Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 60 - 62)

Khảo sát lớp thực nghiệm về kết quả học tập, năng lực đọc của HS sau khi thực nghiệm để so sánh với kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm.

Thiết kế và hướng dẫn HS sử dụng NKĐS; phổ biến tiêu chí đánh giá, kiểm tra; thông báo trách nhiệm và quyền lợi khi học theo cách này.

Tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ NKĐS trên lớp; quay video một số tiết để làm tư liệu phân tích, đánh giá; kết hợp các phương pháp dạy học khác để tiết học đạt hiệu quả cao.

Kiểm tra và đánh giá năng lực HS trong suốt quá trình sử dụng NKĐS: chuẩn bị NKĐS ở nhà theo kế hoạch (bắt buộc), trong quá trình thực hiện, sau khi học (khuyến khích).

Thống kê và công bố điểm số; chia sẻ các NKĐS đã được chỉnh sửa; nhận xét và rút kinh nghiệm cho các tiết học tiếp theo.

Hướng dẫn HS sử dụng NKĐS để đọc các văn bản đọc thêm và ngoài chương trình để đánh giá năng lực đọc của HS, hướng dẫn HS bổ sung và viết lại hoàn chỉnh các NKĐS đã học.

Các hoạt động sử dụng NKĐS trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học được GV hướng dẫn HS qua các hoạt động cụ thể:

GV phổ biến đặc điểm của NKĐS và hướng dẫn HS cách chuẩn bị để HS có tâm thế tự tin và bắt đầu làm quen với cách học mới.

GV sử dụng các mẫu của các lớp thử nghiệm năm trước cho HS tham khảo để HS dễ hình dung về NKĐS và thực hiện NKĐS ở nhà tốt hơn.

GV bước đầu chỉ yêu cầu HS làm một số bài tập trong NKĐS ở nhà theo gợi ý của GV hoặc sở thích và trình độ của HS để đến lớp cùng chia sẻ và thảo luận với các bạn.

GV kiểm tra việc thực hiện NKĐS chuẩn bị ở nhà thông qua nhóm, cá nhân. GV gia hạn thời gian hoàn tất NKĐS và kiểm qua hộp thư điện tử hoặc sản phẩm trực tiếp vào đầu tiết học. Việc kiểm tra này để tạo cho các em có thói quen đọc trước văn bản ở nhà, có tinh thần tự giác và trách nhiệm với việc chuẩn bị bài học, biết phân công và làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng viết cùng với đọc.

GV hướng dẫn HS trình bày theo một số mẫu NKĐS gợi ý. HS có thể được khuyến khích sáng tạo các mẫu khác theo nhu cầu, sở thích và năng khiếu cá nhân. Điều này giúp cho các em tránh được những lúng túng trong cách trình bày và tự tin hơn trong việc sáng tạo các mẫu NKĐS cho riêng mình.

GV khuyến khích HS chỉnh sửa và viết lại NKĐS sau mỗi bài học để hoàn thiện hơn quá trình đọc hiểu văn bản của HS. NKĐS này được kiểm tra và đánh giá qua việc HS gửi đến hộp thư điện tử hoặc sản phẩm trực tiếp. Qua đó, NKĐS chứng minh tính hiệu quả của nó không chỉ giúp HS học một lần, đọc một lần, làm một lần mà hoạt động sử dụng NKĐS là hoạt động tự học lâu dài. Hoạt động này đầu tiên là tập làm đơn giản, chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, chưa độc đáo; càng về sau, NKĐS được điều chỉnh, càng ấn tượng và là hồ sơ học tập lưu trữ hết sức cần thiết và có ích.

GV hướng dẫn HS tự đọc thêm một vài văn bản ngoài chương trình bằng NKĐS. Sau một học kì, một năm học, HS có thể tự đọc bất kì văn bản nào cùng loại với các văn bản đã được hướng dẫn mà không cần sự giúp đỡ của GV trong suốt quá trình chuẩn bị.

GV hướng dẫn HS sử dụng NKĐS để ôn tập, kiểm tra.

2.5.1 Thiết kế mẫu sử dụng NKĐS

Để thiết kế các mẫu sử dụng NKĐS cụ thể, chúng tôi đã tiến hành theo trình tự sau:

Trước tiên, GV cần phải xác định mục tiêu thiết kế sử dụng NKĐS. Ngoài các mẫu NKĐS dùng chung cho các thể loại, nhóm thể loại, mỗi thể loại văn bản văn học như truyện, thơ, kịch, nghị luận và kí đều có các mẫu thiết kế riêng. Tùy từng đặc trưng thể loại của mỗi văn bản mà GV hướng dẫn HS lựa chọn mẫu NKĐS cho phù hợp. Trong mỗi bài tập của mẫu thiết kế đều có hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực giải mã và tạo nghĩa cho văn bản, năng lực giao tiếp, năng lực tưởng tượng và liên tưởng. Các bài tập trong NKĐS không chỉ được xây dựng trên cơ sở mục tiêu cần đạt của mỗi bài học trong SGK mà còn được bổ sung thêm các năng lực khác mà SGK chưa đề cập đến.

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 60 - 62)