn bị (253 bài).

STT Tên văn bản Mẫu NKĐS Tổng

số NKĐS từng bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Người cầm quyền khôi phục uy quyền 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10

2 Người trong bao 8 25 30 20 25 30 20 30 30 35 253

Tổng NKĐS của giai đoạn 4b 9 26 31 21 26 31 31 31 31 36 263 Tổng NKĐS của cả giai đoạn 4 63 264 242 152 47 187 261 298 270 275 153 1961

Các bài tập sau được chọn lựa trong hầu hết các văn bản là giải thích, bản thân và văn bản, từ hay; sau đó là các thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc. Các bài tập sau được

HS chọn và chuẩn bị nhiều nhất là bài tập phần đặc sắc (298bài), giải thích (270 bài),

điểm sách/ phê bình (261 bài),thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc (242), từ hay

(264 bài), bản thânvà văn bản (275 bài). Kế đến là bài tập và hồ sơ nhân vật/ nhân vật

trữ tình (153 bài).Các bài tập hình ảnh (63), có sự chọn lựa ít hơn các bài trên như so với các giai đoạn trước thì bài tập này có số lượng lựa chọn ngày càng tăng. Do các văn bản thể loại truyện chiếm số lượng rất ít nên các bài tập trình tự sự kiện, quan

điểm, … cũng có ít bài tập chuẩn bị.

Đến giai đoạn này, đa số HS làm đúng mẫu NKĐS mình chọn một cách tự giác trong quá trình chuẩn bị. Việc chép các bài viết trên mạng, sách tham khảo ít thấy xuất hiện trong các bài tập. Việc thảo luận trên lớp gặp nhiều thuận lợi và có nhiều ý kiến phản hồi, đặc biệt là các văn bản thơ hiện đại. Đa số các tiết học diễn ra sinh động.

Nhìn chung, các văn bản thơ hiện đại có nhiều bài tập NKĐS nhất. HS ít chuẩn bị các văn bản đọc thêm vì thời điểm này HS tập trung ôn thi giữa học kì 2 nên không có nhiều thời gian chuẩn bị. Bài tập NKĐS hình thành và phát triển năng lực tạo nghĩa cho văn bản (giải thích) tiếp tục được đa số HS chọn lựa chuẩn bị trong hầu hết các văn bản. Các bài tập hình thành và phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng; giao tiếp (bản thânvà văn bản, hình ảnh) ngày cũng càng tăng về số lượng và chất lượng. Các bài tập hình thành và phát triển năng lực giải mã cho văn bản (thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đặc sắc, từ hay) cũng là lựa chọn ưu tiên và thường xuyên của HS. Qua đó cũng chứng minh, việc GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS để đọc văn bản văn học nhằm hình thành và phát triển một số loại năng lực đọc hiểu cho HS đã đến giai đoạn HS tự đọc văn bản theo thể loại mà không cần GV phải hướng dẫn nhiều như trong giai đoạn đầu. Các phần chuẩn bị ở nhà ngày càng thể hiện sự chắm chút, đầu tư công phu của các em. Hoạt động chia sẻ bài tập trên lớp của HS đã trở nên tự nhiên, tự

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 86 - 133)