Tổ chức các hoạt động chuẩn bị và sử dụng NKĐS

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 78 - 81)

NKĐS được chuẩn bị để HS có bước đầu nhận xét, đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân về văn bản văn học được học trước khi cùng GV và bạn bè khám phákiến thức trên lớp.

GV hướng dẫn HS chuẩn bị NKĐS trong phần dặn dò cuối tiết học trước. GV dặn dò HS đọc, tìm hiểu văn bản bằng NKĐS ở nhà (để việc chuẩn bị hiệu quả và chất lượng, bài tập NKĐS phải được dặn dò ít nhất trước 01 tuần).GV yêu cầu HS tự đọc trước phần Tiểu dẫn trong SGK để nắm nét chính về cuộc đời tác giả, sự nghiệp sáng tác,…GV hướng dẫn HS chọn mẫu cho thể loại văn bản sắp học, nêu các tiêu chí đánh giá, kiểm tra; nhắc nhở HS về cách thức nộp bài; theo dõi hoạt động nhóm qua báo cáo kèm bài chuẩn bị. GV hướng dẫn HS đọc trước văn bản ở; gạch dưới các từ hay, từ khó, câu văn thú vị,…vẽ hình ảnh và giải thích. GV yêu cầu HS làm các bài tập (có thể một vài bài được phân công hay tự chọn, có thể làm theo mẫu 10 bài tập). GV cho HS tham khảo mẫu nhật ký phù hợp với thể loại các em sắp chuẩn bị. Đồng thời, GV giải đáp một số thắc mắc của HS liên quan đến văn bản và bài tập. GV có thể chia nhóm để các em tự phân công bài tập (lúc mới học sẽ làm quen theo cách này).

GV theo dõi, kiểm tra HS chuẩn bị NKĐS ở nhà. GV tiếp tục hướng dẫn HS đọc, tự tham khảo tài liệu, tìm kiếm thông tin để hiểu văn bản; chuẩn bị các nội dung để thảo luận. Hình thức giao tiếp lúc này giữa GV và HS sẽ bằng các phương tiện công nghệ thông tin như trò chuyện, gửi thư điện tử, nhắn tin, gọi điện thoại. GV kiểm tra việc nộp bài chuẩn bị của HS qua hộp thư điện tử hoặc đầu tiết học hôm sau qua báo cáo của nhóm, tổ trưởng. Việc này đảm bảo việc tất cả HS đều có chuẩn bị bài trước khi đến lớp hoặc lưu ý những trường hợp nào không chuẩn bị đúng hạn. GV nhận xét chung về tình hình chuẩn bị NKĐS ở nhà và bắt đầu hướng dẫn HS sử dụng NKĐS trên lớp.

2.5.4.2. Tổ chức các hoạt động sử dụng NKĐS trên lớp

Trong giờ học, bài tập NKĐS sẽ được HS chia sẻ, trao đổi với GV và HS khác để khám phá văn bản. Đầu tiên, GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu một số yếu tố ngoài văn bản. Sau đó, GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS.HS sử dụng bài tập hình ảnh để chia sẻ cùng nhóm và cả lớp. HS xem các hình ảnh và nêu ý kiến nhận xét, phản hồi. GV cũng tham gia trao đổi bằng cách nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về hình ảnh. Các

bài tậptừ hay, thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc, hồ sơ nhân vật, kết cấu/ mạch cảm xúc/ tứ thơ, bố cục, trình tự sự kiện,… lần lượt được HS chia sẻ và thảo luận. GV mời HS

xung phong nêu ấn tượng của mình về một số vấn đề các bạn đã nêu về hình thức văn bản và trình bày bài tập giải thích của mình. Các HS khác, nhóm khác cùng chia sẻ bài tập giải thích. HS nêu ý kiến về phần trình bày của bạn. HS tự kiến tạo nghĩa cho văn bản bằng cách nêu nội dung , ý nghĩa rút ra từ văn bản. Các thông điệp rút ra được GV khuyến khích nêu ngắn gọn, dễ hiểu, sáng tạo và ấn tượng để có thể dễ dàng ghi nhớ bài học. Mỗi ý nghĩa rút ra cần tạo sự khác biệt, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý. GV nhận xét một số giải thích và tiếp tục khơi gợi HS suy nghĩ. GV yêu cầu HS chia sẻ bài tập quan điểm, phần đặc sắc, điểm sách/ phê bình. HS nêu nhận xét, đánh giá và phản hồi. GV hướng dẫn HS bài tập bản thân và văn bản. HS nêu những kinh nghiệm sống bản thân giúp HS hiểu văn bản. GV và các HS khác cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình. Các bài tập NKĐS được sử dụng linh hoạt tùy thời gian, trình độ và năng lực HS, mục tiêu bài học, ý đồ của GV,… GV dặn dò HS viết lại nhật ký sau tiết học này.

