Sản phẩm của cá nhân HS

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 84 - 85)

Trong giai đoạn tiến hành thực nghiệm ở lớp 11A20, chúng tôi đã tổng kết được các số liệu cụ thể về số cuốn NKĐS đã hoàn thành của từng HS. Tổng số 120 cuốn NKĐS. 9 HS có số cuốn nhật ký nhiều nhất là Hạnh Dung, Trúc Ngân, Khánh Vi, Kim Anh, Lan Hương, Khánh Nhung, Thiên Phụng, Kiều Thảo, Việt Trinh. HS có 1 cuốn NKĐS là Vinh Huy.

2.6.4Nhật ký dạy học và nhật ký đánh giá HS của GV

Mục đích của việc viết nhật ký giảng dạy là nhằm lưu giữ những nội dung quan trọng về hoạt động chuẩn bị và dạy học, giai đoạn dạy trên lớp và cả quá trình theo dõi HS chuẩn bị bài ở nhà. Nó có thể ghi lại cả những thông tin sau khi bài học đã kết thúc. Những thông tin này giúp GV có thể theo dõi sự tiến bộ của HS, nhóm HS; nhận biết được năng lực của các em khi có thời gian xem lại và phân tích từng nhật ký.

Về cơ bản, phần hình thức của nhật ký cũng đơn giản. GV có thể ghi chép vào sổ tay cá nhân, giấy rời đóng thành tập, đánh máy vi tính để có sổ tay điện tử,… Nội dung nhật ký có ghi tên bài dạy, thời gian, số tiết, cách thức chia nhóm và hướng dẫn chuẩn bị bài và tổ chức hoạt động học trên lớp, những ấn tượng về diễn biến tiết học, những HS tích cực và thụ động. Và rất nhiều vấn đề khác. GV có thể ghi chép cả trong quá trình dạy học. Một số tiết học, nhật ký giảng dạy có thể thể hiện bằng hình thức kết hợp quay video tiết học.

Quá trình GV viết nhật ký là quá trình GV đang giao tiếp “thầm lặng” với HS. Tuy vậy, hiệu quả của nó lại “biết nói” khi GV có thể phất hiện ra những điều cần bổ sung, điều chỉnh và nhiều kinh nghiệm cho việc dạy học đọc hiểu của mình. Cho nên, đây là công việc hết sức mất thời gian nhưng nó có ý nghĩa với cá nhân GV và là tài liệu học tập hết sức cần thiết cho đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu tổ chức sử dụng nhật ký đọc sách để dạy đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông (Trang 84 - 85)