Đọchiểu văn bản văn học

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 34 - 35)

1.2.1.Thế nào là đọc hiểu văn bản?

Đọc hiểu văn bản văn học là quá trình dùng cơ quan thị giác để tìm hiểu ý nghĩa của lớp vỏ ngôn từ trong một văn bản, sau đó vận dụng trí tuệ, suy nghĩ để hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa, nội dung tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua lớp ngôn từ hình tượng, các lớp nội dung của văn bản. Hay nói cách khác, đọchiểu văn bản là hoạt động giải mã, kiến tạo nghĩa cho văn bản để tìm ra ý nghĩa đích thực của tác phẩm và bức thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc. Từ đó cho thấy đọc hiểu văn bản là một quá trình từ cảm đến hiểu, từ hiểu bề ngoài đến hiểu được ý tứ sâu xa của tác phẩm.

Đọc hiểu văn bản văn học có thể biểu hiện ở một quá trình ngược lại, đó là từ hiểu khái quát, đúng đắn, sâu sắc về văn bản tác phẩm, người đọc có thể tiến hành phân tích, giải thích, bình luận, giúp người khác có thể đọc hiểu văn bản ấy. Giải thích, bình luận được văn bản là biểu hiện quan trọng của sự hiểu văn.

Đọc hiểu văn bản văn học là cuộc đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn của văn bản, để rồi từ đó, đọc hiểu một “văn bản lớn hơn” là thế giới và cuộc đời. Nói cách khác, đó là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua văn bản văn học. Như vậy, đọc hiểu văn bản văn học có một nội dung rất phong phú, không chỉ là hiểu chữ nghĩa, hình ảnh, hình tượng nghệ thuật mà còn đạt đến hiểu đời, hiểu người và phát triển nhân cách. Vì thế, đọc hiểu văn

bản phản ánh những tình cảm, những ý chí, những ước vọng, những động lực của tâm hồn, và cùng với tiếng lòng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm, nó là tiếng đồng vọng của con người trước thời đại và lịch sử.

Đọc hiểu văn bản mang tính khách quan vì người đọc phải nhận biết, hiểu được từ ngữ, câu đoạn, các phương tiện tu từ, các mối liên kết văn bản vì đó là nền tảng để hiểu văn bản; phải phát hiện hệ thống kí hiệu thẩm mĩ chung, truyền thống và đặc thù do nhà văn sáng tạo ra trong văn bản để làm cơ sở hiểu ý tứ của văn bản; phải tìm hiểu ngữ cảnh (văn cảnh và tình huống phát ngôn) của văn bản. Đọc hiểu mang đậm tính chủ quan vì văn bản thường có khoảng trống về ý nghĩa hoặc ý nghĩa không xác định buộc người đọc phải suy đoán, kiến tạo ý nghĩa.

Việc đọc hiểu văn bản văn học bao giờ cũng giúp người đọc khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm và làm chủ kiến thức, đặc biệt là tích lũy kinh nghiệm (điều chỉnh tốc độ đọc, đọc đúng nhịp điệu, vừa đọc vừa tự giác tham gia quá trình đồng nhất giữa chủ thể với đối tượng, hóa thân vào tình huống, nhập vai nhân vật, hiện thức hóa chức năng biểu cảm của ngôn ngữ bên trong, tái tạo biểu tượng và kí ức định hình).

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 34 - 35)