Thiết kế tiêu chí kiểm tra, đánh giá NKĐS

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 76 - 78)

Tiêu chí đánh giá cụ thể gồm có: Tiêu chí đánh giá chung về năng lực đọc hiểu văn bản văn học của HS; tiêu chí đánh giá dành cho HS đánh giá bài viết của bạn. Như vậy, các tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá những năng lực đọc của HS; đánh giá việc

chuẩn bị NKĐS ở nhà và trên lớp; đánh giá thường xuyên (quá trình) và định kì. Tuy nhiên, để phù hợp với việc kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay thì các tiêu chí đánh giá đó cũng được cân nhắc để đảm bảo tính thực tiễn, khách quan và chính xác.

Theo Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông (Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2014, tr.145-146), các mức độ đánh giá theo tiêu chí đánh giá chungcho năng lực đọc hiểu văn bản văn học của được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá chung cho năng lực đọc hiểu văn bản văn học của HS

Mức độ Nội dung đánh giá

1

HS có khả năng đọc những văn bản được học, khám phá được những ý tưởng và nội dung văn bản, tiếp nhận văn bản trên cơ sở kết nối các thông tin và các mối quan hệ bên trong văn bản.

2

HS có thể, kết nối được các thông tin mới với đoạn thông tin đã đọc được trước đó, liên kết các ý tưởng từ những phần khác nhau của văn bản và thể hiện khả năng nắm bắt được ý tưởng của tác giả.

3

HS nêu được ý kiến, biện pháp giải quyết một vấn đề được đề cập trong văn bản và vận dụng các thông tin thu thập được để giải quyết vấn đề trong tình huống của văn bản

4

HS có khả năng kết nối các mối liên hệ ngoài văn bản (liên hệ, so sánh) để nhận xét, đánh giá về giá trị của các văn bản và ý tưởng của tác giả; có thể đọc một văn bản ngoài chương trình.

5

HS thể hiện được những suy nghĩ, bình luận về ý nghĩa tư tưởng và các giá trị của cuộc sống qua văn bản

6

HS thể hiện những cảm nhận và kiến giải của cá nhân trong việc phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh và vận dụng trong các tình huống ngoài văn bản.

Từ tiêu chí đánh giá chung về năng lực đọc hiểu văn bản văn học của HS trong tài liệu trên, chúng tôi xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực riêng cho NKĐS. Tiêu

chí này nhằm đánh giá năng lực khi HS sử dụng từng bài tập hay nhóm bài tập NKĐS. (Xem phụ lục 2, bảng 1)

Với tiêu chí đánh giá trên, chúng tôi đã thực nghiệm cụ thể như sau: Mỗi văn bản sắp sửa học, HS sẽ về tự viết nhật ký theo yêu cầu của GV để chuẩn bị cho tiết học trên lớp. Nhật ký của HS có thể viết trên giấy, tổ trưởng sẽ kiểm tra đầu giờ để bảo đảm HS có chuẩn bị đúng hạn. Tổ trưởng sẽ ghi nhận tình hình và báo GV. Các HS đánh máy vi tính thì sẽ gửi thư điện tử cho GV cũng trước tiết học. GV dễ dàng kiểm tra việc chuẩn bị này qua thời gian trên hộp thư và dễ dàng nắm được tình hình chuẩn bị của các em. Hồ sơ lưu cho cách này hết sức thuận tiện. Đối với các em viết tay nhật ký trên giấy, các em sẽ nộp kèm bài chuẩn bị và phần chỉnh sửa, bổ sung vào tiết học tiếp theo. Còn các HS chỉnh sửa và bổ sung bằng đánh vi tính thì sẽ tiếp tục gửi qua thư điện tử. GV có thể kết hợp tiêu chí đánh giá để kiểm tra năng lực đọc của HS. Mỗi thang điểm ( 0- 10 điểm) tương đương với tiêu chí đánh giá (6 mức độ). Các em ở mức độ 6 là A+, xếp loại xuất sắc tương đương với điểm 10. Các em ở mức độ 5 là A, xếp loại giỏi tương đương điểm 8.0- 9.0. Các em ở mức độ 4 là B, xếp loại khá tương đương điểm 6.0- 7.0. Các em ở mức độ 3 là C, xếp loại trung bình tương đương điểm 5.0. Các em ở mức độ 2 là D, xếp loại yếu tương đương điểm 3.0- 4.0. Các em ở mức độ 6 là D-, xếp loại kém tương đương điểm 0.0- 2.0. HS sẽ được lưu và tính theo thang điểm từ 00- 10 điểm theo các mức độ chuẩn bị. Tất cả các cột điểm được cộng lại và chia ra bình quân để lấy điểm hệ số 1 (15 phút). Tuy nhiên, để phù hợp với quy chế chấm điểm của Bộ giáo dục và đảm bảo công bằng với các lớp khác trong kiểm tra, điểm của các em ở một số cột sẽ được cộng với điểm trên bài kiểm tra tập trung của khối và chia hai hoặc cộng điểm khuyến khích vào các cột điểm trên cho HS. Cách làm này vẫn còn nhiều bất cập. Nhưng với tình hình hiện nay thì vẫn chưa thể kiểm tra, đánh giá riêng theo cách học bằng NKĐS, tức là đánh giá và kiểm tra theo hướng phát triển năng lực cho các em.

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 76 - 78)