bản) nói riêng thiết kế các văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. Cụ thể là truyện, kí, thơ, kịch, văn nghị luận. Do vậy, chúng tôi đã căn cứ vào các đặc trưng thể loại trên để thiết kế những mẫu NKĐS.
Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, NKĐS gồm 10 mẫu bài tập gồm: 1. Hình ảnh, 2. Từ hay, 3. Thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc, 4. Trình tự sự kiện, 5. Hồ sơ nhân vật, 6. Quan điểm, 7. Điểm sách/phê bình, 8. Đặc sắc, 9. Giải thích, 10. Bản thân và văn bản. Các mẫu bài tập này khi vận dụng để đọc hiểu các thể loại văn bản trên có
thể dùng chung một số mẫu như: 1. Hình ảnh, 2. Từ hay, 3. Thủ pháp và nghệ thuật
đặc sắc, 4. Điểm sách/phê bình, 5. Phần đặc sắc, 6. Giải thích, 7. Bản thân và văn bản. Cũng cần nhắc lại, NKĐS của Taffy Raphael thiết kế riêng cho thể loại truyện.
Cho nên để có thể thiết kế NKĐS chung cho các thể loại văn bản văn học trong SGK Văn 11 thì chúng ta cần phải điều chỉnh cách dùng từ ngữ trong các yêu cầu của bài tập. Cụ thể, chúng ta có mẫu thiết kế dùng chung cho các thể loại như sau: Mẫu chung cho các thể loại, mẫu cho nhóm kịch/ truyện/ kí, mẫu thể loại thơ, mẫu truyện ngắn/ tiểu thuyết, mẫu văn nghị luận.
Mẫu 1: Mẫu chung cho các thể loại (truyện, kịch, kí) (Đã trình bày chương 1, trang 40) Mẫu 2 : Mẫu dùng cho thể loại thơ
(Đã trình bày chương 1, trang 41) Mẫu 3 : Mẫu dùng cho thể loại kịch (Đã trình bày chương 1, trang 42) Mẫu 4: Mẫu dành cho thể loại nghị luận (Đã trình bày chương 1, trang 43)
Mẫu 5: Mẫu dành cho việc chuẩn bị đọc sách (Đã trình bày chương 1, trang 40)
Như vậy, với các thể loại (thơ, truyện, kịch), chúng tôi sử dụng mẫu 1; với thể loại thơ, chúng tôi sử dụng mẫu 2; với thể loại truyện, kịch chúng tôi sử dụng mẫu 3, với thể loại nghị luận, chúng tôi sử dụng mẫu 4; sách, chúng tôi sử dụng mẫu 5.
Bên cạnh mẫu chung cho các nhóm thể loại, mẫu chung cho từng thể loại, chúng tôi cũng thiết kế mẫu riêng cho cách trình bày từng bài tập NKĐS. Mẫu này phù hợp
với thời điểm HS mới tiếp xúc và tập làm quen với NKĐS hoặc chỉ sử dụng một số bài theo mục tiêu dạy của GV và trình độ HS. Một số mẫu được thiết kế thêm các câu hỏi gợi ý đểHS có thể dễ dàng trả lời nếu có cảm thấy khó khăn khi đọc yêu cầu chung của bài tập. HS có thể trình bày theo các mẫu cho từng bài tập sau:
Mẫu 6: Mẫu hình ảnh dành cho HS có thể vẽ hình
HÌNH ẢNH
Khi đọc văn bản này, tôi liên tưởng đến hình ảnh/ tôi tưởng tượng ra những hình ảnh sau ... ... ...
VẼ HÌNH
(Chú thích: Tên cho hình ảnh- Tên văn bản, tác giả- Tên HS và lớp)
Sở dĩ, hình ảnh trên luôn ám ảnh tâm trí tôi/ hình ảnh trên làm cho tôi hết sức ấn tượng/ hình ảnh trên gợi cho tôi nhiều suy nghĩ/ hình ảnh trên làm cho tôi rung động/…khiến tôi muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì ... ... ... ... ... ...
Mẫu 7: Mẫu hình ảnh dành cho HS không thể vẽ hình
HÌNH ẢNH
(Tên văn bản và tác giả)
1. Hình ảnh nào được thể hiện trong văn bản?
... ... ... 2. Các từ, đoạn nào thể hiện hình ảnh này?
