Khái niệm Nhật kýđọc sách

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 40 - 43)

Nhật ký đọc sách (NKĐS) hiểu theo nghĩa thông thường là những ghi chép hàng ngày về những điều mà người đọc tiếp nhận được từ sách. Học sinh có thể ghi lại những suy nghĩ của mình vào những tờ giấy rời, giấy gắn vào sách, vào một cuốn vở hoặc những hình thức khác có thể lưu giữ, đọc lại và chỉnh sửa sau thời gian đọc lần đầu tiên. Ngoài ra, trong thời đại công nghệ thông tin đem đến nhiều tiện ích cho con người, NKĐS của học sinh còn có thể được đánh máy lại, lưu trên các trang thông tin điện tử,…

NKĐS khác nhật kí đời tư ở chỗ: người viết nhật kí về cuốn sách đã đọc hoàn toàn có thể chia sẻ và thảo luận với mọi người. Đó là nơi học sinh ghi chép lại ý tưởng, cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá, kinh nghiệm sống, tưởng tượng,… để trao đổi và thảo luận cùng các bạn khi đến lớp.

NKĐS là một mẫu gồm 10 bài tập hướng dẫn học sinh đọc văn bản văn học và ghi lại những gì đã đọc. NKĐS là hình thức học tập mà Taffy E.Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) đã giới thiệu trong cuốn Creating an Integrated Approach to Literacy Instruction. “Nhật kí đọc sách có nhiều dạng khác nhau, nhưng tất cả đều có chung đặc điểm là HS thường xuyên viết những cảm xúc, những suy nghĩ, nghi vấn, phản ánh và đánh giá những gì đọc được, dù đó là những tác phẩm hư cấu hay không hư cấu” (Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, 2007, tr. 319). Đây là dạng ghi chép mà

tác giả đã giới thiệu trong các lớp học Deborah Woodman và Laura Pardo của bang Michigan (Mĩ) để hướng dẫn học sinh đọc văn bản tự sự ở nhà trước khi đến lớp.

NKĐS, sau đó, sẽ được học sinh mang đến lớp để trao đổi, thảo luận. Giáo viên dựa vào đó để hướng dẫn học sinh giải mã và tạo nghĩa cho văn bản, kết hợp đọc và viết trong quá trình đọc, hình thành và phát triển năng lực đọc và tự học.

Theo Taffy E.Raphael, NKĐS là nơi HS tham gia vào hoạt động “suy nghĩ và viết ra suy nghĩ”. NKĐS cung cấp cơ hội cho HS đọc và viết sáng tạo, tạo cho HS cơ sở để thể hiện ý tưởng, ghi lại những sự kiện quan trọng, giúp HS tham gia phản hồi những gì đã đọc được, nêu cảm nhận riêng, kiểm tra kiến thức của chính mình và khả năng giải thích một quan điểm. Nó giúp HS học tập hứng thú, biết giao tiếp và tôn trọng suy nghĩ người khác. NKĐS có thể được sử dụng để tăng cường các hoạt động phát triển năng lực của người đọc, người viết. NKĐS là hoạt động luôn khuyến khích HS tương tác với văn bản để giải mã và kiến tạo nghĩa cho văn bản. Taffy E.Raphael đã đề xuất các hướng dẫn ghi NKĐS trong hình sau:

HÌNH ẢNH

Mỗi khi đọc, tôi phải lưu giữ một hình ảnh trong đầu tôi về câu chuyện. Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kýđọc sách và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi vẽ hình, tôi cầnchú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, điều gì làm tôi nghĩ ra nó, và tại sao tôi lại muốn vẽ hình ảnh đó.

QUAN ĐIỂM

Đôi khi đọc về một nhân vật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật ký, tôi có thểviết ra quan điểmcủa nhân vật mà tác giả đã không đềcập tới. TỪ HAY Tìm ra những từ thực hay/ các từ mới, ngộ nghĩnh có khả năng miêu tả cao mà tôi muốn sử dụng khi viết; các từdễ nhầm lẫn,… Viết ravà chia sẻ trong nhóm. Tôi cũng ghi chú lý do chọn những từ này và số trang chúng xuất hiện đểdễ tìm lại NGHỆ THUẬT VÀ THỦPHÁP ĐẶC BIỆT CỦATÁC GIẢ

Đôi khi tác giả sử dụng từ ngữ đặc biệt, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước viết được như vậy. Tác giả dùng ngôn ngữ vui nhộn, viết những cuộc đối thoại thực hay… Trong nhật ký đọc sách, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế mà tác giả đã HỒ SƠ NHÂN VẬT Nghĩ về một nhân vật yêu thích/lý thú hoặc không thích. Vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ: vềhình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó.

TRÌNH TỰ SỰ KIỆN

Đôi khi trật tự các sự kiện trong truyện tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồchuỗi các hành động và giải thích vì sao trật tự đó đáng nhớ. ĐIỂM SÁCH / PHÊ BÌNH

Khi đọc, đôi lúc tôi tự

nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!” Có

lúc tôi nghĩ:“Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay của tác giả và những

ể ầ ắ

PHẦN ĐẶC SẮC CỦA TRUYỆN

Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là đoạn đặc sắc của câu chuyện.Ghi các từ mở đầu, và các từ kết thúc của đoạn này để gợi nhớ và chia sẻ trong nhóm. Sau đó, giải thích tại sao tôi cho

GIẢI THÍCH

Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác giả muốn nói với tôi điều gì, muốn tôi ghi nhớđiều gì qua câu chuyện. Tôi có thể viết ra cáchgiải thích của mình trong nhật ký và chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó. Tôi cần lắng nghe cách giải thích của các bạn khác để so sánh các điểmgiống nhau, tương tự, vàkhác nhau.

BẢN THÂN VÀ TRUYỆN

Đôi lúc những gì đọc được về nhân vật hay sự kiện nào đó khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân mình. Tôi sẽ viết trong nhật ký và kể lại cho các bạn về việc nhân vật, sự kiện, hay ý tưởng nào đó đã làm cho tôi suynghĩ về cuộc đời của mình.

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 40 - 43)