2.5.4.3. Tổ chức các hoạt động sử dụng NKĐS sau giờ học trên lớp

GV nhận xét, tổng kết kết quả đạt được và rút kinh nghiệm cho việc chuẩn bị bài học sắp tới và tiếp tục khuyến khích và hướng dẫn HS đọc, chỉnh sửa, bổ sung để HS hoàn thiện NKĐS ở nhà. GV có thể công bố mức độ và xếp loại của một số HS trong quá trình sử dụng NKĐS trên lớp. Danh sách HS được công bố phải có đánh giá đầy đủ ở các mức độ từ 6 đến 1 và từ A+ cho đến D.Việc đánh giá này giúp các em có cái nhìn toàn diện về tiêu chí đánh giá và có thể tự đánh giá năng lực bản thân và các bạn trong các bài học sử dụng NKĐS kế tiếp.

GV hướng dẫn và theo dõi HS hoàn thiện NKĐS ở nhà sau giờ học. HS gửi NKĐS đã viết lại cho GV qua hộp thư điện tử hoặc tiết học hôm sau. GV tiếp tục nhận xét và gợi mở một số vấn đề mở rộng để HS tiếp tục tìm hiểu và bổ sung trong NKĐS của mình. Tất cả các NKĐS của HS được lưu giữ dưới dạng hồ sơ học tập giấy hoặc điện tử. Sau mỗi giai đoạn học tập, GV yêu cầu HS tổng hợp lại các NKĐS đã hoàn thiện và đóng thành một tập nhật ký cho từng nội dung văn bản, thể loại, đề tài, giai đoạn văn học hoặc theo các loại bài tập như nhật ký từ hay, nhật ký về hình ảnh, nhật

ký về phần đặc sắc của văn bản,… để các em có cơ hội nhìn lại cả quá trình học tập của mình, lưu giữ nhật ký và chia sẻ cùng các bạn.

NKĐS cũng phù hợp cho việc dạy các giờ luyện tập đọc hiểu bằng NKĐS. Trong đó GV yêu cầu HS đọc hiểu văn bản chưa được học bằng một số bài tập NKĐS theo câu hỏi gợi ý:

- Hãy tìm từ hay, từ độc đáo hoặc từ lạ, từ khó trong văn bản trên. Giải thích ngắn gọn vì sao hay?

- Xác định các biện pháp tu từ trong văn bản trên và nêu tác dụng của chúng. Văn bản khiến người đọc tưởng tượng, liên tưởng đến hình ảng gì?

- Người đọc rút ra được ý nghĩa gì từ văn bản?

- Nếu là tác giả, nhóm em thấy cần phải chỉnh sửa, bổ sung như thế nào để văn bản hay hơn?

NKĐS cũng có thể sử dụng trong các hoạt động đọc sách và ngoại khóa để GV có thêm cơ sở đánh giá năng lực đọc của HS sau quá trình thực nghiệm tổ chức sử dụng NKĐS đọc văn bản văn học trong nhà trường. HS có cơ hội thể hiện lòng yêu thích, say mê đọc sách; khám phá những chân trời mới một cách tự do, thoải mái, không bị bó buộc bởi các văn bản và các ràng buộc về quy định kiểm tra, đánh giá để tính điểm học tập trong nhà trường. GV hướng dẫn HS đọc thêm các văn bản thơ, truyện ngoài nhà trường của các tác giả mà HS được học trong chương trình lớp 11. HS sẽ viết các nhật ký như nhật ký đọc thêm thơ mới, nhật ký đọc truyện, nhật ký đọc

thơ nước ngoài, nhật ký đọc thơ hiện đại, thơ ca cách mạng; tham gia cuộc thi giới

thiệu “Tôi và cuốn sách tôi yêu”, cuộc thi “Vẽ tranh văn học”.

2.5.5. Mô tả tiến trình dạy một tiết dạy học có sử dụng NKĐS để hướng dẫn HS đọc văn bản

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)