Hình ảnh Ý nghĩa
3. Hình ảnh này quen thuộc hay xa lạ với tôi? Hãy giải thích vì sao.
... ... ... 4. Đó là hình ảnh đẹp hay không đẹp về thiên nhiên, con người, cuộc sống,…? Hãy giải thích vì sao.
... ... ... Từ các câu hỏi gợi ý và phần trả lời trên, HS hãy viết lại thành đoạn văn về hình ảnh mà mình tưởng tượng, liên tưởng khi đọc văn bản. HS bắt đầu bằng gợi ý: Khi đọc
văn bản này, tôi liên tưởng đến hình ảnh/ tôi tưởng tượng ra những hình ảnh sau:
... ... ...
Sở dĩ, hình ảnh trên luôn ám ảnh tâm trí tôi/ hình ảnh trên làm cho tôi hết sức ấn tượng/ hình ảnh trên gợi cho tôi nhiều suy nghĩ/ hình ảnh trên làm cho tôi rung động/…và muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì
... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 8: Mẫu hình ảnh dành cho HS sử dụng giấy vẽ mỹ thuật hoặc vật liệu khác
VẼ HÌNH
HS tự chọn vị trí ghi chú thích, có thể ghi ở mặt trước hoặc sau tranh: Tên cho hình ảnh- Tên văn bản và tác giả- Tên HS và lớp.
... HS ghi giải thích ở phía sau tranh hoặc thiết kế bản giải thích đính kèm: Sở dĩ, hình ảnh trên luôn ám ảnh tâm trí tôi/ hình ảnh trên làm cho tôi hết sức ấn tượng/ hình ảnh trên gợi cho tôi nhiều suy nghĩ/ hình ảnh trên làm cho tôi rung động/…khiến tôi muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì... ... ... ...
Mẫu 9: Từ hay
TỪ HAY
(Tên văn bản và tác giả)
Khi đọc văn bản này, tôi thấy văn bản có những từ ngữ hay, độc đáo, mới, sống động, những từ ngữ mà tôi muốn ghi lại và sử dụng trong bài viết của mình: ... ... Sở dĩ, các từ ngữ trên làm cho tôi hết sức ấn tượngvà muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì ... ... Bên cạnh đó, tôi cũng thấy văn bản có những từ lạ, từ gây khó hiểu, những từ tôi muốn chia sẻ cùng với các bạn để có thêm thông tin và sự giải thích: ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 10: Thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc
THỦ PHÁP VÀ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC
(Tên văn bản và tác giả)
Tác giả sử dụng nhữngnhững thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc, khắc họa rõ nét chúng trong đầu người đọc, làm tôi ước viết được như vậy. Trong Nhật ký, tôi sẽ ghi lại các ví dụ về những điều đặc biệt như thế- điều khiến tôi yêu thích văn bản này: ... ... ... Sở dĩ, những thủ pháp và nghệ thuật đặc sắctrên làm cho tôi hết sức ấn tượngvà muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì: ... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 11: Mẫu trình tự sự kiện dành cho HS có thể vẽ sơ đồ
TRÌNH TỰ SỰ KIỆN
(Tên văn bản và tác giả)
Đôi khi trật tự các sự kiện trong truyện tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi các sự kiệnvà ghi lại những điều đặc biệt như thế trong Nhật ký đọc này: ... ...
(Học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ graph,…)
Sở dĩ, trật tự đó đáng nhớ, làm cho tôi hết sức ấn tượngvà muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì: ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 12: Mẫu hồ sơ nhân vật dành cho HS có thể vẽ sơ đồ nhân vật
HỒ SƠ NHÂN VẬT
(Tên văn bản và tác giả)
Văn bản khiến tôi suy nghĩ về một nhân vật yêu thích/lý thú hoặc không thích. Tôi có thể vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ: về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó trong Nhật ký đọc này: ... . ... ...
(Học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ graph,…)
Sở dĩ, nhân vật đó đáng nhớ, làm cho tôi hết sức ấn tượngvà muốn chia sẻ cùng mọi người là bởi vì: ... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ... Số phận Hình dáng Tính cách/ Phẩm chất Hành động
Mối quan hệ với nhân vật khác
Mẫu 13: Mẫu hồ sơ nhân vật dành cho HS không thể vẽ sơ đồ nhân vật
HỒ SƠ NHÂN VẬT
(Tên văn bản và tác giả) HS trả lời theo câu hỏi gợi ý:
1. Tôi thích nhân vật chính/ phụ: ... Tên nhân vật là (nếu có) ... 2. Nhân vật này có đặc điểm gì về hình dáng, tính cách, tâm trạng: ... 3. Nhân vật này có mối quan hệ với các nhân vật: ... 4. Vấn đề nhân vật gặp phải là: ... Vì sao xảy ra tình huống đó? ...
5. Phản ứng của các nhân vật khác: ... 6. Nhân vật đã giải quyết vấn đề đó: ... 7. Lý do tôi ấn tượng và muốn chia sẻ với mọi người về nhân vật này là: ... HS viết lại các ý trả lời trên thành một đoạn văn, bắt đầu bằng gợi ý sau: Văn bản
khiến tôi suy nghĩ về một nhân vật yêu thích/lý thú hoặc không thích. Tôi có thể thể hiện cách thức tôi nghĩ: về hình dáng, hành động, cách cư xử, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật đó trong Nhật ký đọc này: ...
Tên học sinh: ... Lớp: ... Mẫu 14: Quan điểm
QUAN ĐIỂM
(Tên văn bản và tác giả)
Đôi khi đọc về một nhânvật, tôi nghĩ tác giả đã không xem xét các quan điểm hay ý kiến nào đó. Trong nhật ký, tôi có thể viết ra quan điểm của nhân vật mà tác giả đã không đề cập tới ... ...
... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 15: Điểm sách/phê bình
ĐIỂM SÁCH/ PHÊ BÌNH
(Tên văn bản và tác giả)
Khi đọc, đôi lúc tôi tựnghĩ: “Tuyệt vời quá!”. Tôi sẽ ghi ra những điểm hay của tác giả: ... ... ... Có lúc tôi nghĩ:“Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn”. Tôi sẽ viết lại theo cách tôi nghĩ và ghi ra những nhược điểm cần khắc phục: ... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 16: Đặc sắc của văn bản
PHẦN ĐẶC SẮC CỦA VĂN BẢN
(Tên văn bản và tác giả)
Văn bản này quá ấn tượng với tôi. Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớ đâu là câu, đoạn đặc sắc của văn bản đó ... Tôi cũng sẽ ghi các từ mở đầu và các từ kết thúc của đoạn này để gợi nhớ và chia sẻ với các bạn trong nhóm ... ... ... Tôi cho rằng câu, đoạn đó thú vị và đặc biệt là bởi vì. ... ... ...
... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 17: Giải thích
GIẢI THÍCH
(Tên văn bản và tác giả)
Khi đọc, tôi suy nghĩ xem tác giả muốn nói với tôi điều gì, muốn tôi ghi nhớ điều gì qua văn bản đó. Tôi có thể viết ra cách giải thích của mình trong nhật ký và chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó.
Và đây là điều tác giả muốn nói với tôi/ Đây là điều tôi ghi nhớ: ...
... ... Tôi cũng lắng nghe cách giải thích của các bạn khác để so sánh các điểm giống nhau và khác nhau. Và đây là cách giải thích của bạn A/B/C. Nó giống/ không giống với phần giải thích của tôi: ... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 18: Bản thân và văn bản
BẢN THÂN VÀ VĂN BẢN
(Tên văn bản và tác giả)
Đôi lúc những gì đọc được về nhân vật hay sự kiện nào đó khiến tôi nghĩ về cuộc sống cá nhân mình. Tôi sẽ viết trong nhật ký và kể lại cho các bạn về việc nhân vật, sự kiện, hay ý tưởng nào đó đã làm cho tôi suy nghĩ về cuộc đời của mình.
Đây là điều tôi đã trải qua giúp tôi biết về câu chuyện: ...
... ...
Đây là một kinh nghiệm mà tôi thấy giống như các nhân vật trong câu chuyện: ...
... ...
...
Các nhân vật/ sự kiện đã nhắc nhở tôi về những người thân của tôi, những người tôi biết; những vấn đề cuộc sống: ... ...
Bởi vì ...
... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Ngoài các mẫu trên, chúng tôi còn thiết kế một số mẫu bài tập cho phù hợp với đặc trưng của thể loại thơ, kịch, nghị luận:
Mẫu 19: Kết cấu/ mạch cảm xúc/ tứ thơ
KẾT CẤU/MẠCH CẢM XÚC/TỨ THƠ
(Tên văn bản và tác giả)
Đôi khi kết cấu/ mạch cảm xúc/ tứ thơ của bài thơ tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi về nó đồng thời giải thích vì sao trật tự đó đáng nhớ. ... ... ... ...
(Học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ graph,…)
Tên học sinh: ... Lớp: ... Mẫu 20: Nhân vật trữ tình
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
(Tên văn bản và tác giả)
Tôi luôn nghĩ về diễn biến tâm trạng, cảm xúc nhân vật trữ tình trong bài thơ. Tôi sẽ vẽ sơ đồ hoặc ghi lại cách thức tôi nghĩ: về tâm trạng, cảm xúc, hình dáng, điểm thú vị hay nổi bật của nhân vật trữ tình trong nhật ký: ... ... ...
Tên học sinh: ... Lớp: ... Mẫu 21: Tình huống kịch/ hành động kịch/ xung đột kịch
TÌNH HUỐNG KỊCH/HÀNH ĐỘNG KỊCH/ XUNG ĐỘT KỊCH
(Tên văn bản và tác giả)
Đôi khi trật tự các sự kiện/ tình huống/ hành động/ xung đột trong kịch tỏ ra đáng ghi nhớ. Trong nhật ký, tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi các sự kiện/tình huống/ hành động/ xung đột kịch và giải thích vì sao trật tự đó đáng nhớ.
(Học sinh có thể vẽ sơ đồ tư duy, sơ đồ graph,…)
... ... ... Tên học sinh: ... Lớp: ...
Mẫu 22: Bố cục văn bản nghị luận
BỐ CỤC VĂN BẢN
(Tên văn bản và tác giả)
Trong nhật ký, tôi sẽ vẽ sơ đồ thể hiện cách thức tôi nghĩ về sự thú vị và độc đáo của bố cục văn bản: Tên học sinh: ... Lớp: ... Đoạn 1: Ý chính Đoạn 2: Ý chính Đoạn 3: Ý chính Bố cục
Mẫu 23: Lập luận/ hệ thống luận điểm/ luận cứ
LẬP LUẬN/ HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM/ LUẬN CỨ
(Tên văn bản và tác giả)
Khi đọc văn bản nghị luận, tôi thấy lập luận/ hệ thống luận điểm/ luận cứ,…của văn bản tỏ ra đáng ghi nhớ. Tôi có thể vẽ một sơ đồ chuỗi các hệ thống đó và giải thích vì sao nó đáng nhớ.
Tên học sinh: ... Lớp: ... . Luận đề
Đối với NKĐS được tổng hợp thành một cuốn, một tập nhật ký hoàn chỉnh đầy đủ các bài tập- theo đặc trưng thể loại- thì hình thức trình bày hết sức đa dạng và phong phú. NKĐS này HS có thể chuẩn bị trước và sau khi đọc. HS có thể viết trong vở, sổ tay, in vi tính rồi đóng thành cuốn, hoặc lưu dưới dạng nhật ký điện tử,… Một cuốn NKĐS đơn giản được thể hiện cụ thể như sau:
Mẫu 24: Mẫu một cuốn NKĐS
(HS có thể minh họa tranh ảnh; thiết kế hình thức theo dụng ý cá nhân để giúp cho trang bìa đẹp, hấp dẫn. Trang bìa đã có tên HS và lớp nên các trang trong không cần ghi lại.) TÊN NHẬT KÝ Họ tên HS: ... Luận điểm 2: Luận điểm 3: Luận điểm 1:
Lớp: ... Mẫu trang 1
VĂN BẢN
(Tùy độ dài của văn bản và ý tưởng của HS, văn bản được ghi lại để dễ dàng theo dõi)
Mẫu trang 2
HÌNH ẢNH
(HS vẽ hình ảnh và giải thích. HS thực hiện như mẫu bài tập hình ảnh) Mẫu trang 3
TỪ HAY
(HS ghi lại các từ hay, từ khó. HS thực hiện như mẫu bài tập từ hay)
Mẫu trang 4
CÁC THỦ PHÁP VÀ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC (HS định các thủ pháp và các nghệ thuật đặc sắc và ghi lại
Các mẫu trang còn lại: HS thực hiện lần lượt như các mẫu bài tập đã gợi ý.